TP Hồ Chí Minh: Ấn tượng cọc Bạch Đằng, xe tăng treo ngược
Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, triển lãm "Từ chiến thắng Bạch Đằng đến đại thắng 30/4/1975" (tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1) đã thu hút đông đảo sự quan tâm đến từ người dân, du khách.
Đây là triển lãm với cụm tác phẩm điêu khắc sắp đặt tái hiện trận đánh Bạch Đằng lịch sử của nghệ sĩ thị giác Lê Hữu Hiếu.
![]() |
Dù trưa nắng nhưng triển lãm vẫn thu hút đông đảo sự quan tâm từ người dân và du khách |
Nổi bật tại khu vực trung tâm triển lãm là mô hình bãi cọc Bạch Đằng và xe tăng M24-CHAFFEE treo ngược theo tỷ lệ 1:1. Loại xe tăng này do Mỹ viện trợ cho Pháp năm 1953, hiện nằm tại cánh đồng Mường Thanh - Điện Biên.
Tác phẩm được đặt trên nền ý tưởng từ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, với chiều cao hơn 4m, nặng khoảng 3 tấn, mô hình không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
![]() |
Hình ảnh xe tăng treo ngược đầy ấn tượng |
Hình ảnh xe tăng nằm trên đầu cọc thể hiện tinh thần kế thừa sức mạnh dân tộc, đồng thời gợi nhắc đến các chiến thắng quân sự oanh liệt trong lịch sử, trong đó có chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
![]() |
Nhiều người chọn trang phục cờ đỏ sao vàng để chụp hình kỷ niệm |
Trên các cọc gỗ viết chữ Hán Nôm, là các dòng trong bài Hịch Tướng sĩ của Đức thánh Trần Hưng Đạo (1228 - 1300). Đỉnh cọc khắc chữ Sát Thát, ngụ ý từ trên cao ông cha ta có thể nhìn xuống đọc và cảm nhận được tình cảm của thế hệ con cháu.
![]() |
Dòng chữ được khắc trên cọc |
Bên cạnh đó, bức tranh sơn mài Hịch Tướng sĩ có kích thước lớn, cao 3,8m dài 9,5m, gồm 18 tấm nhỏ ghép thành cũng được trưng bày tại triển lãm.
Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày mô hình "Thần Bảo hộ" là tượng nhôm đúc cao 3,3 - 4,5m.
Tác phẩm “Thần Bảo hộ” với hình ảnh một vị thần huyền thoại đang vươn mình che chở cho con dân đất Việt. Tác giả đã sử dụng hình thức sắp đặt, kết hợp hài hòa giữa các khối gỗ, hoa văn cổ và bình gốm tái hiện chiều sâu văn hóa dân tộc, gợi lên mối liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ các vị thần không chỉ nằm ở niềm tin vào sự linh thiêng mà còn là cách con người thể hiện lòng biết ơn đối với thiên nhiên và những con người có công lao lớn trong lịch sử.
![]() |
Tác phẩm “Thần Bảo hộ” |
Bạn Lệ Băng (ngụ quận Tân Bình) chia sẻ, nghe bạn bè giới thiệu tại phố đi bộ Nguyễn Huệ đang có triển lãm vô cùng ấn tượng nên tranh thủ ngày cuối tuần để chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm.
Khi tới đây, Lệ Băng đã vô cùng ấn tượng bởi tính nghệ thuật đan xen lẫn lịch sử hào hùng của dân tộc đã được tác giả kì công tạo ra.
Lê Băng cũng đọc rất đầy đủ các bảng chú thích được đặt bên cạnh để hiểu thêm về lịch sử cũng như trận đánh Bạch Đằng nổi tiếng khi xưa...
![]() |
Khách tham quan đều chăm chú đọc từng chú thích để hiểu rõ thêm những ý tưởng, câu chuyện nghệ thuật |
Gia đình anh Văn Thêm đã từ Đồng Nai lên TP Hồ Chí Minh để có thể trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Riêng triển lãm này, vợ chồng anh đã chụp rất nhiều ảnh để vừa lưu giữ lại kỷ niệm, vừa có thể đi khoe tới bạn bè, hàng xóm để mọi người biết thêm về lịch sử thông qua những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc như tại nơi đây.
![]() |
![]() |
Bên cạnh đông đảo người dân và du khách trong nước, các du khách nước ngoài khi đi ngang qua đây cũng không khỏi tò mò và tỏ ra thích thú, ấn tượng với tính nghệ thuật của triển lãm.
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Liên hoan văn hóa phụ nữ dân tộc thiểu số

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

Những trang sử vẻ vang của vùng đất Thủ Dầu Một

EVNSPC hỗ trợ Lâm Đồng 900 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đà Nẵng: Sắp xếp phường, xã bố trí trụ sở mới trước ngày 15/5

Công bố quyết định thành lập Binh đoàn 19 tại Quảng Ninh

Quảng Ninh: Kỷ niệm 70 năm giải phóng vùng mỏ

Hoành tráng buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước

Dàn đại bác “khai hỏa” trước thềm đại lễ 30/4 tại buổi sơ duyệt
