Triển lãm hơn 300 tài liệu về nền giáo dục thời quân chủ
Hội xuân Giáp Thìn 2024 đậm bản sắc văn hóa Tết Khai mạc triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” Gần 3.000 người tham quan triển lãm đa phương tiện “Dòng chảy Hà Nội” |
Triển lãm trưng bày hơn 300 tài liệu, hiện vật, được chia thành 4 phần nội dung chính, giới thiệu theo dòng lịch sử để tái hiện cuộc đời và đóng góp giáo dục của những nhân vật lịch sử như vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông, thầy giáo Chu Văn An, Nguyên phi Ỷ Lan, và các danh nhân khoa bảng Lê Văn Thịnh, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh và nhiều người khác.
Trưng bày cũng kết nối nội dung với trưng bày “Quốc Tử Giám-Trường Quốc học đầu tiên” thành một chỉnh thể, giúp công chúng hiểu rõ hơn về lịch sử ra đời, phát triển của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và kết quả nền giáo dục khoa cử Việt Nam thời quân chủ.
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm "Khơi nguồn đạo học" |
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám chia sẻ, triển lãm là kết quả của sự nỗ lực đồng đội từ cán bộ nhân viên Trung tâm, với sự hỗ trợ chuyên môn từ các nhà khoa học Việt Nam và các chuyên gia đến từ Pháp.
Ông Lê Xuân Kiêu trao hoa tri ân đến các cá nhân, tập thể đã góp phần tạo nên triển lãm "Khơi nguồn đạo học" |
Bên cạnh đó, thông qua các tài liệu, hiện vật liên quan đến các danh nhân, trưng bày tái hiện thành một không gian di sản văn hóa danh nhân để phục vụ tốt nhu cầu của khách tham quan tìm hiểu về những đóng góp của họ đối với giáo dục, bồi dưỡng nhân tài và những bài học kinh nghiệm vẫn còn nguyên giá trị đối với đời sống xã hội hiện nay.
Các vị đại biểu tham dự lễ khai mạc |
Triển lãm không chỉ giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về lịch sử và phát triển của khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám mà còn tập trung vào nền giáo dục khoa cử Việt Nam thời kỳ quân chủ. Bằng cách tái hiện không gian di sản văn hóa danh nhân, triển lãm mang lại trải nghiệm sâu sắc và giáo dục cho khách tham quan về những đóng góp quan trọng của họ đối với giáo dục, bồi dưỡng nhân tài và những bài học có giá trị cho xã hội ngày nay.
"Khơi nguồn đạo học" còn mang đến câu chuyện về ba vị vua, một hoàng hậu, một nhà giáo và các tiến sỹ khoa cử, họ đều là những người đức độ, thông tuệ, cùng chia sẻ tầm nhìn về nhà trường, giáo dục – nhân tố cho phép hướng đến một xã hội yên bình, thịnh vượng và công bằng.
Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội |
Lịch sử xây dựng quốc gia đã chứng kiến những bước đầu quan trọng với việc thành lập Văn Miếu vào năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và Quốc Tử Giám vào năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông. Những vị vua của triều đại Lý đã thể hiện sự tôn trọng đối với tài năng và đóng góp tích cực bằng cách bồi dưỡng tinh thần và chú trọng đặc biệt đến nền giáo dục quốc gia.
Trong thời kỳ khó khăn của triều đại Trần, giáo dục vẫn được đặt ở vị trí hàng đầu. Xuất hiện nhiều thế hệ thầy giáo và môn sinh, trong đó nổi bật là thầy giáo Chu Văn An và các học trò của ông, là những minh chứng sống về sự cam kết với giáo dục.
Đến thời kỳ Lê, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông, văn hóa giáo dục Đại Việt phát triển mạnh mẽ. Khoa cử được tổ chức quy củ và chặt chẽ, với việc ghi tên của những người đỗ Tiến sỹ trên các bia đá tại Quốc Tử Giám, là một bước tiến quan trọng đánh dấu địa chỉ danh tính của những người có đóng góp xuất sắc trong lịch sử giáo dục.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà tham quan triển lãm |
Những hiện vật tài liệu đều được dịch sang 3 ngôn ngữ Việt - Anh - Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách tham quan tìm hiểu thông tin |
Bà Amélie - đại diện đơn vị thiết kế Beau Design thực hiện dự án trưng bày “Khơi nguồn đạo học” chia sẻ, bà cảm thấy rất vinh dự khi được làm việc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để đưa ra những dự án, triển lãm trưng bày về lịch sử, văn hóa Đại Việt.
"Nội dung của thiết kế trưng bày được xây dựng với mục tiêu tối đa hóa sử dụng dữ liệu lịch sử và cấu trúc không gian nhằm truyền đạt các giá trị về tri thức và ký ức. Phương án thiết kế của chúng tôi mang đậm đặc tính đương đại, trang trọng và bền vững, nhằm tôn vinh chủ đề giáo dục thông qua việc thể hiện hiện vật và giá trị kết nối được ưa chuộng nhất với công chúng. Gam màu được sử dụng trong không gian trưng bày không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn gợi nhớ về các triều đại quan trọng trong quá khứ" - đại diện đơn vị thiết kế Beau Design chia sẻ.
Nhà thiết kế Amélie - đại diện đơn vị thiết kế Beau Design |
Các hiện vật như bàn học của nho sinh hay bàn trong thư phòng của các vị vua được tạo ra để lan tỏa tinh thần của các danh nhân về nỗ lực và tinh thần học hỏi, không chỉ giới hạn trong tầng lớp quý tộc mà còn ở mọi tầng lớp xã hội thời kỳ quân chủ. Đồng thời, nội dung trưng bày cũng nhấn mạnh vào việc thể hiện danh nhân không chỉ là những vị quân vương, mà còn là những tấm gương mẫu mực truyền cảm hứng.
"Đây thực sự là một hành trình rất dài kể từ khi chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu và phát triển dự án. Cho đến hôm nay tại nhà Thái Học, chúng tôi đã hoàn thiện hầu hết tất cả các mẫu hiện vật trưng bày. Tôi hi vọng những công dân, du khách đến với triển lãm sẽ yêu thích không gian và tìm hiểu về những câu chuyện được kể. Đồng thời thấu hiểu, đồng cảm và tôn vinh tâm huyết và tấm lòng của những bậc quân vương, tiền nhân đi trước trong lịch sử xây dựng nền giáo dục Đại Việt từ những ngày đầu tiên định hình nền tảng đạo học Việt" - bà Amélie nhấn mạnh.
Tại lễ khai mạc, ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh ý nghĩa tri ân và tôn vinh công lao đóng góp của các bậc tiền nhân, các danh nhân đã đặt nền móng cho sự phát triển nền Quốc học, tạo nên lớp lớp trí thức trong xã hội Việt Nam thời kỳ quân chủ. "Triển lãm mang lại cơ hội tuyệt vời để khám phá và hiểu sâu hơn về di sản văn hóa và giáo dục lâu dài của đất nước" - ông nói.
Một nghiên cứu sinh chăm chú ghi chép, tìm hiểu lịch sử |
Những tư liệu được mô phỏng lại rõ nét |
Tranh minh họa và câu chuyện tóm lược về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên phi Ỷ Lan |
Triển lãm thu hút từ khách Việt... |
...đến các du khách nước ngoài |