Thành phố Cần Thơ cấm san lấp 63 hồ, kênh, rạch
![]() |
Hồ nhân tạo Búng Xáng rộng 18ha ở trung tâm quận Ninh Kiều vừa cải tạo 3 năm trước để “tạo cảnh quan môi trường, điều hòa vi khí hậu, trữ nước, chống ngập đô thị” nhưng không được quản lý nên nhiều diện tích đã bị cỏ rác lấp đầy |
Đây là những hồ, kênh, rạch tự nhiên và nhân tạo đang có chức năng tạo cảnh quan môi trường, điều hòa vi khí hậu, thoát nước, chống ngập úng và phục vụ sản xuất. Hầu hết được bảo vệ nguyên vẹn hiện hữu, với kênh rạch là toàn tuyến hoặc tuyến chính.
Trong đó, các hồ lớn như hồ nhân tạo Búng Xáng rộng 18ha và hồ nhân tạo Xáng Thổi rộng 6,5ha đều ở quận Ninh Kiều có chức năng tạo cảnh quan môi trường, điều hòa khí hậu, trữ nước, chống ngập đô thị. Hồ tự nhiên khu vực 3 rộng 26,593ha ở quận Ô Môn có chức chứa nước mưa, nước sinh hoạt.
![]() |
Ngày 12/10/2022, nước triều cường ngập sâu Bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ |
Hàng chục kênh, rạch cấm san lấp ở các phường nội ô có chức năng chính là điều hòa vi khí hậu, thoát nước, phòng chống ngập úng. Hầu hết kênh, rạch ở vùng ven cấm san lấp có chức năng chính là thoát nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ở các huyện Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh có 8 kênh, rạch cấm san lấp để điều hòa khí hậu, tiêu thoát nước.
Hai khu bãi bồi tại quận Ô Môn cụng bị cấm san lấp, để nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn có bãi bồi Thới Trinh rộng 21,8ha ở phường Thới An và bãi bồi khu vực Cái Sơn, Thới Thạnh Đông rộng 2,3ha ở phường Thới Long.
Ngoài 63 hồ, kênh, rạch được nêu đích danh và phạm vi bảo vệ, quyết định cũng yêu cầu bảo vệ “các hồ, kênh, rạch khác còn lại trên địa bàn thành phố có chức năng điều hòa vi khí hậu, tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng, bảo vệ nguồn nước”.
Quyết định số 3771/QĐ-UBND nêu rõ yêu cầu: Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trên địa bàn thực hiện, quản lý các hồ, kênh, rạch không được san lấp theo đúng quy định; Thường xuyên phối hợp với UBND quận, huyện rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, kênh, rạch không được san lấp trên địa bàn thành phố Cần Thơ trên cơ sở phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tình hình thực tiên của địa phương; Định kỳ báo cáo công tác quản lý hồ, kênh, rạch không được san lấp về UBND thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Các đơn vị, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, kênh, rạch có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp bảo vệ.
![]() |
Trung tâm thành phố Cần Thơ dịp triều cường giữa tháng 10/2022 |
Đây là lần đầu tiên thành phố Cần Thơ có quyết định công bố danh mục hồ, kênh, rạch không được san lấp và yêu cầu các cấp, các ngành liên quan có trách nhiệm bảo vệ. Quyết định đáp ứng nhu cầu bức thiết của cuộc sống trước thực tế thời gian qua nhiều hồ, kênh, rạch không được quản lý đã bị lấn chiếm, san lấp nên mưa to là gây ngập, như dịp triều cường giữa tháng 10/2022 đã nhấn chìm cả trung tâm thành phố vào biển nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024

Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS

Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất

“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi!

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng
