Thành phố Hà Nội bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng
Theo đó, các trạm mới được bố trí dọc theo tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông như: Ga Thái Hà, Cát Linh, Thượng Đình, Văn Quán, Hà Đông, La Thành, Phùng Khoang...
Còn tại quận Hoàn Kiếm, nhiều vị trí được bổ sung trạm như: Đường Lê Thánh Tông (bên trái cổng vào Trường Đại học Y Dược); Lý Thường Kiệt (trước tòa nhà Cục Thông tin và Khoa học Công nghệ Quốc gia); Hàng Trống (bên phải cổng Báo Nhân Dân); vườn hoa Thợ Nhuộm (đối diện Ngân hàng BIDV Quán Sứ)...
Ở quận Ba Đình, có các trạm tại khu vực Giảng Võ (bên phải lối vào Bộ Y tế); Bệnh viện Xanh Pôn (gần nút giao Trần Phú – Hùng Vương)...
![]() |
Người dân được hướng dẫn khi sử dụng xe đạp công cộng lần đầu |
Tại quận Hà Đông, các điểm mới gồm: khu vực tổ dân phố Cầu Đơ 3 (phường Hà Cầu) và trụ sở UBND phường Mộ Lao (số 171 Nguyễn Văn Lộc)...
Ông Đỗ Bá Quân - Chủ tịch Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam - đơn vị vận hành hệ thống cho biết, người dân có thể thuê và trả xe tại bất kỳ trạm nào. Dịch vụ cho phép mua vé ngày, vé tháng, với mức giá thuê là 5.000 đồng/30 phút cho xe đạp cơ và 10.000 đồng/30 phút cho xe đạp điện.
Sau hơn một năm thí điểm kể từ ngày 24/8/2023, công ty đã triển khai hơn 800 xe đạp cơ tại 90 trạm thuộc 6 quận. Dịch vụ đã thu hút hơn 833.000 lượt người đăng ký, trung bình gần 700 người đăng ký mới mỗi ngày.
Có thể thấy, việc triển khai mô hình xe đạp công cộng giúp giảm ùn tắc giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguồn nhiên liệu để hướng tới Thủ đô xanh - sạch - đẹp.
![]() |
Xe đạp công cộng là phương tiện ưa thích của các bạn trẻ |
Xe đạp công cộng được thiết kế đơn giản với khung xe bằng sắt chắc, có kèm kẹp ở giữa tay lái để kẹp điện thoại phòng trường hợp khách cần xem bản đồ hoặc nghe nhạc. Xe có thể điều chỉnh độ cao thấp của yên một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Nhìn chung, phương tiện công cộng được thiết kế khá tiện lợi, dễ dàng, thân thiện, đáp ứng được nhu cầu cơ bản sử dụng cho mọi đối tượng sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Việc phát triển loại hình xe đạp công cộng để hỗ trợ các loại hình vận tải hành khách công cộng khác (đường sắt đô thị, xe buýt) sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa lĩnh vực vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, từng bước thay đổi thói quen đi lại của người dân, giảm ô nhiễm môi trường và bước đầu hình thành mạng lưới phụ trợ giúp kết nối người dân đến trạm xe buýt thuận tiện"
Từ khi thí điểm triển khai, xe đạp công cộng được kỳ vọng là phương tiện phổ biến trong thời gian tới tại Việt Nam.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu, phát triển metro

Hải Phòng: 70 năm thành phố anh hùng “Trung dũng - Quyết thắng”

Tên 168 phường, xã của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập

Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024

Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS

Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất

“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi!

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng
