Thực phẩm siêu chế biến có thể gây nghiện
Các lỗi phổ biến trong kinh doanh thức ăn đường phố và mức phạt Những thực phẩm dễ khiến gan nhiễm độc Cả nước xảy ra 80 vụ ngộ độc thực phẩm |
Gây nghiện
Các nhà khoa học ở Mỹ, Tây Ban Nha, Brazil tổng hợp 281 nghiên cứu trên 36 quốc gia và công bố kết quả trên ấn phẩm đặc biệt của Tạp chí Y khoa Anh (BMJ). Theo đó, dấu hiệu nghiện thực phẩm siêu chế biến được tìm thấy ở 14% người trưởng thành và 12% trẻ em, tương đương mức độ nghiện các chất hợp pháp khác ở người lớn, bao gồm 14% trong rượu và 18% trong thuốc lá.
Thực phẩm siêu chế biến, bao gồm đồ ăn vặt chủ yếu như khoai tây chiên, kẹo và ngũ cốc ăn sáng chứa đường, có nhiều thành phần như chất béo và carbohydrate. Theo Healthline (website về sức khỏe nổi tiếng thế giới), triệu chứng nghiện thực phẩm có thể bao gồm thèm ăn khi đã no và ăn nhiều hơn dự định, cùng các dấu hiệu khác.
Chứng nghiện thực phẩm hiện không được phân loại trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5-TR), vốn được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sử dụng để chẩn đoán rối loạn tâm thần.
Tỷ lệ gây nghiện của thực phẩm "siêu chế biến" gần bằng mức độ nghiện rượu và thuốc lá |
Một phần lý do khiến thực phẩm chế biến sẵn gây nghiện là do chúng cung cấp chất béo và carbs đến ruột nhanh hơn rất nhiều so với thực phẩm chế biến thông thường. Ngoài ra, những thực phẩm này cũng chứa các chất phụ gia về hương vị và kết cấu khiến chúng dễ gây nghiện hơn.
Chuyên gia dinh dưỡng Tanya Freirich, Cử nhân về Dinh dưỡng Lâm sàng tại Đại học New York (Mỹ) cũng nêu ra một số dấu hiệu cảnh báo về hành vi gây nghiện liên quan tới thực phẩm. Chúng bao gồm suy nghĩ về thức ăn mọi lúc, thèm ăn khi không đói, thèm ăn ngay cả khi đã no, giảm khả năng kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ, tiếp tục ăn một số loại thực phẩm bất chấp hậu quả tiêu cực.
“Mặc dù bạn hoàn toàn có thể thưởng thức đồ ăn nhưng việc nghiện ăn sẽ chuyển sang trạng thái không lành mạnh và có ảnh hưởng bất lợi đến hết cuộc đời bạn. Ví dụ, việc ăn quá mức có thể gây khó tiêu, mất tập trung vào những chủ đề khác ngoài thức ăn và đây là dấu hiệu của chứng nghiện thực phẩm”, chuyên gia giải thích.
Liên quan đến bệnh ung thư
Thực phẩm chế biến sẵn thường có từ 5 thành phần trở lên, bao gồm muối, đường, chất chống oxy hóa, chất ổn định, bảo quản. Trong thực phẩm siêu chế biến, từ bánh kẹo cho đến những loại súp đóng hộp có chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất phụ gia nhưng rất khó để nhận ra và không thể đọc được trong danh sách các thành phần gây hại sinh ra qua quá trình chế biến có trong thực phẩm đó.
Thực phẩm siêu chế biến rất hấp dẫn bởi vì chúng thường rẻ hơn và ngon miệng do có lượng đường, muối và chất béo bão hòa cao; được bán rộng rãi trên thị trường, có thể ăn ngay, và thời hạn sử dụng dài.
Tuy tiện lợi và ngon miệng, nhưng việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến - bao gồm bánh mì tinh chế, bánh kẹo và thịt chế biến, các loại đồ hộp… có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp và ung thư.
Thực phẩm siêu chế biến tuy tiện lợi nhưng ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe |
Thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn có nhiều nguy cơ bị bệnh tim và các vấn đề về tuần hoàn hoặc đái tháo đường.
Thực phẩm siêu chế biến thường có giá cả phải chăng, tiện lợi và ngon miệng nhưng việc áp dụng chế độ ăn này tiềm ẩn hai vấn đề: dư thừa calo và không đủ chất xơ. Vì chất xơ đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư đại trực tràng nên chế độ ăn ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Khi được cung cấp đủ chất xơ, hệ vi sinh vật sẽ xúc tác quá trình lên men đường hóa và tạo ra biotin, polyphenol và acid béo chuỗi ngắn, bao gồm acetate, propionate và butyrate. Những chất chuyển hóa này thúc đẩy sức khỏe niêm mạc và giảm viêm.
Ở chế độ ăn nhiều thịt, nhiều chất béo và ít chất xơ, hệ vi sinh vật sẽ tạo ra một nhóm chất chuyển hóa khác bao gồm hydro sunfua, sản phẩm amoni và acid mật. Điều này thúc đẩy tình trạng viêm niêm mạc và làm tăng nguy cơ ung thư.
Trước đây, chế biến và sản xuất thực phẩm theo lối công nghiệp đã bị cáo buộc làm giảm chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng thấp không phải là nguyên nhân gây ung thư. Tác nhân đầu tiên đề cập đến là thủ phạm gây ung thư bao gồm cả các chất trong bao bì thực phẩm.
Một khả năng khác là các hợp chất có khả năng gây ung thư như acrylamide, được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp.