Tag

Thúc đẩy các giải pháp nâng cao vị thế hàng Việt

Thị trường - Tài chính 21/08/2024 20:08
aa
TTTĐ - Để giữ vững và nâng cao vị thế hàng Việt, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục đổi mới cách thức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chú trọng hoạt động xúc tiến, quảng bá hàng Việt và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước về vốn, tiếp cận công nghệ, phương thức quản trị tiên tiến.
Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu

Hiệu quả từ các chương trình tuần hàng Việt Nam

Thời gian qua, tại Hà Nội, hàng loạt tuần hàng Việt Nam đã được tổ chức, qua đó quảng bá, đưa các sản phẩm chất lượng được doanh nghiệp trong nước sản xuất đến với người tiêu dùng.

Mới đây nhất, Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 do Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Khách hàng tham quan gian hàng tại Tuần hàng Việt Hà Nội 2024
Khách hàng tham quan gian hàng tại Tuần hàng Việt TP Hà Nội năm 2024

Cụ thể, Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024 thu hút trên 90 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng Việt, thuộc các nhóm ngành hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, làng nghề, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, OCOP, hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích…

Tuần hàng Việt là một trong chuỗi các sự kiện thực hiện Kế hoạch số 632/KH-SCT ngày 16/2/2024 của Sở Công thương Hà Nội về triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp, thông qua việc tổ chức chương trình Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, làng nghề quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm.

Đồng thời, các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt đến với người dân và du khách trên địa bàn thành phố. Từ đó, người tiêu dùng có thêm cơ hội tiếp cận, mua sắm tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa có chất lượng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Nhiều năm nay, hàng hóa Việt Nam ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Theo thống kê của Bộ Công thương, hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ hơn 90% trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp trong nước và từ 60% đến hơn 90% tại hệ thống phân phối của doanh nghiệp nước ngoài. Trên kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm từ 60% trở lên.

Cũng qua khảo sát, tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn hàng Việt Nam có thương hiệu, chất lượng và có lợi cho sức khỏe chiếm 76%. Các doanh nghiệp phân phối, gồm cả doanh nghiệp nước ngoài, đánh giá chất lượng hàng Việt Nam được cải tiến rất nhiều, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý.

Nhà sản xuất chú trọng phát triển thương hiệu và quảng bá thương hiệu, giúp người tiêu dùng biết và tin tưởng sử dụng sản phẩm hơn.

Tuy nhiên, sức hấp dẫn của thị trường với gần 100 triệu dân cũng đưa Việt Nam thành “điểm đến” của hàng hóa nước ngoài. Đặc biệt, với nhiều hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, hàng nước ngoài cũng được hưởng ưu đãi thuế.

Cùng năng lực quản trị, vốn, công nghệ, giá trị thương hiệu, khả năng cạnh tranh của hàng ngoại thường vượt trội so với hàng nội địa. Đây chính là bài toán mà doanh nghiệp sản xuất trong nước phải tính đến nếu không muốn mất thị phần ngay trên “sân nhà”.

Chú trọng hoạt động xúc tiến, quảng bá hàng Việt

Để giữ vững và nâng cao vị thế hàng Việt, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục đổi mới cách thức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chú trọng hoạt động xúc tiến, quảng bá hàng Việt và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước về vốn, tiếp cận công nghệ, phương thức quản trị tiên tiến.

Đồng thời, chúng ta cần có chính sách bảo vệ sản xuất trong nước đi cùng với kiểm soát chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng.

Thúc đẩy các giải pháp nâng cao vị thế hàng Việt
Người tiêu dùng ngày càng yêu thích sản phẩm hàng Việt

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ; chủ động hợp tác, liên kết, tạo chuỗi cung ứng từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Doanh nghiệp trong nước có lợi thế là am hiểu văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, cơ sở sản xuất tại chỗ, chi phí thấp hơn cùng với hệ thống phân phối rộng khắp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải biết tận dụng lợi thế để cạnh tranh và phát triển.

Tại Hà Nội, thời gian qua, thành phố đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động cụ thể nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Mới đây nhất, ngày 15/8, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Quyết định số 4227 về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản; đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định, bảo vệ sức khỏe người dân và quyền lợi của người tiêu dùng.

Đồng thời, đề án giúp nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản sản xuất tại Hà Nội; kiểm soát toàn diện chất lượng các sản phẩm từ các tỉnh thành khác và hàng nhập khẩu tiêu thụ trên địa bàn.

Đề án cũng tập trung phát triển công nghệ bảo quản, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản, xây dựng chuỗi sản xuất an toàn, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị gia tăng và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Mục tiêu cụ thể của đề án bao gồm việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức an toàn thực phẩm cho 100% cán bộ quản lý, nhân viên và hội viên các tổ chức nông nghiệp. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản phải được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm và được thanh tra định kỳ ít nhất một lần mỗi năm.

Đặc biệt, thành phố đặt ra chỉ tiêu tăng 15% diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và cơ sở chăn nuôi đạt chứng nhận GAP mỗi năm. Hà Nội phấn đấu giảm 50% số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và tăng 15% tỷ lệ cơ sở chế biến đạt chứng nhận HACCP, ISO 22.000 hoặc tương đương, đảm bảo 70% sản lượng thực phẩm nông lâm thủy sản tiêu thụ trên địa bàn được sản xuất theo chuỗi khép kín và giá trị xuất khẩu sản phẩm tăng trung bình 5% mỗi năm.

Trong quá trình thực hiện, Hà Nội sẽ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như quy hoạch và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, phát triển cơ sở bảo quản và chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, đồng thời đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Thành phố cũng xác định 9 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện đề án, bao gồm: Thực thi cơ chế chính sách, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường truyền thông, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số, giám sát chất lượng sản phẩm, phát triển logistic nông sản và đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

Đọc thêm

TikTok Tết Hút 2025 – Vui hút hồn, Tết hút hàng Thị trường - Tài chính

TikTok Tết Hút 2025 – Vui hút hồn, Tết hút hàng

TTTĐ - Những insight quý báu và bí quyết xây dựng chiến lược Tết Vui hút hồn – Tết hút hàng đã được chia sẻ tại sự kiện TikTok Tết Hút 2025, diễn ra vào ngày 20/8.
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện? Thị trường - Tài chính

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

TTTĐ - Ngày 20/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện".
Thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt chống gian lận thương mại Thị trường - Tài chính

Thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt chống gian lận thương mại

TTTĐ - Để đối phó với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt.
Giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công Thị trường - Tài chính

Giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công

TTTĐ - Đây là chủ đề được báo Người Lao động đưa ra cho các chuyên gia phân tích, bàn luận tại phiên thứ 3 Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 diễn ra vào sáng nay 15/8.
Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội, động lực và thách thức Thị trường - Tài chính

Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội, động lực và thách thức

TTTĐ - Ngày 14/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức”.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để kiểm soát việc sử dụng thuốc lá Thị trường - Tài chính

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để kiểm soát việc sử dụng thuốc lá

TTTĐ - Sáng 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng chống tác hại của thuốc lá.
“Siêu hội thành viên LazMall” mang ưu đãi đặc quyền đến khắp Đông Nam Á Thị trường - Tài chính

“Siêu hội thành viên LazMall” mang ưu đãi đặc quyền đến khắp Đông Nam Á

TTTĐ - Các tín đồ mua sắm khắp Đông Nam Á sẽ có cơ hội hưởng những ưu đãi đặc biệt vào tháng 8 này khi Lazada trở lại với “ Siêu hội thành viên LazMall” – ngày hội ưu đãi lớn nhất dành cho các thành viên thương hiệu với hàng loạt các quà tặng độc quyền, các bộ sản phẩm phiên bản giới hạn cùng các ưu đãi mã giảm giá, freeship chỉ có trong dịp này.
Quảng Nam thực hiện cắt giảm 5% chi thường xuyên Kinh tế

Quảng Nam thực hiện cắt giảm 5% chi thường xuyên

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi các Ban, Sở, ngành, hội, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố về thực hiện tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách năm 2024.
Chính sách nhà đất mới hiệu lực, đâu là giải pháp cho người mua? Thị trường - Tài chính

Chính sách nhà đất mới hiệu lực, đâu là giải pháp cho người mua?

TTTĐ - Từ ngày 1/8, ba luật liên quan đến bất động sản gồm luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới. Theo các chuyên gia, luật mới này được kỳ vọng sẽ giúp giảm giá bất động sản và tăng khả năng tiếp cận nhà ở cho người dân. Trên thực tế, có thể sẽ có nhiều biến chuyển theo chiều hướng ngược lại.
Kỳ vọng từ các cơ chế chính sách đặc thù Thị trường - Tài chính

Kỳ vọng từ các cơ chế chính sách đặc thù

TTTĐ - Chương trình Kinh doanh & Thị trường phát sóng trên kênh VTV8 từ thứ Ba đến thứ Bảy hằng tuần vào lúc 18h30; cung cấp thông tin kinh tế và thị trường đầy đủ, chi tiết và thiết thực nhất cho khán giả. Đây không chỉ là một nguồn tài liệu hữu ích mà còn là một cầu nối quan trọng giữa các bên liên quan trong cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng. Chương trình hân hạnh có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS).
Xem thêm