Tọa đàm cấp cao kinh tế thương mại Việt Nam - Anh
Cùng tham dự Tọa đàm có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế Anh Anne Marie Trevelyan, Nghị sĩ Gờraham Sờtuet, Đặc phái viên Thủ tướng Anh, lãnh đạo các Bộ, ngành Việt Nam cùng gần 200 doanh nghiệp hai nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phát biểu tại tọa đàm |
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành khẳng định, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh đã có bước tiến quan trọng, góp phần vào kết quả phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia.
Với tiềm năng lợi thế của các bên, trên nền tảng là các khuôn khổ pháp lý nội bộ, song phương và đa phương mà hai bên đã ký kết, nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đã có hiệu lực, Hiệp định CPTPP sẽ được các bên tích cực triển khai trong thời gian tới.
Theo Phó Thủ tướng, hai bên cần đặt ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt trên 10 tỷ USD. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Bà Anne Marie Trevelyan, Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế Vương quốc Anh |
Tại cuộc tọa đàm, Bà Anne Marie Trevelyan, Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế cho rằng, Việt Nam là một trong những nền kinh tế “đầy hứng khởi’’ trên thế giới, có danh tiếng về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Không mấy ngạc nhiên khi Việt Nam đang đi đầu trong sự chuyển đổi đầu tư trên thế giới, là ví dụ điển hình nhất về sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.
Theo bà Anne Marie Trevelyan, quan hệ thương mại với Việt Nam đang đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách thương mại của Anh. Đồng thời khẳng định, cuộc tọa đàm hôm nay là một cơ hội tốt để hai bên xây dựng một mối quan hệ nồng ấm hơn, đó là mối quan hệ mang lợi ích cho người dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại tọa đàm |
Ngay sau phần khai mạc tọa đàm, các nhà Lãnh đạo Việt Nam và các Bộ, ngành đã trực tiếp trao đổi, trả lời các câu hỏi của các nhà đầu tư Anh quan tâm theo dẫn dắt của Nghị sĩ Graham Sruart, đặc phái viên của Thủ tướng Anh về thương mại với Việt Nam, coi đây là một cơ hôi để nói về câu chuyện phát triển của Việt Nam để khẳng định Việt Nam sẽ là một điểm đến quan trọng của các nhà đầu tư Anh.
Chủ tịch Quốc hội là người đầu tiên trả lời câu hỏi về sự chuẩn bị của Việt Nam để vượt qua những khó khăn trong năm 2023. Chủ tịch Quốc hội cho biết: Ngay trong cuộc đại suy thoái giai đoạn 2008-2009, hay thời kỳ dịch bệnh hoành hành nhất 2020-2021, Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương. 6 tháng qua Việt Nam kiểm soát ở mức 2,45%, các cân đối vĩ mô được giữ ổn định. Việt nam đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước có thu nhập trung bình cao và đến 2045 thành nước phát triển có thu nhập cao và đến nay Việt Nam không điều chỉnh các mục tiêu mà chỉ bổ sung các chính sách, giải pháp cụ thể.
Toàn cảnh tọa đàm |
Thời gian qua, Quốc hội Việt Nam đã trao cho Chính phủ những thẩm quyền đặc thù, đặc cách, đặc biệt chưa có tiền lệ và chưa được quy định trong luật pháp để phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế xã hội. Đó là hệ sinh thái mềm. Mặt khác, Việt Nam có sự hỗ trợ cả về tài khoá và tiền tệ, cả ngân sách Trung ương và địa phương, cả khu vực công và khu vực tư chiếm tới trên 8% GDP.
Việt Nam rút ra bài học quý giá là bằng giá nào cũng phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô; Đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế, giữ vững được lạm phát, tỷ giá, lãi xuất. Nếu giữ được ổn định kinh tế vĩ mô thì sẽ có tất cả. Điều đó sẽ tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo niềm tin trong nhân dân. Chính phủ chỉ đứng ra để kiến tạo phát triển chứ không thể làm thay và người dân tin tưởng vào Quốc hội vào Chính phủ, coi đấy là điều kiện cơ bản nhất để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, để đạt mục tiêu phát triển nhanh nhưng bền vững.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm rõ một số nộinội dung được đặt ra tại buổi tọa đàm |
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đã trả lời làm rõ câu hỏi về hành động của Việt Nam liên quan đến Chính sách công bằng và chính đáng để giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Theo đó, thực hiện mục tiêu phát thải dòng bằng 0 vào năm 2050 là thách lớn đối với Việt Nam và cũng đòi hỏi nguồn lực lớn, phạm vi rộng rất rộng ở nhièu lĩnh vực . Việc đầu tiên là cần rà soát lại quy hoạch điện 7, xây dựng quy hoạch điện 8, đảm bảo đến năm 2050 là phát khí thải bằng 0.
Tổng số đến năm 2030 có khoảng gần 50 nghìn MW điện gió mặt trời. Như vậy là giảm rất nhiều điện than điện khí, đây là một bước đi rất quan trọng và Chính phủ Việt Nam có thể ký quy hoạch điện 8 trong tháng 7 năm 2022. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi năng lượng gặp nhiều vấn đề, đó là nguồn tài chính đòi hỏi rất lớn, giá thành phải chịu cũng rất lớn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian tổ chức thực hiện. Chu phí giá thành sau khi thực hiện chuyển đổi là lớn, mong muốn doanh nghiệp, Chính phủ Anh có kinh nghiệm cả về tiềm lực tài chính, về con người kinh nghiệm cả về việc chuyển đổi tham gia cùng Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Việt Nam sẽ ban hành cơ chế chính sách để khyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại tọa đàm |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết về cách tiếp cận của Việt Nam đối với chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát và các chính sách quản lý trong lĩnh vực ngân hàng. Trong đó quan trọng nhất là theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước, quốc tế để đưa ra giải pháp điều hành đồng bộ, phù hợp.
Theo đó, Việt Nam kiên định kiểm soát lạm phát, sử dụng linh hoạt các công cụ, nhất là phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá. Thời gian tới Ngân hàng nhà nước sẽ theo dõi chặt chẽ và lạm phát chủ yếu gia tang 6 tháng qua là do yếu tố về giá. Từ nay đến cuối năm, với độ mở lớn của nền kinh tế, Việt nam có thể đối mặt với rủi ro gia tăng lạm phát nhưng Việt Nam đã có kinh nghiệm thời gian qua, thời gian tới sẽ điều hành đồng bộ để kiểm soá, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp của Anh.
Cũng tại cuộc tọa đàm cấp cao về kinh tế, thương mại, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chứng kiến Lễ trao các thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp, địa phương của Việt Nam với đối tác của Anh, gồm:
Bản ghi nhớ về hỗ trợ ngư dân Bình Thuận trong quá trình phát triển dự án điện gió ngoài khơi giữa tỉnh Bình Thuận với Tập đoàn Enterprize Energy.
Bản ghi nhớ hợp tác trong công tác nghiên cứu, khảo sát, khám phá các hang động tại Quảng Bình phục vụ cho bảo tồn các giá trị tự nhiên và thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình giữa đại diện UBND tỉnh Quảng Bình và Đoàn thám hiểm hang động thuộc Hiệp hội nghiên cứu Hang động Hoàng gia Anh.
Biên bản ghi nhớ về Thỏa thuận hợp tác thành lập hệ thống trường quốc tế trực thuộc NLCS tại Việt Nam giữa Công ty TNHH Royal Embassy Academy (REA) và Công ty North London Collegiate School Enterprise Limited (NLCSE).
Biên bản ghi nhớ về triển khai các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế của Pearson qua hình thức thi trực tuyến tại Việt Nam giữa đại diện Công ty Cổ phần Quản lý Giáo dục và Đầu tư EMG và Tập đoàn Giáo dục Pearson.