Tag
Huyện Quản Bạ, Hà Giang:

Tập trung phát triển Làng Văn hóa Du lịch Nặm Đăm

Nông thôn mới 03/04/2019 17:30
aa
TTTĐ – Chiều 3/4, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có buổi làm việc với UBND huyện Quản Bạ (Hà Giang) về việc thực hiện chương trình nông thôn mới, tổng kết một năm thí điểm triển khai chương trình OCOP tại xã Quản Bạ. Đồng thời xây dựng ý tưởng quy hoạch, kiến trúc và đưa ra các phương án xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, Hà Giang).

Tập trung phát triển Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Nặm Đăm

Toàn cảnh buổi làm việc của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương với UBND huyện Quản Bạ (Hà Giang)

Bài liên quan

Tích cực hỗ trợ Hà Giang triển khai chương trình OCOP

Thanh niên tiên tiến hiến kế xây dựng Thủ đô

Sẻ chia yêu thương nơi địa đầu Tổ quốc

Sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình...

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý chương trình OCOP; Nguyễn Chí Thâm, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ; Lò Sỉ Chảo, Chủ tịch HĐND huyện; Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ; đại diện lãnh đạo xã Quản Bạ và các đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng Làng Văn hóa Du lịch Nặm Đăm.

Trước khi bước vào buổi làm việc, đoàn công tác của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã có chuyến khảo sát thực tế tại Làng Văn hóa Du lịch Nặm Đăm (xã Quản Bạ, Quản Bạ, Hà Giang) và các mô hình hợp tác xã sản xuất tại xã. Tại buổi khảo sát, các đồng chí đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, các sở, ngành đã bàn bạc về ý tưởng quy hoạch, kiến trúc và đưa ra các phương án triển khai đầu tư, tổ chức hoạt động của Làng văn hóa du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại thôn Nậm Đăm.

Đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương phát biểu tại buổi làm việc

Báo cáo tình hình triển khai chương trình nông thôn mới và kết quả một năm thí điểm triển khai chương trình OCOP tại huyện Quản Bạ, đồng chí Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Ngay từ khi có phương án triển khai chương trình nông thôn mới, huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình nông thôn mới trên toàn huyện. Tính đến thời điểm hiện tại, huyện đã có ba xã về đích nông thôn mới. Toàn huyện có 6 nhóm sản phẩm được lựa chọn để tập trung triển khai thực hiện Chương trình OCOP; 29 sản phẩm được gắn sao... Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện, trong thời gian tới các sản phẩm tham gia vào chương trình OCOP của huyện sẽ ngày càng được cải thiện về chất lượng và số lượng sản phẩm OCOP ngày càng đa dạng.

Nói về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Hạng Dương Thành nhấn mạnh: Huyện sẽ tập trung hỗ trợ hoàn thiện, nâng cấp 16 sản phẩm đã được lựa chọn theo kế hoạch. Đồng thời, huyện sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia OCOP trên địa bàn từ kỹ năng quản trị, kế toán và xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm. Đặc biệt, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình OCOP, giới thiệu các sản phẩm OCOP và đưa nhà trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đồng chí Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ
Đồng chí Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ

Về kết quả triển khai xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại thôn Nặm Đăm, đại diện lãnh đạo huyện Quản Bạ cho biết: Sau hơn 7 năm triển khai xây dựng thôn văn hóa du lịch tiêu biểu, thôn Nặm Đăm đã nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa cũ làm nơi đón khách, 100% các hộ gia đình luôn làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đến nay, trong thôn chỉ còn một hộ nghèo, chiếm 5,8%, thu nhập bình quân của các hộ gia đình đạt khoảng 50 triệu đồng/ người/ năm. Toàn thôn có 19 hộ gia đình đủ điều kiện phục vụ trên 190 khách du lịch/ ngày đêm.

Bên cạnh việc triển khai xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, thôn Nậm Đăm còn thành lập Hợp tác xã Dược liệu cộng đồng Nặm Đăm, xây dựng cơ sở chế biến dược liệu và mô hình tắm lá thuốc người Dao. Doanh thu của hợp tác xã trong năm 2018 vừa qua là trên 1,6 tỷ đồng, hiện tại chính quyền và nhân dân địa phương đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp và mở rộng mô hình hợp tác xã.

Đồng chí Nguyễn Chí Thâm, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Nguyễn Chí Thâm, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ phát biểu tại buổi làm việc

Trình bày mong muốn của huyện trong việc triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới, đồng chí Nguyễn Chí Thâm, Phó Bí thư Huyện Ủy, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Địa phương chúng tôi mong muốn các sở, ngành hỗ trợ người dân địa phương phát triển sản phẩm con bò vàng để giúp cho các hộ dân thoát nghèo. Hiện nay, mỗi gia đình đều nuôi từ 3-5 con bò nhưng chưa tìm được đầu ra cho nguồn sản phẩm này. Bên cạnh đó, huyện cũng mong muốn được hỗ trợ phát triển sản phẩm dệt Lanh truyền thống để người tiêu dùng ủng hộ nhiều hơn. Trong thời gian tới, huyện sẽ triển khai ngay việc lập quy hoạch tổng thể về không gian, ngành nghề và quy hoạch chi tiết đến từng hộ gia đình nhằm phục vụ xây dựng phát triển Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm gắn với xây dựng nông thôn mới.

Sau khi nghe báo cáo của đại diện lãnh đạo huyện Quản Bạ, đồng chí Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình OCOP cho biết: Địa phương cần tác động trong công tác quy hoạch, kiến trúc ổn định giúp người dân và DN tham gia yên tâm phát triển du lịch, đặc biệt phải giữ được kiến trúc không gian tại thôn Nặm Đăm. Đồng thời hỗ trợ công trình hạ tầng cảnh quan chung, các công trình phúc lợi để phát triển du lịch như xây dựng hệ thống giao thông thô sơ, làm hệ thống điện thắp sáng đường làng để khách du lịch đi lại, làm mẫu mô hình nông thôn mới kiểu mẫu... để các làng ngày càng hiện đại, thu hút khách du lịch, mỗi địa điểm du lịch phải có hạt nhân để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, huyện cần phát triển các sản phẩm sản xuất của địa phương như: Mật ong Bạc Hà, Hồng không hạt, dược liệu... Ngoài ra, huyện cần tổ chức đào tạo năng lực cộng đồng để làm du lịch. Đặc biệt, Quản Bạ cần phải kết nối sản phẩm du lịch theo chuỗi, cụ thể như: Liên kết tour du lịch, các hãng lữ hành, mở rộng các lễ hội cấp tỉnh... để thu hút khách du lịch.

Các đồng chí đại diện lãnh đạo huyện Quản Bạ tham dự buổi làm việc
Các đồng chí đại diện lãnh đạo huyện Quản Bạ tham dự buổi làm việc

Ghi nhận những kiến nghị của đại diện lãnh đạo huyện Quản Bạ, đồng chí Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương trao đổi thống nhất một số việc, cụ thể: Huyện cần xây dựng các sản phẩm OCOP tại địa phương, xây dựng Làng Văn hóa Du lịch Nậm Đăm để đưa Quản Bạ ngày càng phát triển. Đối với Chương trình OCOP, Quản Bạ cần xây dựng trục OCOP cấp huyện, cấp xã, 6 nhóm sản phẩm trong Chương trình OCOP đều có tại Quản Bạ, do vậy địa phương cần tận dụng lợi thế để phát triển các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, Quản Bạ là địa phương giàu có về văn hóa, điều đó là nguồn lực để hỗ trợ phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhận thức của cán bộ, người dân tại địa phương chưa cao nên còn gặp phải nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện chương trình.

Để phát triển du lịch gắn với văn hóa cộng đồng, huyện cần xây dựng cơ chế cách thức quản lý tại Làng Văn hóa cộng đồng Nặm Đăm. Đồng thời đầu tư xây dựng cơ bản như xây dựng hệ thống giao thông tĩnh, giao thông động để phát triển du lịch toàn bộ. Địa phương cũng phải xây dựng hệ thống cây xanh và hoa, trong đó các cây xanh chủ yếu là cây dược liệu như cây Gừng, Giềng, hoa Hồng, Nấm... trồng rau hữu cơ để cung cấp cho người dân, khách du lịch và phát triển dịch vụ tắm thuốc lá người Dao. Bên . Huyện cần đưa ra các mô hình nhà mẫu để có giải pháp kỹ thuật xây dựng các mô hình nhà người Dao tại địa phương.

Để triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Ngô Tất Thắng yêu cầu huyện phải đưa công tác quy hoạch kiến trúc lên hàng đầu. Bên cạnh đó, huyện cần tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân tại địa phương. Đặc biệt, huyện cần có phương án nhận diện tài nguyên du lịch để phát triển du lịch, đưa Quản Bạ trở thành địa phương thu hút lượng khách du lịch lớn của Hà Giang.

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đồng chí Nguyễn Chí Thâm, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ ghi nhận và rút kinh nghiệm sâu sắc về những hạn chế của địa phương đang gặp phải. Đồng thời đồng chí cũng mong muốn các cấp, ngành tiếp tục hỗ trợ Quản Bạ phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó trọng điểm là phát triển sản phẩm OCOP và xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại thôn Nặm Đăm.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững Nông thôn mới

Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững

TTTĐ - Sáng 16/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình phối hợp với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam tổ chức sự kiện kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm với chủ đề “Phụ nữ Hòa Bình hội nhập, phát triển kinh tế bền vững”.
Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Nông thôn mới

Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen Nông thôn mới

Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen

TTTĐ - Trong khuôn khổ của Lễ hội Sen Hà Nội 2024, tối 14/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tặng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bức tranh kính chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ gần 2.000 bức ảnh sen và 30 giống sen quý, do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau quả bảo tồn và phát triển.
Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn Kinh tế

Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã thăm quan và động viên các chủ thể tham gia sự kiện.
Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội đề ra mục tiêu có ít nhất 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tháng 7/2024 gồm: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh.
Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP

TTTĐ - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm. Đây là tài nguyên rất lớn để các địa phương phát triển du lịch.
Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế Nông thôn mới

Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) Nguyễn Xuân Minh cho biết, huyện xác định hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng, là đòn bẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi Nông thôn mới

Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi

TTTĐ - Ngày 10/7, Nông trường 720 (Binh đoàn 16) tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi.
"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Nông thôn mới

"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa

TTTĐ - Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề trên thị trường, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Mặc dù xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn, song công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) thời gian qua ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Địa phương đang nỗ lực để hoàn thành sớm nhất chỉ tiêu Nông thôn mới của giai đoạn 2021 - 2025 mà thành phố Hà Nội giao.
Xem thêm