Tag

Tạo sức sống cho di sản bằng nghệ thuật đương đại

Người Hà Nội 26/11/2023 09:41
aa
TTTĐ - Vừa qua, buổi tọa đàm “Thực hành nghệ thuật dựa trên đặc thù nơi chốn” diễn ra tại hội trường Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã đem tới một góc nhìn mới lạ của những nhà thiết kế sáng tạo và nghệ sĩ trẻ. Thông qua trải nghiệm và các nghiên cứu cá nhân, các bạn trẻ đã đưa ra những ý kiến tích cực về việc thổi hồn nghệ thuật đương đại vào những di sản cũ.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa” Chú trọng bảo tồn, phát huy công trình di sản khu vực nội đô

Di sản là toan nền, nghệ thuật là nét họa

Trước những năm 60 của thế kỷ 19, không gian trưng bày nghệ thuật cổ điển thường được đặt tại các triển lãm, bảo tàng. Tại những nơi này, bố cục màu sắc cổ điển thường ưu tiên sử dụng màu trắng để làm nổi bật tác phẩm.

Theo dòng chảy hiện đại, đối với nghệ thuật Site-specific (nghệ thuật sắp đặt) nói riêng và các loại hình nghệ thuật khác nói chung, việc ứng dụng kết cấu và tính chất của một không gian cụ thể làm “tấm toan” cho tác phẩm nghệ thuật là một phần rất quan trọng. Điều này vừa là chất xúc tác đồng thời là yếu tố tiên quyết tôn lên nội dung mà tác phẩm muốn truyền tải.

Tạo sức sống cho di sản bằng nghệ thuật đương đại
Triển lãm Thủy Phủ thực hiện bởi họa sĩ Trịnh Minh Tiến - Nhà máy xe lửa Gia Lâm

Ngày nay, nhiều không gian di sản trên thế giới đã được chuyển hóa và ứng dụng nhằm phục vụ cho xã hội đương thời thông qua nghệ thuật. Đặc thù của nơi chốn sẽ được tận dụng tối đa để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại có tính tương tác và hòa hợp với không gian mà chúng được bố trí bên trong.

Năm 2021, nghệ sĩ Suzanne Brennan Firstenberg đã tạo ra tác phẩm “In America, How Could This Happen...” (Sao điều này lại xảy ra tại Mỹ...) trước sân vận động RFK tại Washington, DC với ý nghĩa tưởng nhớ những người không may mắn qua đời bởi đại dịch COVID-19. Hơn 670.000 lá cờ trắng rải rác, đại diện cho những sinh mạng người Mỹ đã ra đi đã lấy đi nước mắt và nhận được sự đồng cảm của công chúng không chỉ ở nước Mỹ mà là khắp nơi trên thế giới.

Tạo sức sống cho di sản bằng nghệ thuật đương đại
Một gia đình lặng người trước tác phẩm "In America, How Could This Happen..."

RFK Stadium là nơi tổ chức các sự kiện giải trí, thể thao nổi bật của bang Washington nói riêng và nước Mỹ nói chung trong suốt 62 năm qua. Nhiều thế hệ người Mỹ đã có những kỷ niệm khó quên cùng gia đình, bạn bè và người thân ngay tại sân vận động RFK. Việc Suzanne chọn khuôn viên trước sân vận động để thực hiện ý tưởng có chủ ý gợi nhớ ký ức rất cao. Tác phẩm như một lời nhắc dành cho khách tham quan rằng người từng cùng bạn tạo ra kỷ niệm giờ đây chỉ còn tồn tại trong ký ức.

Qua “In America, How Could This Happen...”, có thể đánh giá việc sử dụng một di sản, di tích có lịch sử lâu đời để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật có thể đem đến sự cộng hưởng mạnh mẽ khiến trải nghiệm thưởng thức của khán giả được nâng lên. Ý nghĩa, lịch sử của điểm di sản là bệ phóng cho những lớp lang nghệ thuật của tác phẩm thêm màu sắc. Ngược lại, tác phẩm nghệ thuật ấy sẽ đem đến hướng tiếp cận di sản mới mẻ cho công chúng.

Tạo sức sống cho di sản bằng nghệ thuật đương đại
Giám tuyển Lê Thuận Uyên tại buổi tọa đàm “Thực hành nghệ thuật dựa trên đặc thù nơi chốn”

Theo quan điểm nghệ thuật của chị Lê Thuận Uyên, Giám tuyển thuộc Trung tâm nghệ thuật đương đại Factory, khi có ý tưởng về một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt tại một địa điểm có lịch sử lâu đời, người nghệ sĩ cần đánh giá cẩn thận nhiều vấn đề.

Đầu tiên, nghệ sĩ cần hiểu lịch sử và ý nghĩa của địa điểm và lý do tại sao phải sử dụng nơi đó để thực hiện tác phẩm. Đồng thời ghi nhận thái độ và sự quan tâm của công chúng tới địa điểm được chọn. Sau đó là ý nghĩa của tác phẩm có phù hợp để cộng hưởng với địa điểm hay không? Chúng sẽ cộng hưởng với nhau như thế nào và truyền tải thông điệp gì?

Sau khi khảo sát và đánh giá các yếu tố khách quan và chủ quan, nghệ sĩ mới bắt đầu quá trình thực hiện dự án nghệ thuật của mình. Thông qua những lớp lang nghệ thuật của tác phẩm, người nghệ sĩ sẽ đưa đặc thù của nơi chốn đến gần hơn với khán giả.

Người trẻ tìm chất thơ trong những đường nét cũ

Ngày nay, nhiều nghệ sĩ theo con đường Site-specific Arts luôn rong ruổi khắp nơi để tìm cảm hứng sáng tạo tại những địa điểm mới lạ. Nhưng lại có những nghệ sĩ trẻ lựa chọn quay về những nơi chốn mà họ đã thân quen với mong muốn khai thác được ý tưởng từ những điều lặng lẽ, bình dị.

Tạo sức sống cho di sản bằng nghệ thuật đương đại
Triển lãm nghệ thuật sắp đặt "Quá áp" tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm

Dù không phải là phong cách nghệ thuật Site - specific, nhưng có thể nhắc đến sự thành công của Di tích Nhà tù Hỏa Lò với dự án Đêm Thiêng liêng đầy cảm xúc. Khán giả sẽ được bước chân vào không gian chân thực của Nhà tù Hỏa Lò về đêm và thưởng thức màn trình diễn tái hiện lịch sử sống động đến từ các diễn viên trẻ.

Ngoài ra, khán giả còn được tương tác với không gian di sản bên trong nhà tù, thử cảm giác ở trong một buồng giam, thử lách mình vào đường cống ngầm nơi các chiến sĩ xưa đã dùng để đào thoát... Qua trải nghiệm nghệ thuật và tương tác với không gian di sản, cảm xúc của khán giả đến với Đêm Thiêng liêng được thổi bùng.

Tạo sức sống cho di sản bằng nghệ thuật đương đại
Đêm Thiêng liêng là một dự án nghệ thuật lịch sử lấy đi nước mắt của rất nhiều khán giả

Tuy nhiên, một vấn đề đáng lưu tâm khi các nghệ sĩ trẻ mong muốn thực hiện các dự án nghệ thuật tại các địa điểm di sản là sự ảnh hưởng của tác phẩm đó đến cảnh quan của nơi chốn. Nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu việc thực hiện và trưng bày, trình diễn các tác phẩm có gây tổn hại đến cảnh quan vật lý hoặc xúc phạm đến ý nghĩa, lịch sử của nơi chốn đó (vô tình hay hữu ý) hay không?

Trả lời cho câu hỏi này, giám tuyển Lê Thuận Uyên cho biết: “Trước khi thực hiện tác phẩm, nghệ sĩ phải khảo sát địa điểm cẩn thận ở nhiều khía cạnh. Có những nơi chốn không phù hợp để thực hiện trưng bày nghệ thuật, nên việc tận dụng tối đa những điều kiện vốn dĩ đã có của địa điểm mà không thay đổi, can thiệp đến không gian cần được ưu tiên hàng đầu.

Đây cũng là sự tôn trọng mà người nghệ sĩ nên dành cho nơi chốn ấy. Những đặc thù nơi chốn cần được bảo tồn nguyên vẹn, dù cho hết sức ngặt nghèo và gây khó khăn cho nghệ sĩ. Nhưng đó là cái "chất" của địa điểm ấy, cần tận dụng mà không nên phá bỏ”.

Tạo sức sống cho di sản bằng nghệ thuật đương đại
Một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu Long Biên, nếu nhìn qua bức tranh ở đúng góc độ, khung cảnh cầu Long Biên hoàn chỉnh khi xưa sẽ được tái hiện lại qua những nét vẽ đầy chân thực

Các nghệ sĩ trẻ ngày nay đã nhìn nhận rõ ràng về giá trị lịch sử của di sản và nắm bắt được chất thơ đầy tính nghệ thuật theo từng đường nét thời gian. Họ hiểu tầm quan trọng của việc bảo tồn những gì thuộc về quá khứ một cách thận trọng, đồng thời mong muốn đem lại làn gió mới cho các kiến trúc di sản cũ.

Qua đó, họ đã tìm tòi sáng tạo để đưa ra những tác phẩm chất lượng và có tính tương tác, sự hòa hợp gần như hoàn hảo với những địa điểm di sản. Mới đây, những triển lãm như Thủy Phủ (họa sĩ Trịnh Minh Tiến), tác phẩm Pavillion Bến Chờ (kiến trúc sư Lê Quang Thạch)... đặt tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm là những ví dụ điển hình. Sự sáng tạo của các nghệ sĩ trẻ đã họa nên nét chấm phá mới cho diện mạo của nhà máy cũ, thu hút rất nhiều khách tham quan ở mọi lứa tuổi đến trải nghiệm nghệ thuật tại nơi ghi dấu một thời của Hà Nội xưa.

Đọc thêm

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM Người Hà Nội

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

TTTĐ - Những giá trị lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến đã phần nào được tái hiện một cách chân thật, gần gũi, sâu sắc, ấn tượng tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” lần đầu tiên tổ chức.
Xem thêm