Tag

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự công bố quy hoạch Thừa Thiên - Huế

Quy hoạch - Xây dựng 06/04/2024 16:00
aa
TTTĐ - Đánh giá các bản công bố quy hoạch của tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tóm tắt bằng 13 chữ: “Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững”.
Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với đoàn viên, thanh niên Thủ tướng Chính phủ gửi thư khen Bộ Tài chính Công bố quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi tầm nhìn đến năm 2050
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự công bố quy hoạch Thừa Thiên - Huế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Thừa Thiên - Huế cần chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh" khi triển khai các quy hoạch (Ảnh: thuathienhue.gov)

Ngày 6/4, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; quy hoạch chung đô thị đến năm 2045 tầm nhìn đến 2065 và xúc tiến đầu tư năm 2024.

Thừa Thiên cấm– Huế sẽ là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam

Tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; các UVTW Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; lãnh đạo các ban, Bộ, ngành Trung ương và các địa phương.

Lãnh đạo Chính phủ, Trung ương và địa phương tham dự hội nghị
Lãnh đạo Chính phủ, Trung ương và địa phương tham dự hội nghị

Về phía tỉnh Thừa Thiên – Huế có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa thiên - Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, trong thời gian qua tỉnh đã tập trung triển khai lập các quy hoạch quan trọng mang tính trọng tâm với mục tiêu định hướng sự phát triển cho toàn tỉnh ở các giai đoạn tới.

Theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2025, đô thị Huế là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương có yếu tố đặc thù. Đây là đô thị phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cố đô, bản sắc văn hóa Huế, đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Bên cạnh đó, Huế sẽ là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Đến năm 2030, Thừa Thiên - Huế là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

Đến năm 2030, Thừa Thiên - Huế là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam
Đến năm 2030, Thừa Thiên - Huế là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam

Đến năm 2045, Thừa Thiên - Huế là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; là thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2065, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố Festival nằm trong nhóm dẫn đầu của hệ thống đô thị Việt Nam, phát triển mạnh về văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, hướng đến hội nhập với các đô thị nổi bật tầm cỡ châu Á và thế giới. Thừa Thiên - Huế sẽ có trình độ phát triển kinh tế cao trên cơ sở hệ thống hạ tầng giao thông liên hoàn, kết nối thuận lợi với quốc tế bằng đường bộ, đường thủy, đường không và đường sắt tốc độ cao; có nền sản xuất phát triển, hệ thống dịch vụ và logistics hiệu quả.

Thực hiện 1 trong tâm, 2 tăng cường và 3 đẩy mạnh

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng các cơ quan, địa phương, đối tác đã phối hợp chuẩn bị chu đáo hội nghị "3 trong 1", trong đó công bố quy hoạch tỉnh; quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế và xúc tiến đầu tư của tỉnh; thể hiện tầm nhìn phát triển Thừa Thiên - Huế được xây dựng một cách bài bản, chiến lược, dài hạn và sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ kỳ vọng rằng đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương mang đậm nét là một đô thị đặc thù gói gọn trong 13 chữ "Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững".

Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị tỉnh Thừa - Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị tỉnh Thừa - Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cho lãnh đạo tỉnh

Để hoàn thành mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế cần phải thực hiện 1 trọng tâm, 2 tăng cường và 3 đẩy mạnh.

Cụ thể, 1 trọng tâm là huy động mọi nguồn lực hợp pháp và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này cho các động lực tăng trưởng truyền thống (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư). Tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới như phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ…

2 tăng cường gồm: tăng cường đầu tư phát triển yếu tố con người nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài. Tăng cường kết nối vùng, kết nối với quốc tế thông qua kết nối văn hóa, du lịch, kết nối giao thông và kết nối thị trường.

3 đẩy mạnh gồm: đẩy mạnh hạ tầng chiến lược, đồng bộ, bao trùm (gồm hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng chống biến đổi khí hậu, văn hóa…). Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phục vụ công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, chế biến chế tạo…

Về tiềm năng, lợi thế của tỉnh, Thủ tướng nêu rõ, Thừa Thiên - Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt, là cầu nối từ Bắc vào Nam. Việc phát triển Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu.

"Tôi tin tưởng rằng Thừa Thiên - Huế sẽ phát huy bản sắc của mình để thực hiện các bản quy hoạch trên một cách có hiệu quả, mang lại giá trị mới, mang lại của cải vật chất cho nhân dân và góp phần xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án với tổng vốn đăng ký 9.134 tỷ đồng
Tỉnh Thừa Thiên - Huế trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án với tổng vốn đăng ký 9.134 tỷ đồng (Ảnh: thuathienhue.gov)

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp vào thành tựu, kết quả chung của cả nước.

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 của tỉnh đạt 7,03%, xếp thứ 28/63 trong cả nước và 9/14 trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ; cao hơn bình quân cả nước (5,05%).

Tỉnh có nhiều tiến bộ trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Chỉ số PCI xếp thứ 6, tăng 2 bậc; Chỉ số PAPI tăng 4 bậc, đứng đầu cả nước; Chỉ số ICT xếp thứ 4; Chỉ số đổi mới sáng tạo (PII) xếp thứ 14…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng hơn bằng nhiều hình thức khác nhau để Nhân dân hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ quy hoạch, làm theo quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần "Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm - Dân thụ hưởng".

Đọc thêm

Đến năm 2030, Quảng Trị trở thành tỉnh khá của cả nước Quy hoạch - Xây dựng

Đến năm 2030, Quảng Trị trở thành tỉnh khá của cả nước

TTTĐ - Quảng Trị phấn đấu đến năm 2030 thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế tổng hợp của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; trung tâm hậu cần và trung chuyển hàng hóa của khu vực Đông Nam Á.
Tăng mức hệ số điều chỉnh giá đất tại 5 khu vực Quy hoạch - Xây dựng

Tăng mức hệ số điều chỉnh giá đất tại 5 khu vực

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội thông qua mức hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 áp dụng tại 5 khu vực trên địa bàn TP và được điều chỉnh tăng so với mức hệ số đã ban hành cho năm 2024. Cụ thể: Tại các quận tăng từ 8,33% đến 11,54%; tại các huyện tăng từ 15,91% đến 17,5%.
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư loạt dự án “khủng” tại huyện Hòa Vang Quy hoạch - Xây dựng

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư loạt dự án “khủng” tại huyện Hòa Vang

TTTĐ - UBND huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) công bố thông tin thu hút đầu tư đối với 5 dự án “khủng” có diện tích gần 1.000ha và dành hơn 441.000m2 đất sạch để kêu gọi 74 dự án đầu tư khác, có vị trí đẹp và địa hình ổn định, thuận lợi cho các nhà đầu tư quan tâm.
Đà Nẵng: Phê duyệt giá khởi điểm quyền sử dụng 12 khu đất Quy hoạch - Xây dựng

Đà Nẵng: Phê duyệt giá khởi điểm quyền sử dụng 12 khu đất

TTTĐ - UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Công văn số 1302/QĐ-UBND phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng (thuê đất) đối với 12 khu đất trên địa bàn thành phố.
Thống nhất cơ chế theo dõi, cập nhật "địa chỉ số" của thửa đất, tài sản gắn liền với đất theo thời gian thực Quy hoạch - Xây dựng

Thống nhất cơ chế theo dõi, cập nhật "địa chỉ số" của thửa đất, tài sản gắn liền với đất theo thời gian thực

TTTĐ - Ngày 26/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp rà soát, hoàn thiện 2 dự thảo nghị định: Quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.
Sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống, thúc đẩy thị trường bất động sản Quy hoạch - Xây dựng

Sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống, thúc đẩy thị trường bất động sản

TTTĐ - Người dân đang có nhiều kỳ vọng Luật Đất đai sớm được đưa vào thi hành sẽ kịp thời xử lý các tồn đọng về đất, khơi thông nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản, góp phần sử dụng hiệu quả cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; từ đó đem lại lợi ích rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Quản lý chặt chẽ nhà ở riêng lẻ, khu trọ có nhiều tầng, nhiều phòng cho thuê Quy hoạch - Xây dựng

Quản lý chặt chẽ nhà ở riêng lẻ, khu trọ có nhiều tầng, nhiều phòng cho thuê

TTTĐ - Ngày 20/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai phải là thông tin "sống", chính xác Quy hoạch - Xây dựng

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai phải là thông tin "sống", chính xác

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo hai nghị định: Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.
Phải đánh giá chính xác tình trạng nhà ở toàn quốc để điều tiết thị trường Quy hoạch - Xây dựng

Phải đánh giá chính xác tình trạng nhà ở toàn quốc để điều tiết thị trường

TTTĐ - Ngày 13/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở
Khẩn trương hoàn thiện 3 nghị định quan trọng về đất đai Quy hoạch - Xây dựng

Khẩn trương hoàn thiện 3 nghị định quan trọng về đất đai

TTTĐ - Chiều 11/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành, cơ quan, hiệp hội, chuyên gia và kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước về dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; dự thảo Nghị định về giá đất; dự thảo Nghị định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Xem thêm