Tranh lợn Kim Hoàng - Ấn tượng ngày trở lại
![]() |
Nghệ nhân Đào Đình Trung của làng tranh Kim Hoàng
Bài liên quan
Làng nghề quất cảnh Tứ Liên nhận danh hiệu làng nghề truyền thống
Hoa hậu Tiểu Vy, Á hậu Phương Nga đọ sắc tại Mai Vàng 2018
Chương trình từ thiện đặc biệt: Gala "xuân cho em"
Đột ngột tăng phí du lịch, các doanh nghiệp lữ hành tại Cát Bà kêu cứu
10 sự kiện VHTTDL Việt Nam tiêu biểu năm 2018: Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng đứng đầu
Độc đáo tranh lợn
Nói đến tranh lợn, trong kí ức của nhiều người chỉ hiện lên hình ảnh đàn lợn âm dương hay con lợn ăn cây ráy cũng có xoáy âm dương trong tranh Đông Hồ. Có một bức tranh con lợn khác cũng rất đáng yêu thuộc dòng tranh dân gian Kim Hoàng nổi tiếng của xứ Đoài xưa. Chỉ có điều, do dòng tranh Kim Hoàng đã thất truyền từ năm 1945 và mới được phục hồi nên ít người để ý.
![]() |
Tranh lợn Kim Hoàng |
Điều dễ dàng nhận thấy lợn trong tranh Kim Hoàng là lợn độc, tức là chỉ có một con. Con lợn này cũng độc đáo khi được hình tượng hóa, chiếc mũi giống như một đám mây trong bức tranh cổ. Cái tai của lợn chỉ là một họa tiết hình xoắn ốc với các nét phẩy bút song song hướng về phía sau.
Các nét vẽ dọc thân của con lợn không những mang đến cảm giác về sự “chảy xệ” do con lợn mũm mĩm, chũn chĩn mà còn khiến nhịp của hình thêm vui mắt. Bốn chiếc chân bé xíu đỡ cả thân hình tròn vo càng mang đến vẻ đáng yêu của con vật đồng thời bao hàm ước mong về sự tròn trịa, sung túc, phát triển của mọi người trong năm mới.
Sự tương phản ba màu trắng, đỏ, đen của bức tranh lợn làm cho bức tranh có vẻ khúc chiết, cô đọng, mang tính tượng trưng cao trong khi đó những nét vẽ mềm mại uyển chuyển cho thấy sự sáng tạo, phóng khoáng của các nghệ nhân dân gian xưa.
Dấu ấn ngày trở lại
Có thể nói, dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã trở lại ngoạn mục sau hơn 70 năm mất dấu trên thị trường. Người cầm “đũa thần” đánh thức dòng tranh Kim Hoàng là nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa- Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội.
![]() |
Họa tiết tranh Kim Hoàng xuất hiện sống động trong đàn lợn gốm Biên Hòa |
Sau một thời gian nỗ lực, Dự án khôi phục tranh dân gian Kim Hoàng đã phục hồi được 33 mẫu tranh khắc gỗ. Bên cạnh đó, 19 mẫu được vẽ tay. Những năm gần đây, tranh Kim Hoàng xuất hiện ở nhiều sự kiện văn hóa tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ, Hội báo Toàn quốc 2018, thậm chí được mời tham dự “Liên hoan tranh in từ mộc bản thế giới lần thứ 8” tại Nguyên Châu (Hàn Quốc)…
Đặc biệt, từ ba năm nay, cứ vào dịp Tết, một quầy tranh Kim Hoàng lại được mở bên Hồ Văn thuộc Văn Miếu Quốc Tử Giám. Người mua tranh không chỉ được sở hữu những bức tranh độc đáo của dòng tranh tưởng chừng thất truyền mà còn được nghe nghệ nhân giải thích về ý nghĩa của từng sản phẩm đậm chất dân gian này. Năm 2018, một phòng tranh dân gian Kim Hoàng cũng đã được mở ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam góp phần giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về dòng tranh dân gian độc đáo của người Hà Nội…
![]() |
Lịch và bao lì xì lan truyền văn hóa dân tộc |
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa cho biết, ba năm mở gian hàng tại Hồ Văn, tranh Kim Hoàng đã có lượng khách hàng quen thuộc nhất định. Ngày Tết, màu đỏ cam, đỏ điều của tranh Kim Hoàng rất được ưa chuộng nên bà vẫn cố gắng duy trì cửa hàng để tạo nên một “góc nhớ” cho khách mỗi độ Tết về.
Những ứng dụng sinh động
Bởi sự độc đáo, thú vị của con lợn trong tranh Kim Hoàng mà nhiều sản phẩm ứng dụng cũng đã được hình thành. Hình ảnh con lợn bước ra từ tranh dân gian Kim Hoàng đã cho thấy sự sáng tạo, gần gũi với đời sống. Bên cạnh những tờ lịch rực rỡ sắc màu in hình lợn trong xuân Kỉ Hợi 2019, những con lợn bằng gốm hay cái chặn giấy hình lợn ngộ nghĩnh đều khiến người sở hữu có những niềm vui nho nhỏ.
![]() |
Hình ảnh lợn Kim Hoàng được nghệ nhân Quách Tuấn Anh của làng nghề đậu bạc Định Công thực hiện |
Xuân Kỉ Hợi 2019 là năm đầu tiên những chiếc phong bao lì xì sẽ có đủ 12 con giáp quy tụ từ bốn dòng tranh dân gian nổi tiếng phía Bắc là Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ và Làng Sình. Bên cạnh những phong bao lì xì đã in sẵn, còn có những chiếc lì xì in nét đen trên nền trắng để các bạn trẻ, các bạn nhỏ có thể tự tô màu.
![]() |
Đưa hình ảnh con lợn trong tranh Kim Hoàng lên những viên sỏi chặn giấy |
Họa sĩ Trang Thanh Hiền – người nảy ra sáng kiến này cho biết: “Thông qua trò chơi này, các bạn trẻ, các em bé vừa có cái để chơi, có sản phẩm thể hiện gu thẩm mĩ riêng để tặng ông bà, bố mẹ. Điều quan trọng nhất chúng tôi muốn làm là thông qua trò chơi được giải thích ý nghĩa từng bức tranh này sẽ găm vào tâm trí con trẻ tình yêu với văn hóa truyền thống của dân tộc”- họa sĩ Trang Thanh Hiền cho biết.
Tết này, đến Hồ Văn để mua tranh Kim Hoàng, được tô vẽ các chú gà, trâu, nghê… và đặc biệt hình chú lợn độc, chắc chắn sẽ là một mùa xuân đáng nhớ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hành trình “xuyên không” một thiên niên kỷ

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới

Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh

Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm
