Tag

Sinh viên xa nhà chắt bóp chi tiêu cho từng bữa ăn

Nhịp sống trẻ 02/11/2022 16:35
aa
TTTĐ - Sống xa gia đình, ký túc xá (KTX) không cho nấu ăn, nên lựa chọn của nhiều sinh viên là cơm bụi. Với họ, một bữa cơm gia đình do mẹ nấu với đầy đủ dưỡng chất là ước mơ to lớn.
Sinh viên Hà Nội có thêm cơ hội được ươm mầm tài năng, bồi dưỡng phát triển Sinh viên Hà Nội có thêm cơ hội được ươm mầm tài năng, bồi dưỡng phát triển

TTTĐ - Với Quỹ Học bổng “Ươm tạo nhà khoa học trẻ Đại học Quốc gia Hà Nội”, các sinh viên tại Thủ đô ...

"Thèm” bữa ăn đủ chất"

Ở KTX từ năm nhất, Đỗ Phương Anh (sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thỉnh thoảng ăn ngoài hàng, hầu hết là tự cắm cơm. Thức ăn của Phương Anh luôn “thủ” sẵn là lọ ruốc, lọ muối vừng, vài quả trứng và một thùng mì tôm.

“Trong KTX không cho phép nấu ăn nên mình phải tự chuẩn bị sẵn một số đồ khô ăn liền, vì điều kiện gia đình cũng không cho phép mình ăn ngoài hàng nhiều. 3 bạn cùng phòng mình thỉnh thoảng rủ mình góp tiền mua thức ăn nấu sẵn về ăn lẫn cơm, 50 nghìn chia cho 4 đứa ăn.

Mỗi bữa như vậy cũng có rau, thịt, nhưng nhiều người nên thức ăn không đáng kể. Nhiều lúc thấy các bạn chụp ảnh bữa cơm bụi sinh viên lên mạng thấy mà thèm”, Phương Anh cho biết.

Cơm nhà tuy đơn giản nhưng vẫn đủ dưỡng chất (Ảnh: Kiên Trung Lê)
Cơm nhà tuy đơn giản nhưng vẫn đủ dưỡng chất (Ảnh: Kiên Trung Lê)

Cũng ở KTX, Phùng Tiến Dũng (sinh viên Trường Đại học Thủy lợi) mỗi ngày phải ăn cơm “bụi”. Theo Dũng chia sẻ: “Đồ ăn ngoài hàng thì đa dạng dưỡng chất với nhiều món khác nhau nhưng lại không hợp khẩu vị với mình. Hơn nữa, mình thấy nó không đảm bảo vệ sinh như mình tự nấu ở nhà”.

Quê ở Ba Vì (Hà Nội) nên Phùng Tiến Dũng chỉ mong ngày nghỉ được về nhà ăn cơm ngon mẹ nấu. “Chả hiểu sao cứ về quê là mình tăng cân, lên Hà Nội học thì lại giảm cân”, Dũng cười nói.

Dặt dè chi tiêu

Được bố mẹ cho 3 triệu để chi tiêu trong 1 tháng, Phạm Ngọc Anh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) vẫn phải ăn uống tiết kiệm vì tiền thuê nhà mỗi tháng (bao gồm tiền dịch vụ) đã phải trả khoảng 2 triệu. Ngày ăn 3 bữa, 1 triệu đối với Ngọc Anh là không đủ, nên bạn phải chi tiêu dè đặt.

“Buổi sáng mình thường hay mua đồ ăn nhanh như xôi, bánh bao, bánh mỳ,...; còn trưa và tối mình mua đồ về tự nấu. Bây giờ cái gì cũng đắt nên mỗi bữa mình chỉ dám tiêu 20 nghìn. Hôm thì rau với đậu rán, hôm canh dưa chua với lạc rang, thịt đắt nên mình hạn chế mua”, Ngọc Anh kể.

Nhiều sinh viên không hợp khẩu vị với cơm bụi (Ảnh: Thảo Phương)
Nhiều sinh viên không hợp khẩu vị với cơm bụi (Ảnh: Thảo Phương)

Cũng giống như Ngọc Anh, sinh viên Nguyễn Thị Hồng Thắm (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) cũng phải chi tiêu tiết kiệm trong ăn uống. Không cần bố mẹ trợ cấp, Thắm tự trang trải cuộc sống bằng việc đi làm thêm bán thời gian.

Thắm cho biết đã hơn 3 tháng chưa về quê và thèm ăn một bữa cơm gia đình: “Chỉ khi nào về quê mình mới được ăn đủ chất, ăn thoải mái. Còn ở trọ mình và các bạn cùng phòng góp tiền vào mua đồ nấu ăn, cũng gọi là no bụng thôi. Mình cũng muốn ăn đủ chất mỗi ngày nhưng nếu thế mình phải chi tiêu nhiều hơn trong khi số tiền mình kiếm ra được không đáp ứng được”.

Đọc thêm

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số Giáo dục

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số

TTTĐ - Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Lữ hành và Du lịch tại Việt Nam đang trở nên cấp thiết.
Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước

TTTĐ - Với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”, cuộc thi thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ là một hành trình để đội viên, thiếu nhi cả nước được trở về với lịch sử, nơi ghi dấu biết bao chiến công, sự hy sinh và những trang sử vẻ vang của dân tộc. Từ những giai điệu trầm hùng, sâu lắng của bài Quốc ca được vang lên tại các địa danh lịch sử, tình yêu Tổ quốc sẽ được lan tỏa mạnh mẽ.
Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản Giáo dục

Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

TTTĐ - Việt Nam đã và đang thúc đẩy các chương trình hợp tác giáo dục chiến lược với những quốc gia có nền giáo dục phát triển, trong đó Nhật Bản là một đối tác quan trọng.
Bài 3: Những Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ Nhịp sống trẻ

Bài 3: Những Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ

TTTĐ - Giữa nhịp sống hiện đại, nơi những tòa chung cư ngày càng trở thành không gian sống phổ biến, việc xây dựng tinh thần cộng đồng và kết nối giữa cư dân, đặc biệt là thanh niên, trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên, chính trong môi trường đó, những thủ lĩnh Chi đoàn ở khu chung cư đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, góp phần gắn kết và lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.
Thanh niên Việt Nam tập trung thực hiện "3 tiên phong", "5 chủ động" Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên Việt Nam tập trung thực hiện "3 tiên phong", "5 chủ động"

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 198/TB-VPCP ngày 24/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Chương trình đối thoại với thanh niên năm 2025.
Bài 2: Vượt khó, kiến tạo cộng đồng văn minh MultiMedia

Bài 2: Vượt khó, kiến tạo cộng đồng văn minh

TTTĐ - Mô hình hoạt động Đoàn tại các khu chung cư cao tầng tại địa bàn Thủ đô Hà Nội đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng gắn kết, văn minh và nâng cao đời sống tinh thần cho thanh niên và cư dân.
Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu Giáo dục

Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu

TTTĐ - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành Kinh doanh quốc tế đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) đã khẳng định vị thế là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, tiên phong trong lĩnh vực này, trang bị cho sinh viên hành trang vững chắc để tự tin làm chủ thị trường toàn cầu.
Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, có những người trẻ dù mang trên mình những khiếm khuyết cơ thể vẫn luôn phấn đấu không ngừng. Họ như những chiến binh số, làm chủ công nghệ, kiến tạo tương lai cho chính mình và lan tỏa nguồn cảm hứng bất tận cho cộng đồng.
Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường

TTTĐ - Vận dụng kiến thức đã học, một nhóm sinh viên Thủ đô đã thực hiện dự án tận dụng phế thải công nghiệp từ môi trường xung quanh để sản xuất vật liệu chống cháy, cách nhiệt ưu việt và thân thiện với môi trường. Dự án được đánh giá rất cao bởi tính ứng dụng thực tiễn và vừa giành giải Nhất cuộc thi I-imPact 2025.
Giữ lửa văn hóa đọc trong kỷ nguyên số Camera 360 trẻ

Giữ lửa văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa không gian số ngập tràn nội dung hiện nay, văn hóa đọc, tình yêu đối với những trang sách lại trở nên quý giá và cần được giữ lửa hơn bao giờ hết.
Xem thêm