Tag

Trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV, năm 2024

Văn học 29/11/2024 15:00
aa
TTTĐ - Ngày 29/11, nhân dịp kỷ niệm 139 năm ngày mất của danh nhân Phạm Thận Duật, nhà sử học, nhà văn hóa, nghĩa sĩ yêu nước, người góp phần khởi động Phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỷ XIX, tại Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật phối hợp cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm và trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV.
Hội đồng Anh chính thức công bố những cá nhân và tổ chức đoạt giải thưởng ELTons 2024

Danh nhân Phạm Thận Duật (1825 - 1885) là người thôn Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Năm 1850, ông đỗ cử nhân và nhậm chức Giáo thụ phủ Đoan Hùng rồi làm Tri châu Tuần Giáo. Dưới triều đại vua Tự Đức, ông đã đảm nhiệm nhiều trọng trách. Năm 1885, Pháp đánh chiếm kinh thành Huế. Ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Quảng Trị.

Nhận lệnh của vua Hàm Nghi, ông thảo chiếu Cần Vương kêu gọi các sĩ phu và nhân dân đứng lên chống Pháp. Lĩnh chức Khâm sai đại thần ra Bắc để chiêu tập nghĩa sĩ Cần Vương, ông bị Pháp bắt đưa đi tù ở Côn Đảo. Ngày 29/11/1885, trên đường đày từ Côn Đảo đến đảo Tahiti, ông đã hy sinh.

Trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV
TS Trương Thị Hải, Viện Sử học Việt Nam nhận giải Nhất với Luận án “Bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929”. Ảnh: Bảo Châu

Đây là giải thưởng đầu tiên của Việt Nam được trao trong lĩnh vực Sử học và cũng là giải thưởng chính thức duy nhất của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có phạm vi trên toàn quốc.

Trong 23 mùa giải qua, giải thưởng được trao cho những luận án Tiến sĩ Khoa học lịch sử xuất sắc nhất và đã có 125 Tiến sĩ được nhận giải thưởng danh giá này.

Việc trao giải thưởng dựa trên cơ sở đánh giá khách quan chất lượng khoa học của các luận án, được các cơ sở đào tạo trong cả nước gửi đến.

Giải thưởng có tác dụng động viên, cổ vũ các nhà Sử học trẻ tuổi trên con đường học tập, nghiên cứu khoa học, cống hiến cho sự nghiệp của nền sử học nước nhà, công cụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong mùa giải thứ XXIV, sáu luận án tiến sĩ sử học xuất sắc nhất được lựa chọn để trao giải thưởng. Luận án “Bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1929” của TS Trương Thị Hải, Viện Sử học Việt Nam đã vinh dự nhận giải Nhất.

Hai giải Nhì dành cho luận án “Binh chế triều Minh Mệnh” của TS Hoàng Lương, Viện Lịch sử quân sự và “Truyền đơn cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945” của TS Trương Thị Phương, Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Ba giải Ba thuộc về các luận án: “Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ từ năm 2001 đến năm 2015” của TS Phạm Thanh Tùng (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng); “Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020” của TS Bùi Thị Bích Thuận (Trường Đại học Công đoàn) và “Di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh) của TS Kiều Đinh Sơn (Trường Đại học Hạ Long).

Đọc thêm

Hoài niệm thu Hà Nội với những dấu ấn thời gian Văn học

Hoài niệm thu Hà Nội với những dấu ấn thời gian

TTTĐ - "Ngày tôi về Hà Nội" của nhà thơ Hoàng Hạnh là tác phẩm đậm chất thi ca về mùa thu Hà Nội, với những hình ảnh tinh tế, xúc cảm sâu sắc.
"Chuyện cây thông non" đặc biệt mùa Giáng sinh Văn học

"Chuyện cây thông non" đặc biệt mùa Giáng sinh

TTTĐ - “Chuyện cây thông non” - một trong những ngụ ngôn ý nghĩa nhất của văn hào Hans Christian Andersen về Giáng sinh đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Lan tỏa và nhân lên giá trị tri thức, văn hóa trong đời sống xã hội Văn học

Lan tỏa và nhân lên giá trị tri thức, văn hóa trong đời sống xã hội

TTTĐ - Qua 6 lần tổ chức, đến nay Giải thưởng Sách quốc gia đã trở thành một sự kiện văn hóa nổi bật thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá cao.
Tình thầy trò trong dòng chảy ký ức Văn học

Tình thầy trò trong dòng chảy ký ức

TTTĐ - Bài thơ "Gặp trò xưa giữa Thủ đô Hà Nội" khắc họa tình thầy trò sâu sắc, gợi nhớ ký ức đẹp và tôn vinh nghề giáo qua dòng thời gian.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Tìm lại bóng hình Hà Nội qua dòng chảy văn chương Văn học

Tìm lại bóng hình Hà Nội qua dòng chảy văn chương

TTTĐ - Cho đến nay, Hà Nội vẫn còn nguyên sức hút của một thực thể văn hóa sinh động. Các văn nghệ sĩ đã kiến giải những vỉa tầng văn hóa Hà Nội trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật.
Cuộc thi viết về sự biến chuyển của phố và làng Hà Nội Văn học

Cuộc thi viết về sự biến chuyển của phố và làng Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi viết "Hà Nội & tôi" lần thứ II do tạp chí Người Hà Nội tổ chức là cơ hội để mọi người hình dung rõ nét hơn về sự biến chuyển của phố và làng ở Thủ đô qua từng giai đoạn, góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị cũ và mới của mảnh đất Kinh kỳ - Kẻ Chợ.
Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Xem thêm