Tag

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

Văn học 12/03/2024 17:54
aa
TTTĐ - Ngày 12/3, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới độc giả cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc mang tên "Sống" do hai nữ tác giả Hải Anh - một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton - một họa sĩ Pháp sáng tác.
Những khoảnh khắc "đắm chìm" trong sách qua ống kính nhiếp ảnh gia Thần thái và cốt cách đặc biệt của phụ nữ Hà Nội Sản phẩm OCOP nức tiếng từ quê hương “Người con gái đảm”

Cuốn truyện tranh "Sống" là những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái nhưng cũng là những giao cảm thế hệ, của quá khứ - hiện tại, của sự kết nối hai nền văn hóa Việt Nam - Pháp.

Tìm về nguồn cội

Hải Anh tâm sự rằng cô có một nhóm bạn bên Pháp, ai cũng những cách riêng để tìm về nguyên bản của mình. Với Hải Anh, cô có 2 điều luôn luôn biết ơn ba mẹ. Thứ nhất, do sinh ra và lớn lên tại Pháp, tuy vốn ngôn ngữ tiếng Việt không giỏi nhưng may mắn sống trong gia đình bố mẹ rất giỏi kể chuyện.

Thông qua những câu chuyện mà bố mẹ kể hàng ngày và sự giao tiếp bằng tiếng Việt hàng ngày, cô được kết nối một phần với nguồn cội. Đây cũng là bí quyết giúp Hải Anh có kinh nghiệm trong việc truyền tải nội dung mình muốn nói.

Từ trái qua: Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ, tác giả Pauline Guitton, tác giả Hải Anh, đạo diễn Việt Linh và nhà văn Đỗ Bích Thúy tại buổi giao lưu, ra mắt cuốn sách "Sống"

Thứ hai, ba mẹ luôn động viên Hải Anh: "Cứ muốn làm là sẽ làm được". Rất nhiều người có khả năng viết được nhưng không dám liên lạc với các Nhà xuất bản bởi ít người nghĩ sẽ được in sách. Vậy là Hải Anh mạnh dạn làm theo sự động viên của ba mẹ. Nhờ đó, cuốn sách "Sống" của cô nhờ đó mà được xuất bản tại Pháp và hiện giờ có mặt tại Việt Nam.

Tại buổi giao lưu, khán giả đã cùng lắng nghe những câu chuyện rung động đã kết nối quá khứ và hiện tại và tìm hiểu về chặng hành trình của "Sống" từ những trang phác thảo đầu tiên đến khi cuốn sách ra mắt bạn đọc Pháp và xuất bản tại Việt Nam.

Trong buổi giao lưu, bạn đọc cũng được lắng nghe những chia sẻ của các tác giả và nhân vật trung tâm tác phẩm "Sống" - đạo diễn Việt Linh về tuổi trẻ một thời hoa lửa nơi chiến khu kháng chiến.

Qua đó, bạn đọc có thể thấu hiểu hơn về cuộc sống của những thế hệ đi trước, biết thêm về cuộc sống của những người con Việt Nam thế hệ thứ hai ở nước ngoài, từ đây, tiếp thêm lòng tự hào dân tộc.

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

Đạo diễn Việt Linh (nhân vật Linh trong "Sống") sinh năm 1952 tại Sài Gòn, là một đạo diễn và nhà biên kịch người Việt Nam nổi tiếng.

Sau bảy năm ở chiến khu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Nhân dân Việt Nam, bà đến Matxcơva theo học tại VGIK - một trong những trường điện ảnh danh giá nhất.

Khi trở về Việt Nam, bà đạo diễn sáu bộ phim truyện, nhiều phim trong số này được phát hành và trao thưởng ở nước ngoài: "Gánh xiếc rong" (1988), "Chung cư" (1999), "Mê Thảo, thời vang bóng" (2002).

Hiện tuy đã hơn 70 tuổi và gặp vài vấn đề sức khoẻ, đạo diễn Việt Linh vẫn tiếp tục làm việc và mở sân khấu kịch Hồng Hạc ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại buổi giao lưu, độc giả cũng được giao lưu với tác giả Hải Anh và họa sĩ Pauline Guitton để hiểu thêm về nền công nghiệp xuất bản truyện tranh tại Pháp và hành trình cuốn sách "Sống" ra mắt độc giả Pháp cũng như độc giả Việt Nam.

Hai tác giả Pauline Guitton và Hải Anh
Hai tác giả Pauline Guitton và Hải Anh

Tác giả Hải Anh sinh năm 1993, lớn lên ở quận 13 Paris (Pháp), trong một gia đình luôn hướng về nguồn cội Việt Nam. Cô gặp Pauline năm lên mười và kể từ đó chưa bao giờ thôi ngắm bạn mình vẽ.

Sau khi lấy bằng Thạc sĩ kinh tế học văn hoá rồi đến bằng điện ảnh, cô ra mắt cuốn sách "Sống", tác phẩm đầu tay, với tư cách tác giả - biên kịch.

Năm 2020, Hải Anh chuyển đến sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện cô làm việc trong lĩnh vực nghe nhìn và xuất bản, đi lại giữa Việt Nam và Pháp.

Với "Sống" cùng nhiều hoạt động khác, tác giả Trần Hải Anh được tạp chí Forbes vinh danh Những gương mặt trẻ xuất sắc dưới 30 tuổi tại Châu Á năm 2023.

Họa sĩ Pauline Guitton sinh năm 1993 tại Paris. Hải Anh là hàng xóm nhà cô, họ lớn lên cùng nhau. Sau khi theo học tại trường Mỹ thuật Caen, cô đến Việt Nam sống một năm cùng Hải Anh. Chính đó là thời gian nhen nhóm một dự án làm chung cho cả hai. Khi trở về Pháp, Pauline tiếp tục học ở trường Gobelins, khoa điện ảnh hoạt hình và tốt nghiệp năm 2021.

Hiện cô chủ yếu làm việc với tư cách hoạ sĩ vẽ bảng phân cảnh hoạt hình. "Sống" là tác phẩm truyện tranh đầu tay của cô.

Cầu nối quá khứ với hiện tại

"Sống" là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách song song khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ.

Cuốn sách "Sống"

Một là cô thiếu nữ trong kí ức người mẹ, cô gái trẻ ấy cố gắng thích nghi và hoà mình vào cuộc sống tại chiến khu. Hai là một thiếu nữ trẻ hiện đại đang cố gắng kết nối với mẹ và quá khứ, để hiểu thêm về mẹ mình và về cội nguồn.

Tuyến thời gian quá khứ lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc từ năm 1969 tới năm 1975. Trong bảy năm sống tại chiến khu, cô thiếu nữ Linh (trong kí ức của người mẹ) đã làm quen các chiến sĩ cách mạng, những người đưa cô đến với kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như đến với điện ảnh.

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

Những câu chuyện quá khứ trong "Sống" không phải những đối đầu gay cấn mà là những khoảnh khắc ngày thường nơi chiến khu. Lướt qua những khung truyện về quá khứ, người đọc sẽ bắt gặp hình ảnh cô thiếu nữ Linh cùng cha mình và những người đồng đội sống, làm việc, làm phim đầy đam mê trong thiếu thốn đủ bề, trong làn bom rơi bão đạn và trong tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời.

Đan xen với những kỉ niệm quá khứ đầy rung động của người mẹ là cuộc sống hiện tại, được khắc họa dưới góc nhìn của người con gái. Cô thiếu nữ tên Linh ngày nào giờ đã trở thành một đạo diễn đương đại nổi tiếng của Việt Nam nhưng đâu đó bên trong con người bà vẫn chịu ảnh hưởng của quá khứ. Những trải nghiệm ấy tác động lớn đến cuộc sống của bà và mối quan hệ giữa bà và con gái.

Người con gái mang dòng máu Việt sinh ra và lớn lên tại Pháp gặp rất nhiều khó khăn để có thể kết nối với người mẹ sống trong thời chiến, kết nối với cội nguồn Việt Nam trong mình. Theo từng câu chuyện, người con dần hiểu rõ hơn về người mẹ, về quá khứ của dân tộc để từ đó thông cảm, sẻ chia, tạo dựng chiếc cầu nối rút ngắn khoảng cách thế hệ và văn hóa.

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

Những câu chuyện giao cảm thế hệ của hai mẹ con trong "Sống" vừa góp phần tái hiện lịch sử của dân tộc ở một góc nhìn ít được nhắc đến, vừa khắc hoạ mối quan hệ phức tạp giữa mẹ và con gái, cùng mong ước tìm hiểu nguồn cội của một người trẻ Việt sinh ra và lớn lên ở nước ngoài.

Qua nét vẽ sinh động của một hoạ sĩ trẻ tài năng người Pháp, những trang truyện tranh của "Sống" đã phác ra một mảng kí ức lịch sử của dân tộc, phác ra hình ảnh về những người Việt thời kháng chiến và thời nay, cũng đồng thời phác ra những giao cảm tuổi trẻ của hai thế hệ mẹ - con; kháng chiến - hòa bình; dân tộc - hội nhập... Cuốn sách là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, kết nối hai nền văn hoá Pháp - Việt Nam.

Lựa chọn hình thức tiểu thuyết bằng tranh mới lạ và hiện đại, "Sống" lần đầu ra mắt tại Pháp vào đầu năm 2023. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, cuốn sách đã nhanh chóng gây ấn tượng với độc giả tại Pháp với 8.000 bản phát hành.

Trước đấy, ngay từ khi còn là bản thảo, "Sống" đã nhận được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ xuất bản dành cho những tác phẩm xuất sắc bằng Pháp ngữ - La Scam. Đầu năm 2024, vượt qua rất nhiều tác phẩm sách minh hoạ Pháp ngữ, cuốn sách đoạt giải Prix du Jury oecuménique de la BD 2024.

Đọc thêm

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2 Nhịp sống phương Nam

Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2

TTTĐ - TTTĐ - Tối ngày 15/10, "Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2" do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã chính thức khép lại và thành công tốt đẹp sau 15 ngày thi đua, tranh tài sôi nổi của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Họa sĩ Nguyên Pastel với dấu ấn dịu dàng trong dòng tranh phấn Việt Văn hóa

Họa sĩ Nguyên Pastel với dấu ấn dịu dàng trong dòng tranh phấn Việt

TTTĐ - Triển lãm "Ngộ 2024" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa kết thúc, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp họa sĩ trẻ Nguyên Pastel (Nguyễn Anh Nguyên) giới thiệu tới công chúng dòng tranh phấn dịu dàng.
Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt Văn học

Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt

TTTĐ - “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” - câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt sẽ giúp độc giả hiểu hơn về thành tựu văn hóa nổi bật của nền văn minh nhân loại.
Xem thêm