Tag

Thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền

Thị trường - Tài chính 20/06/2024 22:03
aa
TTTĐ - Dù hiện nay thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền như trước mà có thể dùng thanh toán nhiều dịch vụ như giao thông, y tế, giáo dục… nhưng người dùng vẫn quen gọi với tên là "thẻ ATM". Từ chiếc thẻ với tính năng ban đầu là để rút tiền lương, thẻ ATM đã có bước tiến dài, trở thành chiếc thẻ thanh toán an toàn, tiện lợi của mọi nhà.
Dùng thẻ nội địa có an toàn, bảo mật? Những tính năng an toàn và hiệu quả của thẻ nội địa

Giao dịch rút tiền ngày càng giảm

Theo thống kê của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2023 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống NAPAS với mức tăng hơn 52% về số lượng giao dịch và tăng hơn 12% về tổng giá trị giao dịch so với năm 2022.

Đáng chú ý, ở chiều ngược lại giao dịch rút tiền mặt qua ATM liên tục giảm. Năm 2023, giao dịch rút tiền trên ATM giảm 16,9% về số lượng và 19,5% về giá trị. Đến nay tỉ trọng giao dịch ATM chỉ chiếm 3,6% tổng giao dịch qua hệ thống NAPAS.

Thống kê ở thời điểm tháng 1/2024 - cũng là giai đoạn cận tết Nguyên đán, giao dịch chuyển tiền tăng 58% so với cùng kỳ trong khi giao dịch rút tiền mặt qua ATM lại giảm đến 28%.

“Điều này khẳng định rõ nét nhu cầu rút tiền mặt của người dân ngày càng giảm và được thay thế bởi các dịch vụ thanh toán tiện lợi hơn như chuyển tiền nhanh NAPAS 247, thanh toán quét mã QR. Điều này không chỉ vào thời điểm trong năm, mà còn trong cả những giai đoạn cao điểm”, lãnh đạo NAPAS khẳng định.

Thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền

Ghi nhận cho thấy, dù nhu cầu rút tiền vẫn còn nhưng người dân đã có thói quen ít giữ tiền mặt hơn trong ví.

Chị Thanh Vân (ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) cho biết khi đi mua sắm hay đi siêu thị, đi chơi, chị không cần phải rút tiền mặt để sẵn trong ví như trước vì các phương thức thanh toán không tiền mặt hiện nay đã quá đa dạng.

“Từ khi đi đến khi về tôi không dùng đến tiền mặt vì gọi xe công nghệ thì chọn thanh toán qua liên kết thẻ, mua sắm hay ăn uống thì cà thẻ. Vừa nhanh vừa thuận tiện lại dễ dàng”, chị Vân nói.

Chị Ngọc Anh (ở Quận 3, TP Hồ Chí Minh) thì cho hay, ngay cả đến những dịch vụ bình dân như cắt tóc, gội đầu cũng ít dùng tiền mặt vì ngại thối tiền.

“Ngạc nhiên nhất là khi tôi đi chợ ở gần nhà, bà bán thịt cũng dán sẵn mã QR tại quầy để khách hàng linh hoạt thanh toán. Tôi nghĩ rằng một ngày không xa mình có thể đi chợ mà không cần mang theo tiền”, chị Ngọc Anh dí dỏm.

Thẻ nội địa (hay còn gọi tắt là thẻ NAPAS) là thẻ thanh toán do 53 Ngân hàng và Công ty Tài chính Việt Nam phát hành, số thẻ được bắt đầu bằng 9704 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp. Thẻ nội địa ứng dụng công nghệ chip được triển khai theo Bộ tiêu chuẩn VCCS do NAPAS ban hành, trên cơ sở phù hợp và tuân thủ các quy định tại Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa của Ngân hàng Nhà nước và Tiêu chuẩn quốc tế EMV.

Tính năng thanh toán thẻ lên ngôi

Trước đây khi nói đến tính năng thanh toán nhiều người hay nghĩ đến dòng thẻ quốc tế, tuy nhiên thẻ nội địa (hay còn gọi tắt là thẻ NAPAS) không kém cạnh khi có thể thanh toán cả nội địa lẫn quốc tế rất tiện lợi.

Theo tìm hiểu, hiện NAPAS đã phối hợp với các tổ chức phát hành ra mắt đầy đủ các dòng sản phẩm thẻ chip nội địa gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ kép.

Hiện nay thẻ nội địa được chấp nhận thanh toán tại hơn 761 nghìn đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ có lắp đặt thiết bị chấp nhận thanh toán (POS/mPOS) của các ngân hàng trên toàn quốc.

Ngoài ra, thẻ NAPAS được sử dụng để thanh toán trực tuyến các hóa đơn, các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ như phí logistics cảng biển, vé máy bay, tàu hỏa, vé xem phim, viễn thông, thời trang; thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Bên cạnh đó, thẻ NAPAS còn liên kết với hơn 40 trung gian thanh toán như Momo, Zalo, Onepay, Shopeepay... để thanh toán các dịch vụ thời trang, mua sắm, khách sạn, giải trí... và trong nhiều lĩnh vực khác nhau; kết nối thanh toán hóa đơn cho hơn 100 nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc trong các lĩnh vực viễn thông, 72 công ty nước, thanh toán phí cảng biển, học phí, tài chính, bảo hiểm, truyền hình, Internet; kết nối với 28 ngân hàng và 10 trung gian thanh toán để thanh toán hóa đơn trên các kênh Internet Banking, Mobile Banking và trên ví điện tử.

Thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền

Chủ thẻ cũng có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền nhanh 24/7 qua số thẻ NAPAS. Thẻ tín dụng NAPAS có thể chi tiêu trước trả tiền sau với thời gian miễn lãi tối đa lên đến 55 ngày và cũng có tính năng thanh toán trả góp, tùy theo chính sách của các tổ chức phát hành.

Hiện nay tính năng thanh toán của thẻ NAPAS đã vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam. Chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch thanh toán qua POS tại mạng lưới gần 900.000 đơn vị chấp nhận thẻ tại Hàn Quốc hoặc sử dụng để rút tiền mặt tại các ATM ở Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia với chi phí hợp lý.

Bảo mật kép khi thanh toán

Trong bối cảnh tội phạm công nghệ gia tăng với chiêu thức, thủ đoạn tinh vi, người dùng lo lắng nhất là vấn đề bảo mật, an toàn khi sử dụng thẻ.

Về vấn đề này, NAPAS cho biết việc phát triển thẻ chip nội địa và tăng cường bảo mật với mã PIN khi thanh toán chính là 2 giải pháp hữu hiệu, giúp người dùng yên tâm khi giao dịch mà không lo bị đánh cắp thông tin, giả mạo thẻ hay mất tiền trong quá trình sử dụng thẻ.

Thẻ chip nội địa NAPAS ứng dụng công nghệ chip EMV giúp nâng cao tính bảo mật so với thẻ từ truyền thống. Chip EMV mã hóa thông tin để bảo vệ thông tin giao dịch, giảm thiểu nguy cơ sao chép dữ liệu thẻ. Thông tin giao dịch được mã hóa cho mỗi giao dịch, không thể tái sử dụng, ngăn chặn gian lận thông tin.

Thêm vào đó việc bảo mật kép với mã PIN giúp xác minh danh tính chủ thẻ và ngăn chặn giao dịch gian lận. Mã PIN là mật khẩu cá nhân được cấp cho mỗi chủ thẻ, chỉ có chủ thẻ mới biết. Khi nhập PIN chính xác, chủ thẻ đã xác nhận mình là chủ sở hữu hợp pháp của thẻ, cho phép thực hiện giao dịch.

Việc yêu cầu nhập PIN giúp hạn chế việc sử dụng thẻ bởi những người không được phép, bảo vệ tài khoản của chủ thẻ khỏi các giao dịch trái phép. Mã PIN được yêu cầu khi thanh toán POS hoặc rút tiền mặt đối với tất cả các sản phẩm thẻ nội địa bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và thẻ kép.

Với thẻ chip công nghệ không tiếp xúc (thẻ contactless), khách hàng phải nhập mã PIN với các giao dịch có giá trị trên 1 triệu đồng. Với các giao dịch có giá trị dưới 1 triệu thì chủ thẻ phải lấy hóa đơn và ký nhận. Đặc biệt, tất cả các thiết bị chấp nhận thẻ chip nội địa của ngân hàng đều đã được kiểm tra và chứng thực bởi NAPAS.

Các dòng sản phẩm Thẻ chip nội địa NAPAS đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng và an toàn trong thanh toán cho khách hàng. Thời gian tới, để mở rộng phạm vi thanh toán bằng thẻ nội địa, NAPAS cũng đang có kế hoạch phối hợp với Tổ chức thẻ quốc tế triển khai thẻ đồng thương hiệu, phục vụ tập khách hàng có nhu cầu chi tiêu bằng thẻ NAPAS cả trong nước và quốc tế.

Phạm Thành

Đọc thêm

Ngày Thẻ Việt Nam 2024: Sống Chill - Thanh toán chất Thị trường - Tài chính

Ngày Thẻ Việt Nam 2024: Sống Chill - Thanh toán chất

TTTĐ - Ngày Thẻ Việt Nam 2024 sẽ trở lại trong 2 ngày 5 - 6/10 tại Hà Nội với chủ đề: Sống Chill - Thanh toán chất. Cùng với đó là 6 sự kiện hội thảo, mua sắm không dùng tiền mặt, hướng nghiệp sẽ được tổ chức.
Quảng Nam hoãn tổ chức hội thảo kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây Kinh tế

Quảng Nam hoãn tổ chức hội thảo kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây

TTTĐ - Tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo hoãn tổ chức Hội thảo quốc tế Kết nối vùng trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, qua cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang – Đắc Tà Oọc.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện 3 đột phá chiến lược Nhịp sống phương Nam

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện 3 đột phá chiến lược

TTTĐ - Sáng 25/9, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp và nhà đầu tư năm 2024.
Cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc mở ra cơ hội phát triển Thị trường - Tài chính

Cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc mở ra cơ hội phát triển

TTTĐ - Việc nâng cấp cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc thành cửa khẩu quốc tế đã mở ra con đường ngắn nhất thúc đẩy thông thương hàng hóa, thương mại, du lịch... giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Kinh tế Hà Nội chuyển đổi mạnh mẽ sau 70 năm giải phóng Thị trường - Tài chính

Kinh tế Hà Nội chuyển đổi mạnh mẽ sau 70 năm giải phóng

TTTĐ - Với mong muốn giúp cho bạn đọc và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu trong phát triển kinh tế Hà Nội từ năm 1954 trở lại đây, sáng 25/9, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.
Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kết nối giao thương Thị trường - Tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kết nối giao thương

TTTĐ - Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ ba với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Bất động sản & Vật liệu xây dựng” được diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch & Xây dựng quốc gia từ ngày 25 - 29/9.
Thị trường dịch vụ hàng không Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Thị trường dịch vụ hàng không Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng

TTTĐ - Thị trường dịch vụ hàng không thương mại tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng hơn gấp đôi giá trị từ mức 52 tỷ USD hiện nay lên 129 tỷ USD vào năm 2043, theo báo cáo "Dự báo dịch vụ toàn cầu (GSF)" mới nhất của Airbus.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu Thị trường - Tài chính

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

TTTĐ -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử Thị trường - Tài chính

Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử

TTTĐ - Chiều nay (23/9), Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm phân tích, luận bàn, đánh giá, thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này.
9 mẫu nhẫn cưới hấp dẫn mùa chung đôi 2024 Thị trường - Tài chính

9 mẫu nhẫn cưới hấp dẫn mùa chung đôi 2024

TTTĐ - Giúp các cặp đôi có thêm nhiều lựa chọn hữu ích trên hành trình chuẩn bị ngày trọng đại, DOJI giới thiệu 9 mẫu nhẫn cưới hấp dẫn, phù hợp với nhiều phong cách và ngân sách khác nhau.
Xem thêm