Tag
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội)

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nông thôn mới 10/07/2024 15:19
aa
TTTĐ - Mặc dù xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn, song công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) thời gian qua ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Địa phương đang nỗ lực để hoàn thành sớm nhất chỉ tiêu Nông thôn mới của giai đoạn 2021 - 2025 mà thành phố Hà Nội giao.
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Xây dựng Nông thôn mới nâng cao giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Huyện Đan Phượng nỗ lực hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân

Nhiều tiêu chí chưa đạt

Báo cáo của huyện Phúc Thọ cho thấy, hiện tại, nhiều xã trên địa bàn huyện chưa đạt các tiêu chí liên quan đến cơ sở hạ tầng. Vấn đề này đang được huyện Phúc Thọ nỗ lực tháo gỡ để hoàn thành sớm nhất các chỉ tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trong giai đoạn 2021-2025 mà thành phố Hà Nội giao.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Cấn Văn Hồng, các tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại các xã của huyện chưa đạt chủ yếu là về hạ tầng, cần nguồn lực đầu tư rất lớn. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư xây dựng Nông thôn mới của huyện còn hạn chế. Đây là rào cản lớn nhất đối với việc thực hiện mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của huyện.

Kết quả rà soát tại 20 xã của huyện Phúc Thọ trong tháng 3/2024, đối với tiêu chí giao thông, toàn bộ 20 xã của huyện chưa đạt. Cụ thể, một số tuyến đường ở các xã được đầu tư từ giai đoạn trước nay đã xuống cấp, cần được làm mới; giao thông liên xã chưa được bảo trì hằng năm…

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Đường giao thông nông thôn tại xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ)

Về thủy lợi, mới có 12 xã đạt, 8 xã chưa đạt, gồm: Phụng Thượng, Vân Phúc, Trạch Mỹ Lộc, Tích Giang, Vân Hà, Long Xuyên, Ngọc Tảo và Thanh Đa. Đáng chú ý, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa ở các xã còn thấp, nhiều tuyến bị xuống cấp, hư hỏng, gây khó khăn trong việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất.

Đối với lĩnh vực giáo dục, có 6 xã đạt, 14 xã chưa đạt. Trên địa bàn các xã có 51/68 trường đạt chuẩn quốc gia; trong đó có 12 trường đạt chuẩn mức độ 2, 39 trường đạt chuẩn mức độ 1.

Về tiêu chí văn hóa, mới có 1 xã đạt, 19 xã chưa đạt. Trong đó, Trung tâm Văn hóa và Thể thao xã hiện mới có xã Tam Hiệp hoàn thành, xã Hát Môn đang được xây dựng, 18 xã còn lại chưa có. Nhà văn hóa thôn có 2 xã bảo đảm 100% thôn có nhà văn hóa hoặc đang được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, gồm: Thọ Lộc và Tích Giang; 18 xã nhà văn hóa còn thiếu hoặc đầu tư giai đoạn trước với quy mô không bảo đảm yêu cầu.

Toàn huyện có 95 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn, 62 nhà văn hóa thôn được xây dựng từ trước năm 2010, hiện đã xuống cấp, diện tích nhỏ, thiếu các thiết chế văn hóa. Ngoài ra, hiện huyện mới có 11 xã đã được cung cấp nước sạch từ trạm cấp nước tập trung...

Tiếp sức để Phúc Thọ hoàn thành mục tiêu

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Cấn Văn Hồng, trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Hà Nội giao chỉ tiêu cho huyện hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại 7 xã. Ngoài ra, đến hết năm 2025, huyện cũng cần xây dựng 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

“Là địa phương thuần nông nên nguồn lực đầu tư xây dựng Nông thôn mới của huyện rất hạn chế. Đây cũng là rào cản lớn nhất đối với mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của huyện. Dù vậy, địa phương đang rất quyết tâm, huy động mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà thành phố giao”, ông Cấn Văn Hồng nói thêm.

Trong năm 2024, huyện Phúc Thọ phấn đấu có thêm 3 xã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao gồm: Tam Hiệp, Vân Phúc, Phụng Thượng; cùng với đó là nỗ lực đưa xã Hát Môn về đích Nông thôn mới kiểu mẫu.

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Diện mạo Nông thôn mới khang trang tại xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ). Ảnh: Nguyễn Quang

Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, để khắc phục khó khăn về nguồn lực, địa phương chỉ đạo đẩy mạnh hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Năm 2023, con số này đạt gần 1.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng giúp địa phương bớt áp lực về kinh phí đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội.

Lãnh đạo UBND huyện Phúc Thọ cũng nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, địa phương cố gắng triển khai các tiêu chí theo hướng bền vững. Ví dụ, khi xây dựng đường giao thông, đều chỉ đạo các xã tập trung đầu tư làm asphal, thay vì chỉ cứng hoá.

Ông Nguyễn Đình Sơn khẳng định: Địa phương quyết tâm và cam kết sẽ đạt mục tiêu xây dựng Nông thôn mới của nhiệm kỳ 2021 - 2025. Dù vậy, so với các địa phương khác, huyện Phúc Thọ vẫn còn chậm phát triển, chính vì vậy, huyện mong muốn thành phố Hà Nội và các quận tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn lực tiếp sức Phúc Thọ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm