Tag

Tốc già hóa dân số cao, nhiều quốc gia lao đao

Nhìn ra thế giới 27/05/2019 09:48
aa
TTTĐ - Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước khu vực Đông Nam Á, tình hình già hóa dân số làm thay đổi căn bản xã hội, chiến lược kinh doanh và chính sách của Chính phủ. Xu hướng này có thể làm nghiêng cán cân sức mạnh khu vực và toàn cầu. Nguyên nhân do một số nền kinh tế bị cản trở do dân số già trong khi những nền kinh tế khác tiếp tục phát triển nhờ lao động vẫn còn dồi dào.

Tốc già hóa dân số cao, nhiều quốc gia lao đao

Buổi sinh hoạt chung của các cụ già tại một trung tâm dưỡng lão ở Nhật Bản

Bài liên quan

Để chuyến bay chờ 40 phút, bộ trưởng Mexico xin lỗi và từ chức

Cú sốc cho “gã khổng lồ” của Trung Quốc

Indonesia: 6 người thiệt mạng trong vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình về kết quả bầu cử

Căng thẳng tài nguyên nước tại nhiều quốc gia

Dân số châu Á già hóa quá nhanh

Tuy mối đe doạ già hóa dân số đã được thảo luận trong nhiều năm nhưng gần đây nhiều dấu hiệu mới cho thấy nỗi sợ hãi bắt đầu thành hiện thực. “Tôi muốn có một đứa con. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa có nhà. Khi chúng tôi nghĩ về vấn đề tiền bạc, chúng tôi lại càng chưa thể có con được”, một phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 30 chia sẻ.

Nhiều người Hàn Quốc cũng bày tỏ tình cảnh tương tự và trì hoãn việc có con. Theo thống kê, dân số Hàn Quốc trong độ tuổi lao động (từ 15 - 64 tuổi) đã giảm lần đầu tiên vào năm 2017. Tính đến cuối tháng 3 năm nay, Chính phủ Hàn Quốc cảnh báo tổng dân số sẽ giảm vào đầu năm tới. Đến năm 2065, Hàn Quốc được dự báo trở thành nước phát triển có dân số già nhất thế giới.

Tỷ lệ nghèo ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 66 đến 75 ở mức 39% vào năm 2015, so với 17% ở Nhật Bản
Tỷ lệ nghèo ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 66 đến 75 ở mức 39% vào năm 2015, so với 17% ở Nhật Bản

Tại Trung Quốc, tuy Chính phủ đã bãi bỏ chính sách một con vào năm 2016 nhưng dường như động thái này là quá muộn. Tỷ lệ sinh tiếp tục giảm trong năm 2017 và 2018. Theo số liệu của Liên hợp quốc, dân số Trung Quốc ở độ tuổi 16 - 59 bắt đầu giảm vào năm 2014. Năm ngoái, lần đầu tiên nhóm tuổi này giảm xuống dưới 900 triệu người. Thêm vào đó, tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc cũng đã giảm năm thứ tư liên tiếp, tính đến năm 2017.

Các doanh nghiệp tại đất nước tỷ dân này ngày càng tập trung vào các hoạt động kinh doanh cho người độc thân. Năm ngoái, trang thương mại điện tử Tmall của tập đoàn Alibaba đã chỉ ra rằng bán chạy nhất là các mặt hàng dành cho một người, bao gồm gói gạo 100gr và chai rượu vang đỏ 200ml.

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu tốc độ già hóa dân số. Dân số trong độ tuổi từ 15 - 64 tại xứ sở Phù tang bắt đầu giảm từ năm 1995. Đây là giai đoạn Nhật Bản rơi vào “thập kỷ mất mát” của sự đình trệ và giảm phát kinh tế. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), từ năm 2020 - 2060, dân số trong độ tuổi lao động dự kiến giảm 30% ở Nhật Bản, 26% ở Hàn Quốc và 19% ở Trung Quốc.

Số người trong độ tuổi nghỉ hưu, từ 65 tuổi trở lên được dự báo chiếm hơn 30% dân số của ba nước này vào năm 2060. Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và Thái Lan được dự đoán sẽ đi theo quỹ đạo tương tự. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Lực lượng lao động của Ấn Độ và Indonesia dự kiến sẽ tiếp tục tăng, ít nhất là đến năm 2060. Mỹ cũng nằm trong số các ngoại lệ đó. Điều này tạo lợi thế cho nền kinh tế lớn nhất thế giới so với Trung Quốc, đối thủ đang tìm cách thay thế ngôi vị thống lĩnh kinh tế toàn cầu của Mỹ.

Mối nguy đối với tăng trưởng kinh tế

Đối với các nước có tốc độ già hóa dân số nhanh, có một mối nguy thực sự đối với tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại. Đất nước đông dân nhất thế giới được dự báo chỉ đạt mức trung bình 1,5% mỗi năm trong giai đoạn năm 2040 - 2050, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 7,1% trong giai đoạn năm 2010 - 2020. Trong khi đó, GDP của Mỹ được dự báo ở mức trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2040 - 2050.

Tuy chỉ là những dự đoán nhưng người tiêu dùng và các công ty đang chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng nhân khẩu đang ngày càng tồi tệ. Đó là logic đơn giản. Người tiêu dùng giảm sút sẽ kìm hãm nền kinh tế, khiến các công ty cắt giảm đầu tư, tạo ra một vòng xoáy đi xuống.

Theo dữ liệu chi tiêu hộ gia đình cho thấy, giới trẻ Nhật Bản đang có chế độ tiết kiệm. Phó giáo sư Ikuko Samikawa thuộc Đại học Hitotsubashi ở Tokyo cho biết trong 30 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm đã tăng từ 33% lên 38% trong số những người ở độ tuổi 25 - 29 và từ 38% lên 44% trong độ tuổi 30 - 34.

Hệ thống hưu trí luôn là 1 vấn đề đau đầu của nhiều quốc gia khi tình trạng già hoá dân số ngày càng tăng nhanh
Hệ thống hưu trí luôn là 1 vấn đề đau đầu của nhiều quốc gia khi tình trạng già hoá dân số ngày càng tăng nhanh

“Những người trẻ tuổi có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Các doanh nghiệp cũng đang kiểm soát đầu tư trong bối cảnh không chắc chắn về sự tăng trưởng trong tương lai”, ông Hiroshi Nakaso, Chủ tịch Viện nghiên cứu Daiwa và cũng là cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản chia sẻ.

Gánh nặng an sinh xã hội cũng ngày càng trở nên nặng nề khi lực lượng lao động suy giảm. Nhật Bản đang quản lý gánh nặng này bằng cách vay nợ. Tại đất nước mặt trời mọc, các khoản chi tiêu an sinh xã hội đã phình to hơn hai thập kỷ qua. Điều này buộc Chính phủ phải vay thêm để duy trì hệ thống.

Nợ công hiện nay cao gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội khiến Nhật Bản trở thành nền kinh tế phát triển mắc nợ nhiều nhất. Khi dân số ngày càng giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại, đầu tư suy yếu và tiết kiệm được ưu tiên, kết quả là lãi suất sẽ giảm sâu. Khi tốc độ tăng trưởng kẹt ở mức trên dưới 1% mỗi năm và lãi suất dài hạn bị kìm hãm ở mức thấp, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khó có thể cắt giảm lãi suất thêm để kích thích nền kinh tế.

Trong khi đó, xứ sở kim chi phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt. Công nợ của Seoul tuy thấp hơn nhưng ảnh hưởng nặng nề đến những người về hưu. Tỷ lệ nghèo ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 66 - 75 đạt 39% vào năm 2015, so với 17% ở Nhật Bản và 18% ở Mỹ. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người từ 76 tuổi trở lên. Năm ngoái, Chính phủ cảnh báo quỹ hưu trí quốc gia sẽ phá sản vào năm 2057 nếu không có những hành động kịp thời.

Tại Trung Quốc, thách thức về an sinh xã hội thậm chí còn phức tạp hơn. Chi phí này chỉ chiếm 6,3% GDP trong năm 2015 và được dự báo sẽ tăng lên 16,5% vào năm 2050.

Phản ứng chậm của Chính phủ

Một chính sách phổ biến hiện nay là hoãn nghỉ hưu. Hồng Kông (Trung Quốc) gần đây đã áp dụng giảm lương hưu cho người cao niên trừ khi họ tìm việc làm. Trung Quốc đã giới thiệu một hệ thống ‘thế chấp ngược”, cho phép người già sử dụng nhà của họ làm tài sản thế chấp để vay tiền cho nghỉ hưu. Tuy nhiên, rất ít người đã thực hiện các khoản vay.

Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đang đề xuất để các cá nhân đợi đến 70 tuổi mới rút lương hưu sẽ nhận được số tiền thanh toán cao hơn.

Hàn Quốc thì đang cung cấp các ưu đãi để khuyến khích sinh con nhưng đạt được rất ít kết quả. Các cặp vợ chồng trẻ chậm trễ hoặc không muốn có con vì sợ gánh nặng chi phí giáo dục đắt đỏ.

Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay được trông chờ sẽ là một bước ngoặt. Chủ nhà Nhật Bản dự định nâng cao nhận thức về các mối đe dọa nhân khẩu học và tự coi mình như một câu chuyện cảnh báo.

Ông Wilem Adema, chuyên gia kinh tế cao cấp của OECD nhấn mạnh, hy vọng các nước châu Á đang phát triển sẽ “nhìn vào Nhật Bản, học hỏi và cố gắng tránh” đi theo con đường dẫn tới vực thẳm màu xám.

Tin liên quan

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm