Sự suy tàn của thời đại “daigou” ở Australia
Trong nhiều năm, “daigou” ở Australia đã kiếm được số tiền lớn bằng cách thường xuyên mua sữa bột cho trẻ sơ sinh hoặc các mặt hàng khác như vitamin và sản phẩm làm đẹp ở Australia đưa về Trung Quốc.
Thời kỳ đỉnh điểm của cơn sốt “daigou” ở Australia năm 2018, một cuộc khủng hoảng người tiêu dùng đã nổ ra sau khi các bậc phụ huynh nước này phản ánh việc ít sữa bột ở các kệ hàng. Tình trạng này được cho là do “daigou” mua hàng loạt sản phẩm. Khi đó, các siêu thị và nhà thuốc ở Australia đã áp đặt giới hạn mua hàng 2 hộp sữa/ngày/khách. Đến nay các quầy hàng luôn dồi dào và giới hạn lượng mua hàng cũng bị loại bỏ.
“Daigou” đã từng rất phát triển tại Australia (Ảnh: Bloomberg) |
Hiện tượng “daigou” cũng đã tạo ra các doanh nghiệp mới ở Australia làm cầu nối cho việc mua và gửi sản phẩm về Trung Quốc dễ dàng hơn. Hơn 1.000 cửa hàng được mở để hỗ trợ du khách Trung Quốc nhưng nhiều cửa hàng đã đóng cửa do đại dịch COVID-19 bùng phát.
Một trong những doanh nghiệp nổi tiếng nhất là Aumake, được niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2017. Nó có các cửa hàng bán các sản phẩm y tế, chăm sóc da, sữa bột cho trẻ sơ sinh và các mặt hàng len…
Tuy nhiên theo thông tin trên website, công ty này cho biết hiện đã thay đổi mô hình hoạt động. Giá cổ phiếu của công ty trị giá hơn 70 cents Australia vào cuối năm 2017 nhưng tính đến 1/9, nó được định giá chưa đến cents Australia.
Công ty sữa a2 Milk ở New Zealand tiết lộ hồi tháng 8 rằng đã ghi nhận sụt giảm doanh số qua “daigou” tới 39% trong năm tính đến ngày 30/6.
Theo báo cáo tài chính thường niên của công ty, doanh số bán hàng qua “daigou” sang Trung Quốc đã giảm từ hơn 12 tỉ nhân dân tệ năm 2019 xuống dưới 3 tỉ nhân dân tệ trong năm qua.
Tuy nhiên, kỷ nguyên của “daigou” đang tiến đến thời kỳ lụi tàn. Việc hạn chế đi lại trong đại dịch COVID-19 đã khiến dòng người đến từ Trung Quốc (chủ yếu là sinh viên và du khách) bị dừng đột ngột.
Năm 2019, có 1,4 triệu du khách từ Trung Quốc đến Australia. Trong vòng 12 tháng tính tới cuối tháng 3/2023, chỉ có 241.720 người.
Một trong những sản phẩm chính được bán qua “daigou” ở Australia là sữa bột cho trẻ sơ sinh (Ảnh: Straitstimes) |
Ngoài nguyên nhân là dịch COVID-19 cũng có những yếu tố khác góp phần dẫn tới daigou suy tàn.
Sinh viên Trung Quốc thường dựa vào thu nhập từ việc bán “daigou” nhưng giờ đây có thể tìm được nguồn việc làm thay thế do thị trường việc làm đang bùng nổ ở Australia.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Australia chỉ là 3,7%. Điều này dẫn đến nhu cầu về lao động thời vụ trong các lĩnh vực như khách sạn và bán lẻ tăng cao.
Thêm vào đó, người tiêu dùng Trung Quốc cũng ngày càng chuộng mua các sản phẩm nội địa.
Sữa công thức của Australia và New Zealand được coi là an toàn và đáng tin cậy. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh của Trung Quốc đang giảm, khiến nhu cầu với mặt hàng này cũng thấp hơn.
Giới chức Trung Quốc cũng đã áp đặt một số tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất thế giới về sữa công thức khiến các bậc phụ huynh ở nước này tin tưởng hơn vào các mặt hàng sản xuất trong nước hoặc hàng nhập khẩu chính ngạch.
Australia: Cấm hút thuốc lá và thuốc lá điện tử ở một số nơi công cộng TTTĐ - Chính quyền bang Nam Australia của Australia sẽ ban hành quy định cấm hút thuốc lá và sử dụng thuốc lá điện tử ... |
Australia: Sinh viên quốc tế chỉ được làm thêm tối đa 24 giờ mỗi tuần TTTĐ - Kể từ tháng 7 này, sinh viên quốc tế tại Australia bị giới hạn mỗi tuần chỉ được làm việc tối đa 24 ... |
Australia tăng mức tiền tiết kiệm để được nhận visa đối với sinh viên quốc tế TTTĐ - Theo đó, kể từ ngày 1/10, sinh viên quốc tế cần có khoản tiền tiết kiệm là 24.505 AUD (khoảng 15.693 USD), tăng ... |