Tiêm vắc-xin liều thứ 3 là chưa cần thiết
Nhà khoa học Sarah Gilbert “mẹ đẻ” của vắc-xin AstraZeneca cho rằng chưa cần tiêm đại trà liều tăng cường (Ảnh: Reuters) |
Giáo sư Sarah Gilbert là một trong số các nhà khoa học của Đại học Oxford phát triển thành công vắc-xinAstraZeneca, cho rằng chiến dịch tiêm liều vắc-xin tăng cường cho toàn dân là không cần thiết vì tính miễn dịch sau khi tiêm đủ liều vẫn còn duy trì lâu dài.
“Chúng tôi sẽ xem xét từng tình huống. Người già và những người bị suy giảm miễn dịch sẽ nhận được mũi tiêm bổ sung. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng chúng ta cần áp dụng đối với mọi người. Phần đông người được tiêm chủng đều có sự miễn dịch lâu dài”, bà Gilbert chia sẻ.
Bà cũng cho rằng vắc-xin cần được đưa đến các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Mũi tiêm đầu tiên có ảnh hưởng lớn nhất.
Trước đó, ngày 8/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước tiếp tục tạm ngừng triển khai tiêm liều tăng cường vắc-xin ngừa Covid-19 trên toàn cầu, nhằm tạo điều kiện cho mọi quốc gia tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số.
Theo WHO, đến nay chưa có đủ bằng chứng cho thấy cần thiết phải tiêm nhắc lại cho những người đã tiêm vắc-xin Covid-19 đủ liều. Tiến sỹ Ann Lindstrand, người điều phối chương trình miễn dịch cộng đồng của WHO, nhấn mạnh các loại vắc-xin trong danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) của WHO có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2 nếu người đó đã được tiêm đầy đủ.
Mới đây, nhà khoa học Gilbert, thường được nhắc đến là “mẹ đẻ” của vắc-xin AstraZeneca, đã được tôn vinh vì những đóng góp không mệt mỏi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 theo một cách độc đáo. Hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng Mattel của Mỹ đã sản xuất phiên bản búp bê Barbie mô phỏng hình dáng của bà với mái tóc vàng cùng ặp kính gọng đen to quá khổ. Bà Gilbert hy vọng mẫu búp bê này sẽ giúp trẻ em nhận thức được tầm quan trọng của khoa học đối với thế giới. |
Tiêm vắc-xin giúp giảm nguy cơ tử vong do Covid-19 tới 11 lần |
Vắc-xin Sinopharm giúp giảm tỷ lệ nhập viện gần 80% |
Nhiều quốc thực hiện tiêm kết hợp vắc-xin ngừa Covid-19 |