Tag

Trà sen Hiền Xiêm – Sản phẩm OCOP 4 sao của quận Tây Hồ

Nông thôn mới 18/07/2024 15:01
aa
TTTĐ - Trà ướp hương sen Tây Hồ là một thức uống tao nhã trong văn hóa của người Hà Nội. Nhắc đến nghề truyền thống ướp trà sen không thể không nói tới phường Quảng An. Trải qua thời gian, ngày nay trà sen đã đem đến niềm tự hào cho người dân nơi đây. Tuy nhiên dưới sự cạnh tranh của thị trường, với phương pháp làm thủ công, nhiều áp lực, số hộ theo nghề ướp trà sen chỉ còn rất ít.
Trà sen Tây Hồ: Thức uống tinh túy, tao nhã của người Hà Nội Lan tỏa nét đẹp, giá trị của sen Tây Hồ Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn Lưu giữ nét tinh hoa trong những tách trà sen

Giữ nghề truyền thống của người Hà Nội

Hàng năm, mỗi khi hè về, những búp sen hồng bắt đầu nở rộ cũng là lúc những người làm nghề ướp chè sen ở phường Quảng An, trong đó có gia đình nghệ nhân Lưu Thị Hiền, chủ thương hiệu Trà sen Hiền Xiêm bắt đầu vào mùa vụ mới.

Chia sẻ về nghề làm trà sen, nghệ nhân Lưu Thị Hiền cho biết: “Ngay từ nhỏ, tôi đã biết tách cánh, phơi nhụy, xem bố mẹ ướp trà. Cứ thế, nghề ướp trà “ngấm” vào tôi lúc nào không biết. Đến giờ, tôi làm trà sen vì đam mê chứ không đặt nặng chuyện kinh doanh lỗ, lãi”.

Theo chia sẻ của nghệ nhân Lưu Thị Hiền, nghề làm trà sen vốn nhiều vất vả, thức khuya, dậy sớm, phải nâng giấc cho từng mẻ trà sấy bằng phương pháp thủ công, những ngày nắng nóng, ít người chịu được sức nóng trong lò sấy than củi để sấy trà, bởi vậy nhiều hộ đã bỏ nghề. Nếu không tâm huyết thì không thể theo đuổi được nghề này. Biết nghề nhiều vất vả nhưng bà Hiền vẫn muốn giữ nghề của gia đình, hiện tại, bà Hiền đã truyền bí quyết làm trà cho các con tiếp tục gìn giữ nghề.

Trà sen Hiền Xiêm – Sản phẩm OCOP 4 sao của quận Tây Hồ
Nghệ nhân Lưu Thị Hiền (bên phải) giới thiệu sản phẩm Trà sen Hiền Xiêm tới các đại biểu tham dự Lễ hội Sen Hà Nội

“Năm nay tôi đã gần 80 tuổi, gắn bó với nghề ướp trà sen gần cả cuộc đời, mặc dù trải qua những thăng trầm vất vả nhưng chưa khi nào tôi cảm thấy chán nản công việc hay mất đi tình yêu nghề. Tôi nhận thấy luôn có một niềm đam mê, tự hào, hãnh diện về nghề với những cảm xúc khó có thể đo, đếm được. Với tôi, làm trà sen là để gói những nét tinh hoa, đặc trưng của Hồ Tây gửi tới khách hàng trong nước và quốc tế, để quảng bá thức trà nổi tiếng của làng Quảng An”, bà Hiền nói.

Gia đình nghệ nhân Lưu Thị Hiền có nhiều đời làm nghề ướp trà sen. Hàng ngày, cả gia đình đều cùng nhau ướp trà sen. Mọi người trong gia đình từ già đến trẻ, mỗi người một việc từ tách cánh, phơi nhụy, tách lấy những hạt gạo để riêng rất kỳ công. Việc lấy gạo sen là công đoạn khó, người làm phải nhẹ nhàng, khéo léo sao cho gạo sen không bị vỡ nát, bay mất hương thơm. Người làm phải biết độ nóng, nguội của trà, phải kiên trì nâng giấc trong từng mẻ sấy.

Đặc biệt, trà phải được sấy theo cách truyền thống bằng than hoa để cho ra hương thơm đặc trưng. Càng ướp nhiều lần thì hương sen càng quyện, trà càng thơm lâu. Để ướp được 1kg trà sen phải cần đến 1.500 bông hoa sen, mà hoa sen dùng để ướp trà là loại Sen Bách Diệp trồng tại Hồ Tây - loại hoa có 100 cánh vừa được sắc, vừa được hương bởi có nhiều gạo sen, cộng với loại trà ngon, sạch, phải qua đủ 21 ngày với 7 lần vào hương gạo sen và 7 lần sấy mới có được trà sen tuyệt hảo.

“Có những ngày trời nắng nóng, cộng với nền nhiệt của lò sấy, nếu không có lòng “đam mê”, chắc chắn tôi sẽ không làm nghề được. Với chi phí thực tế hiện nay, một bông hoa sen có giá khoảng 10.000 đồng thì để làm một cân trà sen, chi phí đầu vào đã lên tới trên chục triệu đồng, chưa kể tiền nhân công. Đa số khách hàng của tôi đều là người quen, cứ đến mùa lại đặt hàng trước, nên sản lượng trà sản xuất ra cũng có giới hạn. Ngoài việc gìn giữ văn hóa của người Hà Nội, nghề làm trà sen còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho những lao động yếu thế giản đơn. Chúng tôi mong nghề làm trà sen được quảng bá để giữ nghề truyền thống của người Hà Nội”, bà Lưu Thị Hiền chia sẻ.

Trà sen Hiền Xiêm – Sản phẩm OCOP 4 sao của quận Tây Hồ
Thương hiệu trà sen Hiền Xiêm là đại diện duy nhất đạt chứng nhận OCOP 4 sao của quận Tây Hồ

Phát triển trà sen gắn với du lịch cộng đồng

Nhiều năm qua, gia đình nghệ nhân Lưu Thị Hiền nói riêng và bà con làm nghề ướp trà sen tại quận Tây Hồ nói chung luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện để gìn giữ làng nghề, được tham gia các sự kiện lớn, các hội chợ kết nối giao thương với các quận, huyện, tỉnh thành trên cả nước.

Đến nay, thương hiệu “Chè sen Quảng An - tinh hoa chè Việt” của quận Tây Hồ (đã được công nhận từ năm 2013) tiếp tục được phát triển với thương hiệu trà sen Hiền Xiêm là đại diện duy nhất đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Sản phẩm Trà sen Hiền Xiêm đã được lựa chọn, cho phép phục vụ tại nhiều sự kiện quan trọng của đất nước.

Ngoài sản phẩm ướp sen truyền thống, nghệ nhân Lưu Thị Hiền còn ướp chè bông. Trước đây, chè bông phải bảo quản trong ngăn đá, tuy nhiên hiện nay đã sấy thăng hoa mang đi khắp nơi được nhiều người thưởng thức.

“Trong thời gian tới, để tiếp tục gìn giữ và phát triển làng nghề, chúng tôi mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện để chúng tôi - những người dân trực tiếp làm nghề truyền thống tại địa phương tiếp tục được tham gia trồng sen Bách Diệp tại tất cả các hồ nhỏ xung quanh Hồ Tây.

Đồng thời tiếp tục được quan tâm hỗ trợ về giống cây, kỹ thuật và được phổ biến những kinh nghiệm, những công nghệ mới tiên tiến trong việc chăm sóc cây sen - nguồn nguyên liệu chính để sản xuất trà sen. Đặc biệt, thành phố và quận tạo điều kiện để gia đình tôi có thể là địa điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm trà sen Tây Hồ để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của địa phương”, nghệ nhân Lưu Thị Hiền nhấn mạnh.

Trà sen Hiền Xiêm – Sản phẩm OCOP 4 sao của quận Tây Hồ
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày của Trà sen Hiềm Xiêm trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội 2024

Phải đối mặt với nhiều thách thức, nghề ướp trà sen Tây Hồ truyền thống đang gặp nhiều khó khăn bởi hoa sen Bách Diệp ngày một ít, chi phí cũng ngày càng đắt đỏ. Ông Trần Gia Hùng, Trưởng Phòng Kinh tế quận Tây Hồ cho biết: Trước thực tế diện tích trồng sen đang bị thu hẹp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, UBND quận Tây Hồ triển khai thực hiện đề án khôi phục, phát triển trồng cây sen trên một số hồ nhỏ khu vực xung quanh hồ Tây với giống sen Bách Diệp với diện tích 7,5 ha.

Theo ông Hùng, đến thời điểm hiện tại, quận Tây Hồ có trên 200 hộ gia đình sản xuất trà sen truyền thống, có 40 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao là sen trà Hiền Xiêm của hộ kinh doanh Lưu Thị Hiền. Thời gian tới, quận tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và du lịch làng nghề trên địa bàn; đồng thời, giữ gìn, lan tỏa thương hiệu sản phẩm.

"Với rất nhiều lợi thế, quận ưu tiên tạo liên kết phát triển sản phẩm trà sen OCOP theo nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng đẩy mạnh công nghiệp văn hóa phát triển”, ông Hùng cho biết thêm.

Đọc thêm

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm