Tag

Tăng cường quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá

Muôn mặt cuộc sống 09/08/2024 07:38
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 77/CĐ-TTg ngày 8/8/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc.
Có nên quản lý tiền công đức cho di tích và hoạt động lễ hội? Xung quanh Dự thảo Thông tư quy định về quản lý, thu chi tiền công đức
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Còn một số hạn chế

Thời gian qua, triển khai các quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội, Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19 tháng 1 năm 2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc đã đạt được một số kết quả nhất định.

Hầu hết các địa phương đã xây dựng và ban hành văn bản quy định về quản lý tiền công đức, tài trợ, bảo đảm phù hợp với thực tế của từng di tích và phong tục, tập quán của địa phương. Nguồn thu công đức, tài trợ tại các di tích đã được sử dụng công khai, minh bạch, không những cho việc tu bổ, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội, tạo sức hấp dẫn đối với du khách, mà còn đóng góp tích cực cho các hoạt động cộng đồng thông qua các hoạt động hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ủng hộ xây nhà cho hộ nghèo, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ vẫn còn một số hạn chế. Số liệu báo cáo thu, chi tiền công đức, tài trợ của các di tích, kể cả di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt mới chỉ phản ánh một phần, chưa đầy đủ. Một số cơ sở di tích lịch sử - văn hóa chưa báo cáo kịp thời, đầy đủ công tác quản lý tiền công đức, tiền tài trợ; chưa thực hiện lắp đặt camera để giám sát tại các điểm tiếp nhận, kiểm đếm tiền công đức, tài trợ. Tình trạng du khách đặt nhiều loại tiền trên các ban thờ tại các di tích làm mất đi sự tôn nghiêm, thanh tịnh nơi thờ tự. Việc quản lý tiền công đức, tiền tài trợ có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro để thất thoát, trộm cắp …

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ

Trước tình hình trên, để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc, thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ về xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc được nêu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24 tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đưa ra một số yêu cầu.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu nội dung báo cáo, kiến nghị của Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023 tại văn bản số 174/BC-BTC ngày 26 tháng 6 năm 2024, theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo quy định để tăng cường công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá.

Cơ quan chức năng rà soát văn bản, quy định của địa phương liên quan đến quản lý thu, chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội để ban hành Quyết định mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo quy định của Bộ Tài chính; chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan công khai, minh bạch việc thu, chi các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội và cung cấp thông tin kịp thời khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Các tỉnh, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, huy động sự vào cuộc, đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được sử dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định. Cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật, tuyệt đối không để xảy ra lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi, phục vụ lợi ích cá nhân; góp phần giữ gìn, phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội, phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc Việt Nam.

Bộ trưởng các Bộ: Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền trong quý IV năm 2024 để bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa và chế tài xử lý nghiêm khi để phát sinh sai phạm.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Rà soát bổ nhiệm ngạch pháp chế đối với công chức đủ điều kiện Muôn mặt cuộc sống

Rà soát bổ nhiệm ngạch pháp chế đối với công chức đủ điều kiện

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo Muôn mặt cuộc sống

Tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch cải thiện và nâng cao Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) của thành phố Hà Nội.
Nâng cao chất lượng mô hình Tổ tư vấn bảo vệ phụ nữ Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao chất lượng mô hình Tổ tư vấn bảo vệ phụ nữ

TTTĐ - Thời gian qua, mô hình Tổ tư vấn tham gia giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em đã phát huy được tác dụng tích cực, tiếp nhận đơn và hòa giải hàng nghìn vụ việc. Đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội đã có 98 Tổ tư vấn ở 18 quận, huyện và 80 xã, phường, thị trấn.
TP Hồ Chí Minh: Nhánh cây gãy, 2 người chết, 3 người bị thương Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Nhánh cây gãy, 2 người chết, 3 người bị thương

TTTĐ - Một nhánh cây trong Công viên Tao Đàn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh bất ngờ gãy rơi xuống khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo tại hội thi "Dân vận khéo" Muôn mặt cuộc sống

Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo tại hội thi "Dân vận khéo"

TTTĐ - Sáng 9/8, Huyện uỷ Đan Phượng (Hà Nội) long trọng tổ chức chung khảo Hội thi "Dân vận khéo" năm 2024. Kết thúc hội thi, đội xã Liên Hồng giành giải Nhất, và sẽ đại diện cho huyện Đan Phượng tham dự Hội thi "Dân vận khéo" cấp thành phố.
Một tuần triển khai, ít người dân thực hiện đăng ký xe qua mạng Muôn mặt cuộc sống

Một tuần triển khai, ít người dân thực hiện đăng ký xe qua mạng

TTTĐ - Sau một tuần triển khai đăng ký xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trên cổng Dịch vụ công hoặc Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), Công an TP Hồ Chí Minh ghi nhận tỷ lệ người dân đăng ký tại đây hiện vẫn rất thấp.
Sinh viên chật vật vì giá nhà trọ tăng phi mã Muôn mặt cuộc sống

Sinh viên chật vật vì giá nhà trọ tăng phi mã

TTTĐ - Thời điểm sinh viên nhập học và trở lại trường sau kỳ nghỉ hè cũng là lúc phí dịch vụ, giá phòng thuê trọ tăng đột biến. Điều này khiến nhiều sinh viên tại Hà Nội trở nên khó khăn, chật vật hơn trong sinh hoạt...
Khánh thành Di tích Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng Muôn mặt cuộc sống

Khánh thành Di tích Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

TTTĐ - Ngày 9/8, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Sự kiện mang ý nghĩa mở đầu chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
TP Hồ Chí Minh: Xây đựng đề án về quản lý nhà trọ Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Xây đựng đề án về quản lý nhà trọ

TTTĐ - Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh Lê Thị Loan đã thông tin về dự thảo Đề cương Đề án Quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê trọ trên địa bàn thành phố.
“Địa chỉ đỏ” để các nhà báo hướng về nguồn, xây đắp nền báo chí cách mạng Muôn mặt cuộc sống

“Địa chỉ đỏ” để các nhà báo hướng về nguồn, xây đắp nền báo chí cách mạng

TTTĐ - Ngày 4/4/1949, giữa núi rừng ATK Việt Bắc, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - cơ sở đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên ở nước ta và duy nhất trong kháng chiến chống Pháp đã ra đời, đặt dấu son quan trọng trong lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam.
Xem thêm