Tag

Tiết học Ngữ văn đặc biệt dịp Vu Lan báo hiếu

Giáo dục 18/08/2024 11:32
aa
TTTĐ - Kỳ thi THPT quốc gia 2025 sẽ là năm đầu tiên áp dụng cách ra đề theo chương trình phổ thông mới - một chương trình đòi hỏi học sinh phải đọc - hiểu, đặc biệt là với môn Ngữ văn. Nhằm giúp học sinh THPT chủ động thay đổi cách học để thích ứng với cấu trúc đề mới, một tiết học văn đặc biệt và tràn đầy cảm hứng đã được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm bạn học sinh, ca sĩ Hoàng Dũng, BTV Sơn Lâm và cô giáo Ngữ văn nổi tiếng Sương Mai.
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Học sinh không còn nặng học theo yêu cầu thi cử Hà Nội: Giáo dục STEM giúp nâng cao phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Học sinh hào hứng, giáo viên chủ động Quyết liệt, sáng tạo trong triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Linh hoạt, sáng tạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Ngữ văn sẽ lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính, xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết các văn bản cụ thể xuất hiện trong đề thi mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về bộ kỹ năng quan trọng: Đọc, viết, nói, nghe.

Sự đổi mới mạnh mẽ này gây nhiều lo lắng, hoang mang cho học sinh, đặc biệt là các sĩ tử chuẩn bị tham dự kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 với những thay đổi lớn trong cấu trúc, nội dung đề thi.

Tiết học Ngữ văn đặc biệt dịp Vu Lan báo hiếu
Ảnh minh họa

Thói quen học thuộc lòng, học vẹt bài mẫu đã không còn tính ứng dụng, đòi hỏi học sinh phải tìm ra phương pháp học mới giúp tăng khả năng đọc hiểu, viết và cảm nhận văn học. Chẳng hạn như xu hướng học Văn với phương pháp tư duy mở được hội học sinh lớp 12 yêu thích thời gian gần đây.

Cô Sương Mai - giáo viên dạy Văn online nổi tiếng đến từ Qanda Study, cũng là người khởi xướng xu hướng này giải thích: “Phương pháp tư duy mở không bắt các bạn phải đưa ra những câu trả lời gò bó, khuôn mẫu mà hãy sử dụng sức mạnh ngôn từ để thể hiện quan điểm của mình.

Với người học, mỗi lần khám phá một tác phẩm là một lần trải nghiệm cuộc đời, câu chuyện khác nhau và tìm thấy bản thân mình, từ đó có sự đồng cảm và cảm hứng theo đuổi môn học này”.

Tiết học Ngữ văn đặc biệt dịp Vu Lan báo hiếu
Hàng trăm học sinh 2K7 tại Hà Nội tham dự tiết học đặc biệt

Mới đây, để mọi người hiểu hơn về cách học này, cô Sương Mai đã tổ chức một tiết học đặc biệt với sự tham gia của hơn 200 học sinh THPT và các bậc phụ huynh. Nhân dịp lễ Vu Lan, tiết học lấy chủ đề: “Hình tượng người cha trong văn học và nghệ thuật nói chung”. Tiết học bắt đầu với một đoạn video trích nhiều hình ảnh người cha trong các bộ phim, clip cuộc sống thường ngày.

Việc liên hệ giữa các tác phẩm được khắc họa hình ảnh một người cha trong thực tế - người cha không hoàn hảo nhưng sẽ luôn có cách để yêu thương con của riêng mình.

Tiết học Ngữ văn đặc biệt dịp Vu Lan báo hiếu
BTV Sơn Lâm và cô Sương Mai tại tiết học Ngữ văn đặc biệt mùa Vu Lan

Cô Sương Mai lấy dẫn chứng từ những văn bản trong chương trình học như: Chiếc lược ngà, Chiếc thuyền ngoài xa, Lão Hạc đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngoài sách giáo khoa như: Những cánh buồm, Cánh đồng bất tận, Mưu cầu hạnh phúc hay Vùng đất câm lặng...

Chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về cha con cộng thêm cách dẫn dắt để học sinh hướng đến câu chuyện của chính mình, mỗi học sinh đều thấu hiểu và cảm nhận rõ nét về các nhân vật hơn.

Tiết học Ngữ văn đặc biệt dịp Vu Lan báo hiếu
Ca sĩ Hoàng Dũng

Đặc biệt, giữa dòng cảm xúc là sự xuất hiện rất bất ngờ của ca sĩ Hoàng Dũng với ca khúc “Đi đâu để thấy hoa bay". Đây cũng là ca khúc Hoàng Dũng viết về cha mình - người cha trong tưởng tượng của ca sĩ với hình ảnh ẩn dụ “hoa bay”.

Khoảnh khắc Hoàng Dũng chia sẻ về người cha đã mất từ năm 6 tuổi đã khiến khán phòng lắng đọng. Đó cũng là giây phút các học sinh có mặt tại lớp học đặc biệt này suy nghĩ về tình cảm cha con - không chỉ của riêng ai mà trong tất cả câu chuyện đã nghe, tác phẩm đã đọc.

Tiết học Ngữ văn đặc biệt dịp Vu Lan báo hiếu
Ca sĩ Hoàng Dũng thể hiện ca khúc “Đi đâu để thấy hoa bay"

Sự xuất hiện của Hoàng Dũng cũng là một phần trong tiết học Văn theo phương thức mở tư duy. Văn chương kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác dễ tiếp cận hơn đã đem đến nguồn cảm hứng rộng lớn, dồi dào, để bất cứ học sinh nào cũng có thể viết ngay một bài văn với chủ đề “Hình tượng người cha trong văn học và nghệ thuật".

Không dừng lại ở đó, hình ảnh người cha lại được khắc họa một cách rõ nét hơn khi buổi học trải nghiệm khép lại bằng một đoạn kịch nói lấy cảm hứng từ tác phẩm “Người ngựa, ngựa người” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Tiết học Ngữ văn đặc biệt dịp Vu Lan báo hiếu
Cô Sương Mai trong tiểu phẩm Người ngựa, ngựa người

Diễn viên duy nhất - cô Sương Mai đóng vai người cha làm nghề xe ôm đang cố chở nốt vị khách cuối trong đêm giao thừa. Khi phát hiện bị vị khách lừa không trả tiền, người cha bộc bạch nỗi lòng lo lắng, trăn trở vì không đủ kinh phí lo cho các con một cái Tết tử tế.

BTV Sơn Lâm - MC chương trình cũng tham dự tiết học như một học sinh, nghẹn ngào chia sẻ: “Tôi có nghe cô Sương Mai nói muốn coi Văn học là bộ môn nghệ thuật, mọi người nghe phần trình diễn về văn chương như đi nghe một chương trình âm nhạc hay xem một bộ phim.

Tôi nghĩ đây là hướng tiếp cận rất mới, hay và tiết học này cũng rất kỳ công. Hình ảnh người cha được trích từ nhiều hình thức khác nhau: Phim, nhạc, thơ và cả cảm xúc của mình. Đây là phương thức học Văn mà cô Sương Mai đang hướng đến”.

Tiết học Ngữ văn đặc biệt dịp Vu Lan báo hiếu
BTV Sơn Lâm - MC chương trình

Trong buổi học trải nghiệm này, bộ sách “Đi kiếm mình giữa thế gian rộng lớn" cũng được giới thiệu. Đó không chỉ là tài liệu văn học tích hợp kỹ năng, kiến thức cho chương trình mới, mà còn là cầu nối đưa độc giả đến gần hơn với văn chương; giúp học sinh thêm tự tin vững bước trên hành trình “đi kiếm mình” đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng thú vị ở phía trước.

Bộ sách chia thành 2 tập mang tên “Ngoài kia rực rỡ bao nhiêu?” và “Bên trong ta rộn rã thế nào?”, với nội dung giảng dạy thông qua loạt tác phẩm văn học nằm ngoài sách giáo khoa và những câu chuyện từ chính cuộc sống của chính bản thân người đọc. Đây cũng là mục đích của phương pháp học Văn mở rộng phạm vi tiếp xúc, đọc hiểu văn chương, đáp ứng sự thay đổi của đề thi theo chương trình phổ thông mới.

Tiết học Ngữ văn đặc biệt dịp Vu Lan báo hiếu
Bạn trẻ đam mê Rap được cô Sương Mai truyền cảm hứng theo đuổi ước mơ

Thành công của tiết học Văn trải nghiệm phương thức mở tư duy không chỉ dừng lại ở những tiếng vỗ tay hay giọt nước mắt xúc động của khán giả, mà ở cách mọi người sẵn lòng chia sẻ cảm xúc của mình.

Bạn Lan Anh (sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội) bày tỏ: “120 phút này khiến mình cảm nhận sâu sắc câu nói trong cuốn sách “Bài giảng cuối cùng” của nhà văn Randy Pausch đó là “Cha mẹ không cần phải còn sống mới có thể yêu thương con cái”. Mình đã đong đầy cảm xúc vì những cảm hứng mà tiết học đã đem lại”.

Tiết học Ngữ văn đặc biệt dịp Vu Lan báo hiếu
Cô Sương Mai

“Ai cũng cần bắt đầu từ đâu đó. Hình ảnh theo đuổi giấc mơ sẽ là hình ảnh rực rỡ nhất dù bạn có vấp ngã hay thất bại. Mong các bạn sẽ cho Văn học một cơ hội đồng hành trong hành trình theo đuổi giấc mơ đó. Chỉ cần thay đổi cách tiếp cận thì bạn sẽ nhận thấy Văn học là một điều rất tuyệt vời”, cô Sương Mai tổng kết.

Đọc thêm

Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực Giáo dục

Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực

TTTĐ - Hội thảo Trực tuyến ASEAN TeachingEnglish 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 30 tháng Mười 2024, mang đến cơ hội cho giáo viên tiếng Anh và chuyên gia giáo dục các nước trong khu vực ASEAN nâng cao kỹ năng giảng dạy cũng như hiểu hơn về người học. Hội thảo được thiết kế đặc biệt dành cho giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp cho người tham gia những góc nhìn mới và giải pháp thực tiễn để cải thiện việc giảng dạy tiếng Anh (ELT).
On Stage 2024 - thắp sáng niềm đam mê kịch nghệ cho giới trẻ Giáo dục

On Stage 2024 - thắp sáng niềm đam mê kịch nghệ cho giới trẻ

TTTĐ - Câu lạc bộ Life’s So Drama trực thuộc trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vừa tổ chức chương trình kịch nghệ thường niên On Stage với vở kịch mang tên “Năm ngàn dặm”.
Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông" Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông"

TTTĐ - UBND phường Cống Vị (quận Ba Đình) vừa tổ chức ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Quỹ Vì tương lai xanh khởi động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2 Giáo dục

Quỹ Vì tương lai xanh khởi động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2

TTTĐ - Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup chính thức phát động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2 dành cho học sinh THPT toàn quốc với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 18,5 tỉ đồng. Thời hạn mở đơn đăng ký từ nay cho đến 23h59 ngày 31/10/2024, vòng chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 1/2025.
Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ

TTTĐ - Trước thông tin một số học sinh ngộ độc nghi do nước uống miễn phí phát ở cổng trường, sáng 1/10, ngành Giáo dục gửi cảnh báo đến các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý học sinh, tuyên truyền nhắc nhở các em không ăn quà vặt ngoài cổng trường và tuyệt đối không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ.
Hà Nội tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học Giáo dục

Hà Nội tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học

TTTĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục trực thuộc về thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm học 2024 - 2025.
Hải Phòng: 467 đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố bảng A Giáo dục

Hải Phòng: 467 đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố bảng A

TTTĐ - Kỳ thi chọn Học sinh giỏi cấp thành phố bảng A năm học 2024-2025, Hải Phòng có 467 thí sinh đoạt giải; trong đó có 37 đoạt giải nhất, 118 giải nhì, 162 giải ba và 150 giải khuyến khích.
Gần 3.000 giáo viên đi thực tế tại các di tích của Hà Nội Giáo dục

Gần 3.000 giáo viên đi thực tế tại các di tích của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 29/9, gần 3.000 cán bộ, giáo viên đến từ các trường học THPT, THCS và Tiểu học của Hà Nội đã được đi thực tế, tham quan tại di tích Hoàng thành Thăng Long và Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Quảng Nam hỗ trợ toàn bộ học phí cho học sinh phổ thông Giáo dục

Quảng Nam hỗ trợ toàn bộ học phí cho học sinh phổ thông

TTTĐ - Với quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo quyền được học tập của mọi trẻ em, tỉnh Quảng Nam đã dành hơn 158 tỷ đồng để hỗ trợ toàn bộ học phí cho hệ mầm non và học sinh phổ thông trong giai đoạn 2024 - 2026.
Gắn lý luận chính trị với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội Giáo dục

Gắn lý luận chính trị với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội

TTTĐ - Tại Hội thảo khoa học khoa Chính trị học 30 năm xây dựng và phát triển diễn ra sáng 28/9, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều ý kiến tham góp thiết thực, ý nghĩa của các, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.
Xem thêm