Tag

Tín hiệu tích cực từ mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông”

Đô thị 21/05/2024 19:00
aa
TTTĐ - Sau thời gian thí điểm các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trước cổng cụm trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội, về cơ bản dự án đã đạt được mục tiêu, hiệu quả đề ra. Đây cũng là tiền đề rất quan trọng để sắp tới, thành phố tiếp tục nhân rộng mô hình này.
Để cổng trường an toàn Nâng cao mức độ an toàn giao thông trước cổng trường học Người dân đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông mùa mưa, bão Trình phương án về nồng độ cồn khi tham gia giao thông

An toàn giao thông được đảm bảo

Từ cuối năm 2023, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, thí điểm các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trước cổng cụm trường học Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm), trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông) và cụm trường học Sài Sơn (huyện Quốc Oai).

Các giải pháp được triển khai dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia Tổ chức Sáng kiến thiết kế thành phố toàn cầu (GDCI). Dự án đã thực hiện đồng bộ các biện pháp để giảm tốc độ của phương tiện khi qua khu vực trường học.

Sau thời gian thí điểm, các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trước cổng cụm trường học đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Giao thông tại các khu vực cổng trường này đã an toàn hơn so với trước đây.

Theo đó, trước cổng trường Tiểu học Nguyễn Du và cụm trường học Sài Sơn, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cắm biển hạn chế tốc độ phương tiện qua khu vực cổng trường học không vượt quá 30km/giờ. Đồng thời, cơ quan chức năng làm lối đi bộ nổi cho học sinh sang đường tại khu vực cổng trường học, kết cấu bằng bê tông nhựa với chiều cao 9cm, vuốt nối êm thuận với mặt đường hiện trạng; tổ chức lại nút giao bằng đảo giao thông kết hợp điểm trú chân cho người đi bộ sang đường.

Tín hiệu tích cực từ mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông”

Khu vực cổng trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông) đã an toàn hơn sau khi triển khai dự án thí điểm về bảo đảm an toàn giao thông. Ảnh: Đức Giang

Để tăng khả năng nhận diện của người tham gia giao thông, các đơn vị liên quan đã sơn kẻ các lối cho người đi bộ qua đường bằng vạch màu trắng. Cổng trường Tiểu học Nguyễn Du cũng được tổ chức lại các vị trí đỗ xe của phụ huynh để bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự cho khu vực.

Tại cụm trường Xuân Đỉnh, một số vị trí không có hè đường cho người đi bộ, dự án đã điều chỉnh mở rộng, bổ sung lối đi bộ bằng hàng cọc tiêu trụ dẻo có phản quang gắn dưới lòng đường. Cùng với đó, làn đường dành cho học sinh đi xe đạp được bố trí qua nút giao.

Cùng với các giải pháp về hạ tầng, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã phối hợp với các nhà trường hướng dẫn giáo viên, phụ huynh, học sinh nắm rõ phương án, tuân thủ các điều chỉnh tổ chức giao thông; đồng thời bố trí lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với các lực lượng khác hướng dẫn giao thông trong các khung giờ cao điểm, giờ tan trường.

Tiền đề để nhân rộng mô hình

Để đánh giá kết quả dự án thí điểm, GDCI đã thu thập thông tin, khảo sát bằng hình ảnh, phim, phiếu khảo sát, điều tra. Kết quả khảo sát cho thấy, tốc độ của phương tiện khi đi qua các cổng trường học được thí điểm đã giảm, không còn xảy ra các vụ va chạm giao thông tại đây.

Cụ thể, tại cụm trường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm), tốc độ chung của phương tiện đã giảm và không có các va chạm tại khu vực trường học. Đã có sự thay đổi đáng kể hướng tới các phương thức giao thông bền vững, với tỷ lệ đi xe đạp tăng 25% và tỷ lệ đi bộ tăng 14%;

Khi được hỏi, nhiều người cảm thấy rất an toàn khi đi qua đoạn đường này (tăng 51,5%). Số người cho rằng đường phố rất an toàn đối với trẻ em tăng thêm 47,5%. Mức độ tự tin của phụ huynh đã tăng 36,4% số người được hỏi hoàn toàn đồng ý và 19,3% số người được hỏi cảm thấy yên tâm khi cho con họ tự đi bộ hoặc đạp xe đến trường.

Ngoài ra, số người cảm thấy đường phố sau can thiệp rất thu hút tăng 52,9%. Người đi bộ dưới lòng đường giảm 10,4% và lượng người đi bộ đi bên trong vạch kẻ qua đường tăng 51,5 %.

Tín hiệu tích cực từ mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông”
Cụm trường Sài Sơn (Quốc Oai) trước và sau khi thí điểm

Tương tự, kết quả khảo sát tại trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông) cho thấy, tốc độ chung của phương tiện đã giảm, sau khi thí điểm không có các va chạm tại khu vực trường học. Số lượng học sinh sử dụng hè phố tăng thêm 41% so với trước khi can thiệp. Số người chọn đi xe đạp để đến khu vực này tăng thêm 18.9%.

Số người sử dụng xe đạp để đi lại hàng ngày qua tuyến đường này hàng ngày cũng tăng 20.6%. Dự án đã thu hút được số người đến khu vực trường tăng thêm 31.1%.

Số người được hỏi cảm thấy rất an toàn sau khi cải tạo tăng thêm 49%. Ngoài ra, 86,7% người được hỏi cảm nhận đường phố đã an toàn hơn nhiều đối với trẻ em, nêu bật sự thành công của các biện pháp an toàn được thực hiện trong dự án.

70.6% số phụ huynh được hỏi cho biết họ cảm thấy yên tâm hơn khi cho con tự đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường, cho thấy mức độ tin tưởng của phụ huynh đối với sự an toàn của môi trường được thiết kế lại. Số người đi bộ dưới lòng đường giảm 5.3%, và số người băng qua đường không đúng nơi quy định (ngoài vạch sang đường cho người đi bộ) giảm 14.5%.

Ngoài việc không có các va chạm tại khu vực trường học sau khi giới hạn tốc độ, kết quả khảo sát tại cụm trường Sài Sơn (huyện Quốc Oai) cho thấy, tỉ lệ học sinh sử dụng các giải pháp an toàn của dự án tăng 18%. Số người chọn đi xe đạp đến khu vực này tăng 5% và có tiềm năng còn tăng thêm 4% trong tương lai sẽ lựa chọn xe đạp để đi lại hàng ngày. Số người được hỏi cảm nhận tuyến phố sau khi được đã an toàn hơn nhiều tăng 27%.

Bên cạnh đó, số người được hỏi thấy khu phố an toàn hơn cho trẻ em tăng 18% và số phụ huynh thấy yên tâm hơn khi cho con cái mình tự đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường tăng 16% (kết quả phỏng vấn trực tiếp 60 người). Số người được hỏi cảm thấy đường phố rất an toàn sau khi can thiệp tăng 49%.

Dự án cũng đã góp phần tăng 4.5% tỉ lệ sử dụng xe đạp và giảm 5,5% việc sử dụng xe máy ở khu vực này. Trong khi số lượng người đi bộ dưới lòng đường giảm 43,4%, thì số lượng người đi bộ ở bên trong vạch kẻ qua đường tăng 31,6%.

Những thay đổi này cho thấy tác động tích cực của việc thiết kế lại đối với hành vi của người đi bộ, thúc đẩy sự di chuyển an toàn hơn và có nguyên tắc hơn.

Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, sau thời gian thí điểm, về cơ bản dự án đã đạt được mục tiêu, hiệu quả đề ra. Đây cũng là tiền đề rất quan trọng để sắp tới, thành phố tiếp tục nhân rộng mô hình này.

Đọc thêm

Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị Đô thị

Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị

TTTĐ - Với Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Quốc hội thông qua, TP Hà Nội sẽ có quy mô phát triển đặc biệt, với nhiều công việc mới. Vì vậy, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phải nhìn nhận những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức của ngành trong thời gian tới... để từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ trong thực thi nhiệm vụ.
Khu dân cư Bến Lức (Quận 8): Bao giờ thôi nhếch nhác? Nhịp sống phương Nam

Khu dân cư Bến Lức (Quận 8): Bao giờ thôi nhếch nhác?

TTTĐ - Từ ngày được UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án đến nay đã hơn 20 năm, Khu dân cư Bến Lức (KDC Bến Lức) thuộc Phường 7, Quận 8, TP Hồ Chí Minh vẫn trong cảnh nhếch nhác. Người dân nhiều lần kiến nghị lên các cấp sở tại nhưng tình cảnh chẳng thay đổi.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Giải Phóng Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Giải Phóng

TTTĐ - Từ 20/7, các phương tiện bị cấm quay đầu trên đường Giải Phóng tại nút giao cổng ra Bến xe Giáp Bát theo cả hai hướng.
Điều chỉnh giao thông nút Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh Đô thị

Điều chỉnh giao thông nút Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh

TTTĐ - Từ ngày 20/7 đến 20/12/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại ngã tư Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông) phục vụ thi công gói thầu số 04 dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
Nỗ lực thực hiện “kỳ tích” đường sắt đô thị Đô thị

Nỗ lực thực hiện “kỳ tích” đường sắt đô thị

TTTĐ - “Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô” với 5 nhóm giải pháp gồm 23 chính sách, được xem là kịch bản chi tiết, cụ thể và đầy đủ nhất, từng bước hiện thực hóa kỳ vọng hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Hà Nội. Nếu đề án được thông qua sẽ có một loạt cơ chế đặc thù được áp dụng để ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Quảng Nam: Vướng 11 hộ dân, dự án 228 tỷ đồng đang trễ hẹn Xã hội

Quảng Nam: Vướng 11 hộ dân, dự án 228 tỷ đồng đang trễ hẹn

TTTĐ - Sau nhiều năm thi công, dự án Đường, cầu ĐH 7 bắc qua sông Vĩnh Điện đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện do vướng mặt bằng.
Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội Đô thị

Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội

TTTĐ - Chiều 17/7, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Cách phòng tránh tai nạn khi ô tô gặp sự cố trên cao tốc Đô thị

Cách phòng tránh tai nạn khi ô tô gặp sự cố trên cao tốc

TTTĐ - Trong những ngày qua, trên một số tuyến cao tốc đã liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng làm nhiều người chết, bị thương. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, mới đây đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) đã đưa ra một số khuyến cáo dành cho các tài xế khi xe ô tô gặp sự cố trên cao tốc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cắt băng thông xe cầu Bến Rừng Đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cắt băng thông xe cầu Bến Rừng

TTTĐ - Chiều 17/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu đã cắt băng thông xe cây cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) qua sông Đá Bạch.
Cần rút gọn thủ tục trong triển khai dự án nhà ở xã hội Đô thị

Cần rút gọn thủ tục trong triển khai dự án nhà ở xã hội

TTTĐ - Buổi khảo sát thực tế của Đoàn giám sát Quốc hội tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), đại diện một số doanh nghiệp bất động sản kiến nghị, cần rút gọn các quy trình thủ tục đầu tư để đẩy nhanh thực hiện dự án nhà ở xã hội, bảo đảm tiến độ, không để lãng phí quỹ đất sạch; đồng thời, bình ổn thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố.
Xem thêm