Tiếng nói trẻ thơ trong gia đình người khiếm thị
Các em nhỏ chia sẻ tại chương trình
Bài liên quan
Người khiếm thị Thủ đô liên hoan văn nghệ quần chúng
Những món quà ý nghĩa tặng con của người khiếm thị
Video, radio hướng dẫn tập luyện thể thao cho người khiếm thị
"1nghin.com" sẻ chia cùng người khiếm thị vượt đại dịch Covid-19
Quỹ Hành trình xanh “tiếp sức” người khiếm thị chống dịch
Nữ huấn luyện viên chia sẻ “bí kíp” rèn sức khỏe
Những câu chuyện về trẻ em khiếm thị và con của người khiếm thị thật sự cảm động bởi tình yêu thương, niềm tin, hạnh phúc trong gia đình. Mỗi em bé sống trong hoàn cảnh khác nhau. Có em sinh ra đã bị mất đi đôi mắt, em thì sinh ra lại trở thành đôi mắt dẫn đường cho cha mẹ mình… nhưng các bé vẫn lớn lên theo năm tháng với sự cưu mang, dạy dỗ của gia đình, trở thành những người con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội.
Bé Nguyễn Hoàng Yến Nhi, 11 tuổi, sinh ra được năm ngày thì bố đẻ bỏ đi. 14 tháng tuổi bác sĩ chẩn đoán em bị ung thư võng mạc. Suốt những năm qua hai mẹ con bế nhau khắp các bệnh viện, từ Bệnh viện Mắt Trung ương đến Bệnh viện K để chữa trị. Bảy năm với 21 lần truyền hóa chất, đôi mắt của Yến Nhi giờ không còn nhìn thấy ánh sáng.
Khách mời và các em nhỏ, phụ huynh khiếm thị chia sẻ tại chương trình |
Hiện nay hai mẹ con thuê nhà ngay cạnh Bệnh viện K, mẹ Yến Nhi mở cửa hàng bánh mì nhỏ kiếm tiền để tiếp tục quá trình chữa trị ung thư cho bé. 11 tuổi Yến Nhi học lớp 1 trường Nguyễn Đình Chiểu. Dù đau yếu nhưng em rất ham học và lúc nào cũng xin mẹ cho đi đến vui chơi cùng bạn bè ở trường.
Bé Nguyễn Thùy Linh, 13 tuổi, sinh ra trong gia đình có 3 người đều là khuyết tật đặc biệt nặng. Ông nội Linh bị nhiễm chất độc da cam rất yếu, bố và Linh bị di truyền hỏng hai mắt. Cả gia đình có 6 người giờ chỉ trông vào tiền trợ cấp hàng tháng cùng những đồng lương ít ỏi của mẹ Linh đi làm tại trung tâm trẻ tự kỷ.
Dù gia đình các bé gặp rất nhiều khó khăn nhưng họ vẫn lặng thầm, không một lời kêu ca nuôi dạy con thành người. Các bé vẫn hồn nhiên và ấp ủ ước mơ, mong muốn như những đứa trẻ bình thường khác…
Khách mời và hội viên khiếm thị cùng chơi trò chơi trải nghiệm trong bóng tối |
Anh Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Vào ngày 28/6 hằng năm, Hội Người mù quận Thanh Xuân đều tổ chức kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam. Năm 2018 chương trình lấy chủ đề “Những phụ nữ trong gia đình”, 2019 là “Những người đàn ông trong gia đình” và năm nay, chủ đề của chương trình là “Tiếng nói trẻ thơ trong gia đình người khiếm thị".
Chúng tôi mong rằng, qua chương trình, cộng đồng xã hội biết được tâm tư, nguyện vọng của các bé khiếm thị hay con của người khiếm thị, để thêm thấu cảm hơn với gia đình khiếm thị. Từ đó, chúng ta có thể chung tay giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, hoà nhập cộng đồng, vươn lên và sống có ích cho xã hội”.
Tại chương trình, các em bé đã bày tỏ tâm tư, suy nghĩ; Đồng thời, phụ huynh khiếm thị và khách mời cũng chia sẻ cảm xúc, tâm trạng của mình với mọi người; Trải nghiệm trò chơi trong bóng tối.
Dịp này, các tổ chức thiện nguyện, nhà hảo tâm đồng hành cùng Hội Người mù quận Thanh Xuân trao quà, học bổng tặng các bé khiếm thị.