Tag

Tăng cường thanh tra, kịp thời phát hiện sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ

Xã hội 06/06/2019 07:17
aa
TTTĐ - Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.

Tăng cường thanh tra, kịp thời phát hiện sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ

Ảnh minh họa.

Bài liên quan

Cán bộ, đảng viên Trung tâm Dịch vụ việc làm học tập và làm theo gương Bác

Làm rõ việc xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, viên chức nghỉ hưu

Cùng cán bộ trẻ PV GAS tham gia các hoạt động gắn kết cộng đồng

Cán bộ là “khâu then chốt” trong công tác xây dựng Đảng

Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018.

Thông báo nêu rõ: thực hiện phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 là "kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả", để nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thời gian vừa qua, trên cơ sở kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2018, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, căn cứ kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2018, các bộ, ngành, địa phương kiểm điểm lại việc thực hiện công tác cải cách hành chính trong thời gian qua, đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị khuyến khích, nhân rộng cách làm mới, mô hình hay tạo động lực thúc đẩy cải cách; sử dụng hiệu quả kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018 trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tại bộ, ngành, địa phương và có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân, tổ chức. Những địa phương có điều kiện phù hợp, thực hiện việc tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công như quy định của Chính phủ tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế về kinh tế thị trường, thể chế về quản lý công chức, viên chức, về tổ chức bộ máy; khẩn trương hoàn thành việc thực thi các phương án đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh và cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành; nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật; khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.

Đồng thời các đơn vị có liên quan tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, trọng tâm là rà soát, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, các thủ tục hành chính đang là rào cản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; Phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong việc tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương qua đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.

Hơn nữa, các bộ, ngành, địa phương tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn; thực hiện việc kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Một cửa theo yêu cầu của Thủ tướng tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08/8/2018.

Triển khai hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử

Đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp và kiện toàn tổ chức các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn; hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp và gắn kết chặt chẽ với các chính sách tinh giản biên chế trên cơ sở tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Triển khai có hiệu quả các chính sách về tinh giản biên chế theo quy định.

Một số đơn vị tập trung triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử theo quy định tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; hoàn thành việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0; thường xuyên rà soát, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

Các bộ, ngành, địa phương chú trọng đầu tư xây dựng, vận hành có hiệu quả Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử; thực hiện hiệu quả việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và gửi nhận văn bản điện tử trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước, nội bộ của từng bộ, ngành, địa phương; xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo bộ, cơ quan, địa phương theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 451/QĐ-TTg ngày 22 /4/2019; tăng cường xây dựng, sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu dùng chung, bảo đảm quản lý thống nhất, đồng bộ và kết nối liên thông giữa Trung ương và địa phương.

Đề xuất, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí đánh giá Chỉ số cải cách hành chính

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành địa phương nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí đánh giá Chỉ số cải cách hành chính trên cơ sở đánh giá thực chất công tác cải cách hành chính tại bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở đó, Bộ đề xuất cách tính điểm, xếp hạng theo đặc điểm riêng của từng bộ, ngành, địa phương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, bảo đảm chính xác, toàn diện, khách quan, công bằng, phù hợp với thực tiễn hoạt động của bộ, ngành, địa phương. Từ kết quả đó, việc đánh giá vừa mang tính biểu dương đối với những cơ quan, đơn vị làm tốt đang nỗ lực phấn đấu vươn lên có hiệu quả, khuyến khích, động viên phát triển phong trào thi đua cải cách hành chính, nhân lên các điển hình tiên tiến, đồng thời cũng mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện cải cách hành chính một cách thực chất làm cơ sở cho việc đánh giá như đã nêu ở trên, đồng thời, lưu ý cắt giảm các thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước; cắt giảm các điều kiện kinh doanh gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cẩn trọng với ngành nghề kinh doanh liên quan đến an ninh trật tự, an ninh chính trị, an toàn xã hội, những ngành nghề nhạy cảm liên quan đến thuần phong mỹ tục; quyết liệt hơn nữa trong việc tinh gọn bộ máy, đổi mới phương thức vận hành, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm thiểu tình trạng bộ máy hành chính cồng kềnh, qua nhiều khâu trung gian với cơ chế xin cho nhiều tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu…

Việc xác định chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính trên cơ sở thực hiện công tác điều tra xã hội học đúng đối tượng chịu tác động trực tiếp của các thủ tục hành chính, đồng thời, lấy ý kiến của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, hiệp hội và các doanh nghiệp.

Tổ chức Hội đồng Thẩm định xác định Chỉ số Cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực sự có đủ tầm, uy tín, năng lực gồm thành viên là Lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia, một số Lãnh đạo địa phương theo luân phiên bảo đảm việc đánh giá khách quan, có chất lượng.

Đọc thêm

Rộn ràng Ngày hội Văn hóa Gia đình Muôn mặt cuộc sống

Rộn ràng Ngày hội Văn hóa Gia đình

TTTĐ - Ngày 29/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Công ty Cổ phần Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES) và Công ty Cổ phần Thương mại Puma Books Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa Gia đình”.
Quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” Muôn mặt cuộc sống

Quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao”

TTTĐ - Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, thì quy định là vũ khí thô sơ. Trường hợp sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật, thì quy định là vũ khí quân dụng...
Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Siết chặt điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần BHXH & Đời sống

Siết chặt điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 93,42%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương: 5 năm yêu thương lan tỏa Muôn mặt cuộc sống

CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương: 5 năm yêu thương lan tỏa

TTTĐ - Ngày 28/6/2024 đã đánh dấu chặng đường 5 năm thành lập của Câu lạc bộ thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương, với những bước chân không mỏi trên hành trình lan tỏa yêu thương trên khắp mọi miền đất nước.
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” - Điểm tựa cho trẻ em mồ côi Muôn mặt cuộc sống

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” - Điểm tựa cho trẻ em mồ côi

TTTĐ - Trong 3 năm qua, từ chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội triển khai, 1.277 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi do dịch COVID-19 đã được nhận đỡ đầu.
Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đô thị

Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

TTTĐ - Với sự gia tăng nhu cầu đi lại của người dân đô thị, ngoài việc đáp ứng số lượng chuyến xe buýt, thì cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút người dân. Đồng thời phải hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng sạch trong phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Nhiều tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Muôn mặt cuộc sống

Nhiều tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TTTĐ - Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn TP đã có nhiều kết quả chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều tồn tại...
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Xem thêm