Trồng cây trên những vùng sa mạc khắc nghiệt
Sau 38 năm, sa mạc Sahara lại có tuyết dày 1m Tuyết rơi trên sa mạc Sahara sau 40 năm |
Hệ thống thông minh này được đặt tên là WEC2P, viết tắt của hệ thống đồng sản xuất nước, điện, cây trồng. Theo đó, hydrogel sẽ hấp thụ nước có trong khí quyển, ngay cả ở những khu vực khô cằn nhất. Năng lượng mặt trời sẽ giúp làm nóng hydrogel và không khí xung quanh để tạo ra nước ngọt, sử dụng để tưới cây.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã trồng rau bina (rau chân vịt) trên sa mạc Saudi Arabia vào tháng 6 khi nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C. 57 trong số 60 hạt giống rau bina được trồng đã phát triển đến 18cm.
Giới chuyên gia tin rằng, phát minh mới sẽ không chỉ giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nước vốn tác động tới 400 triệu người ở riêng khu vực Hạ Sahara của Châu Phi, mà còn góp phần vào việc cải thiện an ninh nguồn nước và môi trường.
Hệ thống WEC2P được triển khai ở một vùng sa mạc khô hạn (Ảnh: Dailymail) |
Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu để biến phát minh của họ thành một sản phẩm ra được thị trường, bằng cách cải tiến hydrogel để nó hấp thụ nhiều nước hơn từ không khí xung quanh.
Ông Peng Wang, Giáo sư tại Đại học Khoa học và công nghệ King Abdullah của Saudi Arabia, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: “Một phần dân số thế giới vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch do họ sống ở các vùng nông thôn có khí hậu khô hạn hoặc bán khô hạn. Thiết kế của chúng tôi giúp việc sử dụng năng lượng sạch khỏi lãng phí và thích hợp cho các trang trại phi tập trung, quy mô nhỏ ở những nơi xa xôi như sa mạc và hải đảo”.
Liên hợp quốc ước tính 41 triệu người có nguy cơ phải chịu nạn đói. Trong khi chỉ 11% diện tích đất liền trên Trái Đất được dùng cho sản xuất hoa màu, trồng trọt trên sa mạc trở thành lựa chọn thực tế trong môi trường khắc nghiệt bởi hàng triệu người dân sống ở những vùng đất sa mạc hóa.