Tag

Thạch Thất đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

Nông thôn mới 19/04/2021 21:00
aa
TTTĐ - Tối 19/4, huyện Thạch Thất (Hà Nội) tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) năm 2020.
Hà Nội có thêm 11 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Sóc Sơn (Hà Nội) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện Nông thôn mới Bước chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của Nhân dân Thanh Oai và Phúc Thọ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025"; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Ngô Thị Thanh Hằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVI) về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”; Đào Đức Toàn, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Hoàng Trọng Quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội; Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội; Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP, cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành TƯ, TP Hà Nội, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND và đông đảo Nhân dân huyện Thạch Thất.

Tập trung, huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM

Trình bày báo cáo tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng cho biết, giai đoạn 2010 - 2020, huyện đã huy động tổng số nguồn vốn để bố trí thực hiện chương trình NTM gần 5.000 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước hơn 4.100 tỷ đồng (chiếm 82,25%), gồm: Ngân sách Trung ương: 4 tỷ đồng; Ngân sách TP trên 1.446 tỷ đồng (chiếm 28,96%); Ngân sách huyện trên 2.577 tỷ đồng (chiếm 51,6,9); Ngân sách xã trên 80 tỷ đồng (chiếm 1,6%); Vốn ngoài ngân sách trên 886 tỷ đồng (chiếm 17,74%) (gồm vốn doanh nghiệp, HTX gần 169 tỷ đồng (chiếm 3,38%), vốn đóng góp của Nhân dân gần 383 tỷ đồng (chiếm 7,66%)); Vốn xã hội hóa và các nguồn vốn khác gần 335 tỷ đồng (chiếm 6,7%).

Thạch Thất đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
Các đại biểu dự buổi lễ

“Ngoài ra, các ngân hàng, quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn huyện cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM với tổng dư nợ đến hết năm 2020 trên 6.598 tỷ đồng, góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, phát triển kinh tế của huyện Thạch Thất trong những năm qua. Về nợ xây dựng cơ bản, đến hết năm 2020 huyện không còn nợ đọng xây dựng cơ bản”, ông Nguyễn Mạnh Hồng cho hay.

Tính đến hết năm 2017, huyện Thạch Thất đã hoàn thiện đạt chuẩn các tiêu chí về NTM, 21/21 xã của huyện được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Tổng số đơn vị hành chính trên địa bàn huyện gồm: 22 xã, 1 thị trấn (trong đó 21 xã xây dựng NTM, xã Thạch Hòa nằm trong quy hoạch đô thị Hòa Lạc nên không tiến hành xây dựng NTM.

Các tiêu chí về xây dựng NTM về: Quy hoạch; Giao thông; Thủy lợi; Điện, Y tế - Văn hóa - Giáo dục; Sản xuất; Môi trường; An ninh - Trật tự xã hội; Chỉ đạo xây dựng NTM... đều hoàn thành đạt chuẩn 100%.

Thạch Thất đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng trình bày báo cáo kết quả xây dựng NTM của huyện

Theo Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng, sau khi hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh nâng cao một số tiêu chí đến năm 2025. Cụ thể: Thu nhập bình quân đầu người đạt 120 triệu đồng/người/năm; Duy trì tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM 100%, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM nâng cao 40%, NTM kiểu mẫu 25%.

Phấn đấu xây dựng huyện NTM nâng cao; Tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh văn hóa 85%. Tỷ lệ cơ quan, đơn vị được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa 95%. Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa 90%. Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia 100%, trong đó số trường đạt chuẩn mức độ 2 trên 30%; Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt trên 80%; Tỷ lệ thất nghiệp dưới 1%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 65%.

Thạch Thất đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định công nhận NTM cho huyện Thạch Thất

“Phấn đấu đến năm 2025, huyện Thạch Thất cơ bản không còn hộ nghèo (theo tiêu chí của TP). Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch 100%. Tỷ lệ rác thải được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý trong ngày đạt 100%. Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%. Tỷ lệ cụm công nghiệp, làng nghề có trạm xử lý nước thải 100%”, ông Nguyễn Mạnh Hồng cho biết thêm.

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh đã trao Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ và Nhân dân huyện Thạch Thất.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chúc mừng, biểu dương những kết quả đạt được của huyện Thạch Thất, đồng thời ghi nhận những nỗ lực, cố gắng không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện trong xây dựng NTM.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị Thạch Thất tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí NTM theo hướng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Thạch Thất đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội cắt băng khai mạc hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Hà Nội

Cùng với đó, huyện tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tiếp tục rà soát lại các quy hoạch theo hướng đi trước một bước để xây dựng NTM nâng cao. Huyện Thạch Thất cần đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; Phát triển nghề, các làng nghề có thế mạnh của địa phương; Triển khai kế hoạch thực hiện hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Tiếp tục chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; Tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị, trước mắt, huyện Thạch Thất cần tổ chức quán triệt sâu rộng Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, 10 chương trình công tác của Thành ủy (khóa XVII) trong toàn thể cán bộ, Nhân dân; Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để Nhân dân được tham gia đóng góp và trực tiếp thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trong khuôn khổ buổi lễ đã diễn ra triển lãm hội chợ giới thiệu các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Hà Nội. Huyện Thạch Thất cũng đã khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm