TP HCM đề xuất gói an sinh 1.000 tỷ đồng giúp người lao động khó khăn
![]() |
Gian hàng 0 đồng hỗ trợ người khó khăn trong mùa dịch bệnh |
Chiều 8/6, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cho biết, Sở đã trình UBND TP HCM gói an sinh xã hội để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động bị tác động của dịch bệnh Covid-19.
Theo ông Lê Minh Tấn, dự kiến tổng kinh phí cho gói an sinh lần này hơn 1.000 tỷ đồng, được trích từ nguồn ngân sách của thành phố. Gói an sinh sẽ được UBND TP trình HĐND TP HCM thông qua tại kỳ họp HĐND TP HCM sắp diễn ra (khoảng cuối tháng 6) trước khi áp dụng đến các đối tượng liên quan.
“Trong đợt dịch bệnh năm 2020, TP HCM đã triển khai hiệu quả gói an sinh xã hội đầu tiên kịp thời và đã giúp nhiều lao động thất nghiệp vượt qua được khó khăn. Trong đợt dịch bệnh lần này, TP HCM tiếp tục thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Đảng bộ, chính quyền thành phố với người dân, người lao động và doanh nghiệp bằng gói an sinh thứ 2 để họ vượt qua khó khăn, vực dậy sản xuất, tiếp thêm cơ hội để người lao động có việc làm và ổn định cuộc sống sau mùa dịch”, ông Lê Minh Tấn cho biết thêm.
Theo nội dung tờ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, thành phố sẽ có 6 nhóm đối tượng được áp dụng các mức hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 bao gồm: Người lao động bị ngừng việc, hoãn việc do doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch Covid-19 và được hỗ trợ mức 3 triệu đồng/ngưởi/lần (trong thời gian 3 tháng là tháng 5, 6 và tháng 7). Theo thống kê của Sở, TP HCM sẽ có khoảng 42 nghìn lao động được hưởng.
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp gặp khó khăn còn được xem xét cho vay lãi suất ưu đãi để phục hồi sản xuất với hạn mức vay là 4,420 triệu đồng trên mỗi người lao động (tương đương với mức lương tối thiểu vùng của TP Hồ Chí Minh) đang làm việc tại doanh nghiệp.
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động (không đủ điều kiện hưởng Bảo hiểm thất nghiệp) do doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ mức 2 triệu đồng/người/lần, thống kê có khoảng 3.000 người.
Người lao động tự do, không ký kết hợp đồng lao động như: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định; Thu gom rác, phế liệu; Bốc vác, chạy xe ôm… sẽ được hỗ trợ mức 3 triệu đồng/người/lần (trong thời gian 3 tháng là tháng 5, 6 và tháng 7). Theo thống kê, TP có khoảng 160 nghìn người.
Giáo viên mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ ngoài công lập sẽ hỗ trợ 2 triệu đồng/người/lần (trong tháng 5). Thống kê TP có 20 nghìn người.
Hộ kinh doanh cá thể bị giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ/lần. Thống kê TP có 2.000 hộ.
Hộ thuộc diện chính sách có công, diện bảo trợ xã hội được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ, trong thời gian 3 tháng; Thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ 750 nghìn đồng/người, trong thời gian 3 tháng. Thống kê TP có gần 170 nghìn hộ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đồng chí Nguyễn Ngọc Huyến được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc BHXH khu vực I

Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Thêm lựa chọn để hưởng lương hưu cao hơn

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam

Công bố quyết định công tác cán bộ thuộc BHXH Việt Nam sau sắp xếp

Danh sách tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 Bảo hiểm xã hội khu vực

Giúp người lao động an tâm, gắn bó với hệ thống an sinh

Đến năm 2030, 100% người cao tuổi có thẻ BHYT

Phổ biến Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tới cán bộ Công đoàn Dầu khí

Đảm bảo người dân nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thuận lợi
