Tag

Sinh viên lao đao vì học phí tăng cao

Nhịp sống trẻ 27/04/2021 08:25
aa
TTTĐ - Gần đây, thông tin nhiều trường đại học sẽ tiếp tục tăng học phí theo lộ trình đã khiến không ít sinh viên phải lo “sốt vó” khi mức học phí cũ và những chi phí sinh hoạt đã đủ khiến cả gia đình phải chạy vạy khắp nơi.
242 sinh viên Đại học Mở Hà Nội tranh tài Tin học, tiếng Anh Cơ hội giúp học sinh, sinh viên tiếp cận gần hơn với thị trường lao động Giúp sinh viên vận dụng sáng tạo Triết học vào cuộc sống

Tăng theo từng năm

Lê Anh Tuấn, sinh viên năm thứ hai Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: “Tôi đang học năm thứ 2 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi thấy mỗi năm tăng học phí 1 lần. Năm thứ nhất vào trường, tôi phải đóng 365.000 đồng/1 tín chỉ, năm thứ 2 là 419.000 đồng/1 tín. Ngành tôi học còn đỡ, ngành Thú y tiền học phí còn lên tới 21 triệu đồng/1 kỳ, những bạn sinh viên xa quê rất vất vả, vừa đi học, vừa đi làm không có ngày nghỉ để phụ thêm bố mẹ nộp tiền học phí".

Sinh viên cũng có hàng loạt nỗi lo với chi phí ở giảng đường và những sinh hoạt hàng ngày (Ảnh minh hoạ)
Sinh viên cũng có hàng loạt nỗi lo với chi phí ở giảng đường và những sinh hoạt hàng ngày (Ảnh minh hoạ)

Thế Quyền (sinh viên năm 3 ngành Công nghệ thông tin - Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ: “Từ năm nhất, mức học phí của tôi là 14,5 triệu đồng/năm. Năm thứ 2, mức học phí đã tăng thêm 55.000 đồng/tín chỉ. Nếu theo dự định, năm học tới đây sẽ tăng thêm 40.000 đồng/tín chỉ. Đưa số tiền lên đến gần 350.000 đồng/tín chỉ, tức là vào khoảng 21 triệu/năm. Những sinh viên chất lượng cao còn phải chịu mức phí lên tới 400.000 đồng/tín chỉ.

Mỗi năm tăng một mức giá, sự chuẩn bị của gia đình mình gần như cũng cạt kiệt do tăng quá lớn so với ước tính ban đầu”.

Để đáp ứng được nhu cầu thực tế của công việc sau khi ra trường, nhiều bạn sinh viên còn phải học thêm các chứng chỉ như: Ngoại ngữ, Tin học, kỹ năng mềm… Vì thế, tổng tiền học phí trong trường và bên ngoài lên tới vài chục triệu đồng. Đây là gánh nặng với không ít bạn trẻ hiện nay.

Sinh viên lao đao vì học phí tăng cao

Được biết, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân... Theo đó, Nghị định này quy định rõ khung, mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư và cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư, mức tăng học phí bình quân 10%/năm.

Về mức thu học phí của các cơ sở giáo dục ngoài dân lập, tư thục, theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo, không quy định khung, mức trần học phí.

Chật vật làm thêm

Nghe thông tin học phí sẽ tăng mạnh, Nguyễn Thanh Tùng chỉ biết ngồi thở dài trên con xe máy lọc cọc bố mẹ mua cho cậu từ khi lên Hà Nội học. Chiếc xe mà bố cậu phải tích góp, bán thóc để mua, ngày mà cậu bước chân vào giảng đường Đại học Thương mại.

Sinh viên Thanh Tùng tâm sự trong lúc nghỉ trưa
Sinh viên Thanh Tùng tâm sự trong lúc nghỉ chờ khách

Mang theo niềm hi vọng, sự quyết tâm lên Thủ đô để học hành, thế nhưng Tùng đã sớm phải vỡ mộng với hàng tá chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Từ tiền nhà, tiền điện, tiền nước, đến xuất cơm bình dân... và đặc biệt là mức học phí không hề rẻ của trường đã làm cậu thư sinh ngày nào trở thành một chàng xe ôm “đánh bóng mặt đường”.

Để đủ tiền trang trải cho cuộc sống và học tập, Tùng sớm phải đi làm xe ôm công nghệ từ năm đầu bằng chiếc xe mà bố mẹ mua cho cậu để đi học đại học. Thời gian đi làm, phơi nắng, phơi mưa của Tùng nhiều hơn thời gian bên trang sách. Chàng trai tâm sự: “Vì bố mẹ em làm nông, phải lao động rất vất vả mới kiếm được đồng tiền. Em không nỡ nhàn hạ, rảnh chân tay một phút nào. Em biết, mỗi lúc mình nghỉ ngơi là lúc bố mẹ phải vất vả, àm việc quần quật hơn”.

Số tiền mà chàng trai chăm chỉ kiếm được bằng 5 tiếng chạy xe ôm mỗi ngày đủ để trả tiền nhà và các sinh hoạt cơ bản, thi thoảng cùng bạn ra ngoài chơi. Tiền học phí mỗi kỳ vẫn do bố mẹ gieo mạ, cấy lúa mà ra.

Chính vì mải chạy xe ôm công nghệ, nên việc học của chàng trai cũng “bập bõm”, lúc được, lúc không. Tùng chỉ mong muốn thu thập đủ kiến thức, qua môn mà không bị học lại, thi lại, chứ chẳng dám nghĩ đến chuyện kiếm học bổng.

Nay học phí tăng mạnh, chàng trai lo “sốt vó” vì chẳng biết mở lời với bố mẹ thế nào. Tùng nghĩ, mình đã lớn, cần phải có trách nghiệm phụ giúp gia đình. Vậy là cậu lại chạy xe thêm 3 tiếng đồng hồ từ 9h tối đến nửa đêm. “Phải cố gắng từ bây giờ thì mới đủ tích góp cho kỳ 1 sắp tới. Nếu theo dự tính, học phí của em có lẽ sẽ tăng từ lên đến 15triệu/kỳ”, Thanh Tùng thở dài trong lo lắng.

Đâu phải mỗi tiền học tăng

Đối diện với nỗi lo học phí tăng, chàng sinh Bùi Quang Huy (sinh viên ngành Công nghệ thông tin, trường Hà Nội Aptech) viên lại nhận thêm thông báo tiền phòng trọ cũng tăng trong tháng tới. Nặng gánh với các chi phí, từ khi lên đại học, Quang Huy đã phải dành 8 tiếng một ngày để làm việc tại quán trà sữa. Việc học của Huy chủ yếu vào buổi sáng và ban đêm. Nói là đêm về học nhưng nhiều lúc đi làm về đã kiệt sức, chân tay rã rời, mắt muốn nhắm lại chứ đừng nói là ngồi vào bàn học.

Sinh viên Quang Huy với công việc làm thêm đang nuôi sống cậu
Quang Huy với công việc làm thêm của mình

Mức thu nhập 17.000 đồng/giờ cũng không khiến cuộc sống thoải mái nhưng đủ để cậu trang trải và phụ giúp bố mẹ nơi ở quê nhà. Nay học phí tăng mạnh, Duy nói: “Đã làm thêm hết thảy thời gian có thể, mình chẳng biết phải làm thêm việc gì, vào lúc nào để đủ tiền trả học phí và những khoản sinh hoạt cứ tăng từng ngày.

Mình đi làm, có đồng lương cố định còn đỡ chứ nhiều bạn bè nợ học phí đã lâu, dồn lại thành một khoản lớn, có bạn còn ý định đi vay tiền tín dụng để trả học phí”.

Không riêng gì Thanh Tùng hay Quang Huy, có rất nhiều những bạn sinh viên khác cũng đang lao đao trước thông tin học phí tăng. Có những bạn sinh viên may mắn, được bố mẹ lo lắng, chu chấp; nhưng không ít những người vất vả vừa cố kiếm lấy con chữ để “đổi đời”, vừa mưu sinh chốn đô thành bon chen.

“Cuộc sống vẫn cứ phải tiếp tục thôi. Dù lo lắng, trằn trọc hàng đêm hoặc phải lao ra đường kiếm tiền, chúng mình vẫn sẽ cố gắng để có một tương lai tốt đẹp hơn”, Huy cho biết.

Sinh viên Báo chí lan tỏa lối sống xanh Sinh viên Báo chí lan tỏa lối sống xanh

Đọc thêm

"Lắng nghe trẻ em khóc, trẻ em cười" Emagazine

"Lắng nghe trẻ em khóc, trẻ em cười"

TTTĐ - Từ ngày 27 – 29/9, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2, năm 2024 diễn ra với 2 chủ đề “Phòng, chống bạo lực học đường”, “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.
Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông" Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông"

TTTĐ - UBND phường Cống Vị (quận Ba Đình) vừa tổ chức ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Đồng chí Đinh Ngọc Thanh giữ chức Bí thư Quận đoàn Tây Hồ Camera 360 trẻ

Đồng chí Đinh Ngọc Thanh giữ chức Bí thư Quận đoàn Tây Hồ

TTTĐ - Quận đoàn Tây Hồ (Hà Nội) vừa tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Quận đoàn khóa VI, nhiệm kỳ 2022 - 2027, thực hiện quy trình kiện toàn chức danh Bí thư, Phó Bí thư Quận đoàn và bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra Quận đoàn.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp năm 2024 Tôi yêu Hà Nội

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp năm 2024

TTTĐ - Lễ tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 sẽ được tổ chức vào lúc 20h, ngày 3/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Thủ khoa Bách khoa: Không coi nhẹ, bỏ qua bất kỳ môn học nào Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thủ khoa Bách khoa: Không coi nhẹ, bỏ qua bất kỳ môn học nào

TTTĐ - Nguyễn Thế An (sinh 2002) là một trong 2 sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp với điểm số tuyệt đối, điểm rèn luyện xuất sắc. An cho biết, muốn đạt được điểm cao, sinh viên cần nắm chắc nội dung môn học...
Làm chủ ngoại ngữ - bản lĩnh hội nhập của đoàn viên thanh niên Camera 360 trẻ

Làm chủ ngoại ngữ - bản lĩnh hội nhập của đoàn viên thanh niên

TTTĐ - “Hội trại Thanh niên Việt Nam: Làm chủ ngoại ngữ - Bản lĩnh hội nhập” đã thành công khơi dậy tinh thần chủ động học tập, rèn luyện, nâng cao kỹ năng học ngoại ngữ, kỹ năng hội nhập quốc tế cho các nhóm đối tượng đoàn viên, thanh niên toàn quốc.
Khai mạc Chung kết “STEAM for Girls”: Sân chơi sáng tạo cho nữ sinh Camera 360 trẻ

Khai mạc Chung kết “STEAM for Girls”: Sân chơi sáng tạo cho nữ sinh

TTTĐ - Ngày 30/9, tại Victoria School - Nam Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ khai mạc vòng Chung kết STEAM For Girls - STEAM Xanh dành cho nữ sinh năm 2024.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm học sinh vi phạm giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm học sinh vi phạm giao thông

TTTĐ - Trước tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông vẫn diễn ra phổ biến, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho các em học sinh. Đồng thời, cơ quan chức năng tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thúc đẩy các quần thể khởi nghiệp cộng sinh trong thanh niên Camera 360 trẻ

Thúc đẩy các quần thể khởi nghiệp cộng sinh trong thanh niên

TTTĐ - Chiều 30/9, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình chuyên đề thúc đẩy các quần thể khởi nghiệp cộng sinh.
Học trò Phương Liệt gửi yêu thương đến vùng cao Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Học trò Phương Liệt gửi yêu thương đến vùng cao

TTTĐ - Thấu hiểu những vất vả của các bạn nhỏ và thầy cô giáo vùng cao trong cơn bão số 3, thầy cô và học trò trường Tiểu học Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội quyên góp giúp đỡ bạn học sinh với số hiện vật 5 thùng đồ dùng học tập, 2.155 quyển vở, hơn 200 bộ sách giáo khoa.
Xem thêm