Tag

Thái Lan hai năm liền mất danh hiệu gạo ngon nhất thế giới

Nhìn ra thế giới 06/12/2019 10:03
aa
TTTĐ - Không giành được giải thưởng gạo ngon nhất thế giới trong hai năm liên tiếp là hồi chuông cảnh báo cho Thái Lan trong việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa Hom Mali để bắt kịp nhu cầu gạo thơm toàn cầu đang thay đổi. Đó cũng là cơ hội cho các nước khác, trong đó có Việt Nam vươn lên giành thị phần.

Thái Lan hai năm liền mất danh hiệu gạo ngon nhất thế giới

Ảnh minh hoạ

Thách thức của gạo Thái

Giống gạo Hom Mali (gạo Nhài) của Thái Lan đã để tuột mất danh hiệu gạo ngon nhất thế giới vào tay Campuchia vào năm ngoái và năm nay là giống gạo ST25 của Việt Nam, sau khi giành chiến thắng trong năm năm liên tiếp.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Laothamatas cho biết: “Đã đến lúc cả Chính phủ và khu vực tư nhân cùng chung tay nỗ lực để cải thiện chất lượng gạo Thái Lan, từ đó đáp ứng mong đợi của thị trường gạo toàn cầu”.

Ông Charoen cũng nhấn mạnh, bây giờ không giống như hai thập kỷ trước khi Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới. Đất nước chùa Vàng có thể bán tốt bất cứ loại gạo nào mà họ sản xuất. Tuy nhiên giờ đây đối thủ cạnh tranh đang tăng lên. Danh tiếng của đất nước sản xuất gạo chất lượng đang bị ảnh hưởng do thiếu nghiên cứu và phát triển hiệu quả để tạo ra các giống lúa Hom Mali tốt hơn.

Đồng baht mạnh lên cũng làm trầm trọng thêm tình hình xuất khẩu gạo. Đồng nội tệ lên giá đã đẩy giá gạo Thái Lan cao hơn 1.100 USD/tấn so với các nước khác. “Vì vậy, các đối thủ như Việt Nam đang giành thị phần lớn trong thương mại gạo toàn cầu. Họ có thể bán gạo giá rẻ bằng một nửa so với Thái Lan”, ông Charoen nói.

Việt Nam đã giành chiến thắng trong cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm nay bởi tiếp tục phát triển các giống lúa nhằm cải thiện cả chất lượng và năng suất cây trồng.

Nông dân đang gặt lúa tại tỉnh Narathiwat, miền Nam Thái Lan. Ảnh: AFP
Nông dân đang gặt lúa tại tỉnh Narathiwat, miền Nam Thái Lan. Ảnh: AFP

Trong khi đó Thái Lan vẫn đang loay hoay với các giống gạo cũ như Thai Hom Mali và Pathum Thani 1 cũng như không lai tạo ra được giống mới nào trong một thời gian dài. Trên thực tế, năng suất của gạo Thái Lan khoảng 400kg/rai (đơn vị đo diện tích, tương đương 1.600m2), khá thấp so với năng suất 1.000kg/rai của gạo Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong khi nhu cầu khách hàng trên thế giới đang tìm kiếm loại gạo có kết cấu mềm thì gạo Thái vẫn cứng như những năm trước. Mặc dù có phát triển một số giống mới mềm hơn nhưng việc thúc đẩy người trồng giống lúa này vẫn chậm và không thành công. Điều này đã khiến các nhà xuất khẩu không thể đáp ứng nhu cầu gạo mềm, dẻo.

“Nếu tiếp tục không có biện pháp gì để cải thiện vấn đề này, gạo Thái Hom Mali sẽ sớm trở thành quá khứ. Khi người tiêu dùng trên thế giới đã quen với mùi vị gạo rẻ hơn đến từ các nước xuất khẩu khác thì gạo Thái Lan sẽ rất khó lấy lại được chỗ đứng của mình”, ông Charoen nhấn mạnh.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2019 được dự báo sẽ chỉ đạt khoảng 8 - 8,1 triệu tấn, giảm 3,5 triệu tấn so với năm 2018 và thấp hơn chỉ tiêu mới được hạ xuống là 9 triệu tấn.

Cơ hội cho Việt Nam

Tanee Sreewongchai, Phó khoa Nông nghiệp của Đại học Kasetsart, cho biết gạo Nhài Thái được phát triển từ từ hai giống Khao Dok Mali 105 và Kor Thor 15. Loại gạo này tạo ra mùi thơm đậm với kết cấu mềm và hạt dài.

Tuy nhiên, đó là từ năm 1959 và kể từ đây không có nỗ lực nào để cải thiện chất lượng, trong khi các chủng gạo đối thủ của Thái Lan thì ngày càng được nâng cao chất lượng hơn.

Vì vậy, ông nhận định Việt Nam đã trở thành đối thủ thực sự của Thái Lan trên thị trường xuất khẩu gạo. Việt Nam có thể có thể sản xuất gạo tốt hơn với giá thấp hơn.

Cuộc thi gạo ngon nhất thế giới được Tổ chức Thương mại lúa gạo thế giới tổ chức hằng năm từ năm 2009 và nay đã là năm thứ 11. Tại cuộc thi năm nay, gạo ST25 được lai tạo bởi nhóm nhà khoa học ở Sóc Trăng đã giành giải Nhất.

Cuộc quy tụ hơn 20 công ty kinh doanh gạo quốc tế cùng hơn 100 thương gia xuất nhập khẩu gạo và 20 nhà khoa học đến từ năm Châu lục.

ST25 của Việt Nam là giống lúa cao sản có thể trồng 2 - 3 vụ/năm, trong khi gạo thơm Thái Lan là lúa mùa dài ngày, chỉ trồng được một vụ mỗi năm. Gạo ST25 có hạt dài trắng tinh, dẻo, có mùi thơm dứa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Bên cạnh đó, giống lúa ST25 được sản xuất theo quy trình sạch và chế biến theo dây chuyền hiện đại với công nghệ của Thụy Sĩ, với mục tiêu "3 không": Không hàm lượng cadimi, aflatoxin; không dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ; không dùng hóa chất tạo mùi.

Trước đây, Thái Lan nhờ thi gạo ngon mà khẳng định được vị thế của Thái Hom Mali; Campuchia nhờ đoạt giải nhất liên tiếp ba năm đã xuất khẩu gạo tăng đột biến, giá cao...

Vì vậy, hy vọng với giống gạo ngon này, tương lai xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ rộng mở. Các nhà nhập khẩu đều muốn tìm được loại gạo ngon, giá rẻ về tiêu thụ.

Bài liên quan

Sóc Trăng: Khen thưởng và tri ân nhóm nghiên cứu giống lúa ST25

Thêm 42 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo

Nghị định 107 của Chính Phủ tháo gỡ nhiều rào cản cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Đọc thêm

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Xem thêm