Tag

Thân nữ dặm trường…Chống lại 26 công ty hóa chất Mỹ!

Tiêu điểm 09/07/2020 10:10
aa
Bà tên là Trần Tố Nga sinh năm 1942 ở Sóc Trăng, vốn là phóng viên chiến trường của Hãng thông tấn xã Giải phóng. Bà cũng từng bị phía bên kia giam cầm, tù đày và bị nhiễm chất độc dioxin. Theo kết quả tại một Phòng xét nghiệm ở Đức, năm 2011, mức độ nhiễm dioxin trong máu của bà cao nhiều hơn mức cho phép. Hậu quả là con gái đầu của bà chết lúc 17 tháng tuổi vì bệnh tim, con thứ hai bị bệnh Alpha Thalassenue (hồng cầu khuyết)... đều do nhiễm độc da cam từ mẹ.
3312 cd02
Bà Trần Tố Nga đồng hành cùng các nạn nhân chất độc màu da cam tại TP Hồ Chí Minh
“Miền hoang” của nhà văn Sương Nguyệt Minh được giải Sách hay 2015

Chuẩn bị hồ sơ từ năm 2010, vào tháng 3 năm 2013, Văn phòng Luật sư Bourdon & Forestier, đại diện cho bà Trần Tố Nga nộp đơn lên Tòa Đại hình Evry của Pháp kiện 26 công ty hóa chất Mỹ, đòi công lý cho 4 triệu nạn nhân nhân chất độc da cam Việt Nam và hàng vạn binh lính và nhân viên dân sự người Mỹ, Nam Hàn, Australia, Philippine, Tân Tây Lan.... Một mình ở Paris, hầu như không có tiền, quyết liệt đeo đuổi vụ kiện gần chục năm nay. Sau nhiều lần hoãn đi hoãn lại, hiện nay vụ kiện đã đến giai đoạn quyết định. Ngày 30/6/2020 vừa qua, bà đã bày tỏ hoàn cảnh, tình cảm và ý chí qua một bức thư. Bức thư đã nói hầu như đủ mọi điều. Tôi tin rằng, đọc xong nhiều người sẽ hiểu, sẽ chia sẻ, đồng cảm, kính trọng, cảm phục, lan tỏa và đồng hành với bà.

"Gửi các bạn thân yêu của tôi.

Ngày hôm qua, 29 tháng 6, thẩm phán phiên tòa thứ 19 về vụ kiện da cam đã quyết định mở phiên xử tại tòa đại hình Evry vào ngày 12 tháng 10 năm 2020.

Mười hai năm từ lúc quyết định kiện, 6 năm từ khi khởi kiện và có phiên tòa đầu tiên, cuối cùng thì sự kiện mong đợi cũng thực sự bắt đầu. Cám ơn các bạn trong sáu năm qua đã không ngừng động viên, ủng hộ, nhưng hôm nay, để được mọi người cùng đồng lòng, cùng nhau đi đến đích cuối cùng của cuộc chiến đấu đầy cam go này, cho phép tôi được thưa với các bạn những lời từ tâm can.

Làm giao liên Sài Gòn từ năm 8 tuổi, vỏn vẹn 12 năm sống với ông bà, từ đó xa nhà, là học sinh miền Nam trong tình yêu thương của nhân dân, thầy cô và bạn bè. Sau đó làm bạn trên đường Trường Sơn, làm đồng chí cùng chung chiến hào, sống chết bên nhau, rồi vào tù chịu roi đòn tra tấn, mỗi giai đoạn quan trọng của đời tôi được gói trong mười năm. Mười năm ở miền Bắc, mười năm trong chiến tranh. Ngày Ba mươi tháng Tư, tôi ôm con ra khỏi tù với ký ức về người mẹ mất tích, về những người bạn đã để lại tuổi xuân ở một nơi nào đó trên mảnh đất còn quá nhiều hố bom, quá nhiều vết tích tàn phá của chất độc da cam.

15 năm làm cô giáo đầy sóng gió và hơn hai mươi năm lang thang nhiều nơi, nhiều xứ để thay người đã mất góp chút sức cuối đời hoàn thành lời thề: Vì hạnh phúc của nhân dân. Đến giờ này, lời nguyện ấy vẫn còn tươi xanh, nguyên vẹn.

Một tuần lễ thăm các gia đình nạn nhân da cam đã cho tôi biết những đau khổ cùng cực và ý chí sống mạnh mẽ, tấm lòng nhân ái của những con người thân thể quặt quẹo, nói không ra tiếng nhưng biết lau nước mắt cho người nguyên lành. Một câu hỏi dằn vặt tôi: "Khi thế hệ cha mẹ họ chết đi rồi, ai sẽ là người chăm sóc họ khi Nhà nước cũng đang còn quá nhiều khó khăn? Ai?".

Bởi lẽ đó, khi luật sư William BOURDON và nhà văn Andre BOUNY yêu cầu tôi đứng đơn kiện các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất chất độc da cam để quân đội Mỹ rải trên lãnh thổ Việt Nam, tôi đã không từ chối.

Tôi không từ chối sau khi tôi hiểu rằng, lúc bấy giờ, tôi là trường hợp duy nhất có thể kiện và vì vậy là cơ may cuối cùng cho các nạn nhân da cam Việt Nam và tất cả các nạn nhân da cam trên thế giới vì tôi hội đủ ba điều kiện: Tôi đang ở Pháp, là nước duy nhất có luật cho phép luật sư Pháp mở các vụ kiện quốc tế bảo vệ công dân Pháp chống lại một nước khác làm hại mình. Tôi có quốc tịch Pháp sau khi nhận huân chương Bắc đẩu Bội tinh. Và, bản thân tôi là nạn nhân chất độc da cam.

Một câu hỏi được đặt ra: Vụ kiện sẽ rất lâu dài, rất gian nan, liệu tôi có đủ gan, đủ sức đi tới cùng, hay nên chăng chọn một giải pháp ngắn và đơn giản hơn: Hòa giải và nhận bồi thường. Chúng tôi đã nói KHÔNG với giải pháp này.

2009 - 2011, hai năm để thuyết phục, hai năm để xóa nghi kỵ, hai năm chịu đựng những hiểu lầm để đạt được sự đồng thuận, cuối cùng tôi đã cầm tờ kết quả xét nghiệm kết luận nồng độ dioxin trong máu của tôi cao hơn tiêu chuẩn qui định. Có thể kiện rồi! Nhưng lại chưa thể!

2011 - 2013, thêm hai năm chờ đợi cho bộ luật của Pháp quay về cho phép các vụ kiện quốc tế. Và tháng 3 năm 2013, khi chúng tôi được phép kiện, khi hồ sơ bắt đầu nghiên cứu từ 2009 đã hoàn chỉnh, thì cần phải có 35.000 euro để được một dịch giả nhậm thệ quốc tế dịch 30 trang tài liệu từ tiếng Pháp qua tiếng Anh, trong khi chúng tôi không có một đồng nào.

Trong một cuộc họp nhỏ, khi nghe nói về vụ kiện, lúc ấy còn đang giữ kín để đối phương chưa bị đánh động, các bạn Pháp, dù không biết tôi là ai, nhưng chỉ trong một tuần, đã gởi cho tôi 16.000 euro. Cảm động hơn nữa, các anh chị Việt kiều từ nhiều nguồn, đã chung tay với chúng tôi, cùng đi tới. Hòa hợp dân tộc đã được vụ kiện giúp thực hiện. Số tiền còn thiếu được gửi từ Việt Nam vừa kịp cho chúng hoàn tất thủ tục.

14 tháng 5 năm 2013, Tòa đại hình Evry đã chấp đơn của tôi, Trần Tố Nga, khởi kiện 26 công ty hóa chất Mỹ, đúng một ngày trước khi chúng tôi mất thời hiệu kiện được luật qui định là 5 năm từ khi tuyên bố là nạn nhân chất độc da cam. Lại chờ đợi!

Tháng 4 năm 2014, tôi nhận được thông báo tòa sẽ mở phiên đầu tiên với danh sách hầu tòa của 19 công

than nu dam truong chong lai 26 cong ty hoa chat my
Máy bay Mỹ rải chất độc xuống Việt Nam

ty, tập đoàn hóa chất Mỹ đã từng sản xuất chất khai hoang trong chiến tranh Việt Nam. Đêm hôm đó, cũng như đêm vừa qua, tôi không ngủ được khi thấy đứng đầu danh sách là hai tập đoàn được gọi là người không lố thế giới trong ngành sản xuất hóa chất: Monsanto và Dow Chemical, cũng là hai tập đoàn chủ yếu sản xuất chất da cam trong chiến tranh. Họ chưa một lần ra hầu ở bất cứ tòa án nào ở nhiều nước.

Từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 6 năm 2020, tròn sáu năm trôi qua với 19 phiên tòa, với rất nhiều khó khăn, trở ngại vô lý do đối phương không ngừng gây ra. Trong sáu năm ấy, tôi cũng đã trải qua nhiều cơn bịnh ngặt nghèo, tuổi đã ngấp nghé 80, nhưng từ một người đơn lẻ, hôm nay tôi đã có được hàng ngàn, hàng chục ngàn người từ nhiều nước trên thế giới tự nguyện đồng hành. Chính những điều ấy đã không cho phép tôi có, dù một phút, nản lòng, sờn chí. Mà nản sao được khi trước mắt tôi luôn hiện hình ảnh các nạn nhân da cam, ánh mắt hy vọng, trông đợi của họ vào công lý.

Nản sao được khi mình đã tự nhận là đại diện của hàng triệu người đã ngã xuống.

Vậy thì, các bạn ơi, hơn lúc nào hết, vụ kiện chất độc da cam của Trần Tố Nga cần đến sự chung tay, góp sức của mỗi một người trong chúng ta, vì dù nó có mang tên của một người thì đây vẫn là cuộc chiến đấu vì công lý, vì lẽ phải của mỗi người cho những người bất hạnh hơn mình.

Cuộc chiến khốc liệt, mà có cuộc chiến nào không khốc liệt, dù trong thời nào, đang đi tới những trận cuối, dù chưa biết kết thúc lúc nào và như thế nào. Nhưng đây là cuộc chiến đấu cuối cùng, là cơ may cuối cùng, để cho thảm họa da cam không bị rơi vào quên lãng, để cho thế giới nhận rõ tội ác quá khứ, để chặn đứng tội ác thuốc trừ sâu hôm nay, để người gây tội ác ít ra cũng phải thừa nhận tội ác và đền bù tội ác cho nhân loại, cho các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của họ.

Chính vì vậy, từ đây đến ngày xử của tòa, xin các bạn, mỗi người hãy giúp lan tỏa thông tin để cả thế giới và các thẩm phán của tòa hiểu rằng cả Việt nam đang lên tiếng đòi công lý cho nạn nhân da cam, đòi người gây tội phải nhận tội.

Xin các bạn, bằng cách của mình, nói với người thân, với tất cả các bạn của mình, những người ở kế bên mình thông tin về một vụ kiện ở trên đất Pháp nhưng vì chính những nạn nhân Việt Nam mà đã kiên trì diễn ra trên mười năm nay và sẽ còn kéo dài với hy vọng cuối cùng là sự thật được thừa nhận.

Các bạn giúp chia sẻ thư này cho tất cả những người bạn và những người bạn của bạn tiếp tục chia sẻ. Ngày 18 tháng 8 là ngày Nạn nhân Da cam, họ sẽ ấm lòng hơn nhờ các bạn.

Kính,

Trần Tố Nga"

Các luật sư của các công ty hóa chất Mỹ đã từng đưa ra vô số lý do để trì hoãn, làm chậm hành trình vụ kiện hòng khiến cho nguyên đơn mệt mỏi, bỏ cuộc. Thì rất có thể, trong phiên tòa sớm nhất, các luật sư bên bị đơn lại tiếp tục gây khó khăn, đòi chứng minh các căn bệnh da cam phát sinh, và di truyền qua đời sau ở Việt Nam có mối liên hệ với chất độc dioxin da cam.

Vì vậy, các bạn hãy chia sẻ, lan tỏa, đồng hành cùng bà Trần Tố Nga để thân nữ dặm trường được tiếp thêm sức mạnh, để công lý được thực thi cho hàng triệu nạn nhân chất độc da cam đau thương khác.

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm