Tag

Thanh toán không dùng tiền mặt: Thói quen tiêu dùng mới của người dân

Công nghệ số 02/10/2024 08:00
aa
TTTĐ - Thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống và trở thành thói quen tiêu dùng mới của người dân Thủ đô. Việc này không chỉ đảm bảo được quyền lợi tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp mà còn từng bước xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Nhân rộng mô hình “Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt” Cần thiết mở rộng dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt Hoàn thành 3 điểm trông giữ xe không sử dụng tiền mặt trước 31/8 Nhất quán triển khai giải pháp công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt Hiệu quả triển khai trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Hà Nội

Mã QR xuất hiện ở mọi nơi

Khoảng hai năm trở lại đây, tại các trung tâm thương mại, chợ dân sinh, các cửa hàng ăn, hàng tạp hóa... trên địa bàn thành phố Hà Nội đều được trang bị mã QR Code. Không cần dùng tiền mặt, không cần thẻ, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, khách hàng có thể thực hiện thanh toán đơn hàng nhanh chóng, tiện lợi.

Chị Nguyễn Thị Hoa, chủ một quán tạp hóa tại Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) cho biết: Từ sau dịch COVID-19, hầu hết khách mua hàng đều thanh toán không sử dụng tiền mặt, kể cả đơn hàng vài chục nghìn tới vài trăm nghìn.

"Để thuận tiện cho khách thanh toán tôi dã in, dán mã QR Code tại bàn, trước quầy, trước cửa hàng và ở vị trí khách dễ xem nhất, hình thức thanh toán này rất tiện lợi cho cả người bán và người mua", chị Hoa vui vẻ nói.

Thanh toán không dùng tiền mặt: Thói quen tiêu dùng mới của người dân
Việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng được nhân rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng được nhân rộng trên địa bàn quận Long Biên với mô hình “Chợ 4.0 - Chợ không dùng tiền mặt” ở chợ Thượng Thanh mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Mô hình cũng nhận được sự ủng hộ rất lớn của tiểu thương và người dân.

“Thanh toán không dùng tiền mặt thuận lợi cho người mua và bán thì không có lý do gì không dùng. Hơn nữa chúng tôi cũng không mất công sức hay gặp khó khăn trong quá trình tạo mã QR vì đã được đoàn thanh niên hỗ trợ”, anh Nguyễn Văn Hải, chủ tiệm tạp hóa tại chợ Thượng Thanh nói.

Mới đây, quận Hoàn Kiếm được TP Hà Nội chọn để thí điểm xây dựng các tuyến phố không dùng tiền mặt, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, hướng đến tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Theo Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long, Hoàn Kiếm là một trong các đơn vị dẫn đầu về thu ngân sách của thành phố với các khoản thu thuần túy là tài chính, thương mại, dịch vụ, vì vậy, việc thanh toán không tiền mặt là nhu cầu tự nhiên của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn quận.

"Quận sẽ chọn những tuyến phố đặc thù như phố đi bộ, phố sách, phố ẩm thực, một số trung tâm thương mại, chợ truyền thống… để gắn biển công nhận "tuyến phố không dùng tiền mặt", từ đó nhân rộng trên địa bàn", Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết.

Tương tự, tại huyện Đông Anh, tuyến phố 4.0 "Thanh toán không dùng tiền mặt" đã được triển khai đồng loạt tại các điểm chợ, siêu thị trên địa bàn xã Vân Hà và xã Cổ Loa. Theo đó, các tiểu thương, hộ kinh doanh được hỗ trợ tạo tài khoản, mã QR thanh toán trực tuyến. Đồng thời, hướng dẫn những kiến thức cơ bản về thanh toán điện tử.

Tiền đề để xây dựng kinh tế số

Có thể thấy, việc thanh toán không dùng tiền mặt dần trở thành thói quen tiêu dùng mới của người dân. Lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong tiến trình tiến tới kinh tế số, xây dựng thành phố thông minh.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội và Sở Công thương cho thấy, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua đã diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt. Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh.

Một số chỉ tiêu đạt được như tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch điện tử ước đạt 45%; tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền nước không dùng tiền mặt đạt 96,67%; tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 99,9%…

Thanh toán không dùng tiền mặt: Thói quen tiêu dùng mới của người dân
Việc thanh toán không dùng tiền mặt dần trở thành thói quen tiêu dùng mới của người dân

Nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người dân, Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các sở, ngành đã kết hợp với các đơn vị liên quan tổ chức một cách bài bản và toàn diện các chương trình nhằm phát triển thương mại không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Sở Công thương Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân và tổ chức cá nhân doanh nghiệp hiểu rõ tác dụng của thanh toán không tiền mặt. Trong đó nhấn mạnh vào quyền lợi của người tiêu dùng về việc minh bạch thông tin, mua sắm an toàn theo phát động Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam (15/3).

Cụ thể như việc thanh toán không tiền mặt mang lại nhiều lợi ích. Người tiêu dùng và người bán không lo nguy cơ tiền giả, không mất thời gian tìm tiền trả lại, càng không cần phải cầm nhiều tiền mặt.

Sở cũng khuyến khích các đơn vị niêm yết rõ thông tin sản phẩm, giá bán sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tính năng và hướng dẫn sử dụng, đồng thời giải đáp thắc mắc cho khách hàng; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, xây dựng nét đẹp văn hóa trong tiêu dùng của Thủ đô ngày càng văn minh.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, với quyết tâm đến năm 2030, xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu đặt ra của Hà Nội đến năm 2025 là số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% - 25% hằng năm, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hà Nội khoảng 30%.

Theo kế hoạch về việc chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng 2030, thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên tất cả các lĩnh vực.

Đồng thời, triển khai hiệu quả các kế hoạch phát triển hóa đơn điện tử, biên lai điện tử. Khuyến khích các ngân hàng, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng trên địa bàn thành phố đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển, cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích, giá trị thiết thực cho người dân, doanh nghiệp…

Đọc thêm

Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0 Công nghệ số

Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0

TTTĐ - Đổi mới sáng tạo và số hoá là xu hướng tất yếu ngành GD&ĐT đang hướng đến trong nhiều năm qua, từ việc tuyển sinh trực tuyến, làm bài tập trên hệ thống online của nhà trường, cho đến việc sử dụng những thiết bị công nghệ mới trong lớp học.
Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng Công nghệ số

Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng

TTTĐ - Ngày 8/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức chương trình “Internet an toàn cho học đường” với chủ đề “Thám tử không gian mạng” dành cho học sinh THCS.
Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh Công nghệ số

Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh

TTTĐ - ASOCIO DX Award là giải thưởng công nghệ thông tin uy tín hàng đầu khu vực, nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thành tựu xuất sắc trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số trong thương mại điện tử Công nghệ số

Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số trong thương mại điện tử

TTTĐ - Thương mại điện tử là một lĩnh vực đầy tiềm năng, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế số, thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó, để khai thác thác tối đa cơ hội từ lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ một cách toàn diện và hiệu quả.
Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số Công nghệ số

Phường trung tâm TP Cần Thơ đổi thay với công nghệ số

TTTĐ - Ở nội ô quận Ninh Kiều, trung tâm thành phố Cần Thơ, phường Xuân Khánh có 3.939 hộ dân với 18.642 nhân khẩu gồm nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Tày, Nùng và nhiều cơ quan hành chính, trường đại học, văn phòng báo chí nên đổi mới để không ngừng nâng cao đời sống người dân luôn là yêu cầu bức thiết với đặc thù riêng. Gần đây, phường đạt được nhiều kết quả thiết thực nhờ ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực đời sống, vận động toàn dân tham gia.
Chuyển đổi số: “Chìa khóa” để nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp Công nghệ số

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” để nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp

TTTĐ - Chuyển đổi số hiện nay không chỉ tạo cơ hội kết nối mạng lưới, thu gọn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp mà còn giúp tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID Công nghệ số

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 322/KH-UBND về triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khoẻ điện tử trên địa bàn thành phố phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân Công nghệ số

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân

TTTĐ - Đà Nẵng vừa trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành khung năng lực công dân số, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố thông minh.
Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam Công nghệ số

Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang tiếp tục hành trình phát triển kỹ thuật số và cả hai nước cùng tiến tới các mục tiêu số hóa, chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia đánh dấu cơ hội quan trọng để khám phá các điểm tương đồng giữa hai hệ sinh thái công nghệ.
Xem thêm