Tag

Từ ký ức sông Hồng đến công viên văn hóa

Người Hà Nội 24/11/2023 20:33
aa
TTTĐ - Hội thảo Công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi và bãi giữa ven sông Hồng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lý. Nhiều ý kiến tham góp có giá trị cao thể hiện sự quan tâm, tình yêu với Hà Nội, sông Hồng của dư luận xã hội từ đó sớm hiện thực hóa “giấc mơ sông Hồng”.
Thảo luận tầm nhìn, giải pháp xây dựng Công viên bãi giữa sông Hồng “Viên ngọc” sinh thái trong lòng Hà Nội

Tiềm năng lớn

Bãi giữa sông Hồng có diện tích khoảng 307ha trải dài qua địa phận của 4 quận. Trong đó, quận Hoàn Kiếm có 23 ha, quận Long Biên có 180,2 ha, Tây Hồ: 90,7 ha và Ba Đình có 13,1ha. Quá trình đô thị hóa của Thủ đô Hà Nội diễn ra nhanh chóng khiến không gian sống ngày càng bị thu hẹp. Người dân thiếu địa điểm vui chơi, giải trí. Trong khi đó, hàng trăm hecta bãi giữa sông Hồng được sử dụng để trồng hoa màu, nhiều diện tích bị bỏ hoang gây ra sự lãng phí lớn.

Từ ký ức sông Hồng đến công viên văn hóa
Có diện tích khoảng 307ha trải dài qua địa phận của 4 quận, khu vực bãi giữa và bãi nổi sông Hồng có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển thành không gian văn hóa sáng tạo

Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực bãi giữa còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường sống trong khu vực.

Việc khai thác, phát huy giá trị không gian, cảnh quan bãi nổi sông Hồng đã được đặt ra từ lâu. Song, những năm trước đây, vấn đề này gặp phải rào cản về pháp lý, đặc biệt là các quy định về Luật Đê điều.

Hiện nay, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được UBND thành phố phê duyệt là điều kiện thuận lợi để phát triển sông Hồng thành trục cảnh quan quan trọng, đặc biệt là khu vực bãi giữa, nhằm tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan, trong đó có các không gian văn hóa sáng tạo.

Đánh giá về tiềm năng, lợi thế của khu vực bãi nổi sông Hồng, kiến trúc sư Nguyễn Bá Nguyên - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho biết, mặc dù sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài toàn tuyến nhưng đóng góp rất lớn đối với sự hình thành yếu tố cảnh quan và là nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô.

Đồng quan điểm với kiến trúc sư Nguyễn Bá Nguyên, kiến trúc sư Nguyễn Văn Tuyên (Đại học Xây dựng Hà Nội) cho rằng, Bãi giữa như “viên ngọc sinh thái” giữa Thủ đô khi lâu nay, nơi đây trở thành vườn sinh thái của nhiều loài chim cư trú. Tổ hợp cảnh quan cầu Long Biên, bãi giữa sông Hồng trong khung cảnh bình minh và hoàng hôn đã trở thành biểu tượng đặc trưng của thành phố Hà Nội.

Từ ký ức sông Hồng đến công viên văn hóa
Các đại biểu chia sẻ tại phiên thảo luận

Những kịch bản phát triển bãi giữa sông Hồng

Xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế ấy, tại hội thảo, các chuyên gia, kiến trúc sư đã đánh giá cơ hội phát triển không gian cảnh quan bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hóa, cảnh quan không gian xanh cho cộng đồng. Những bài học kinh nghiệm trên thế giới về xây dựng công viên văn hóa cảnh quan và kịch bản về phát triển bãi giữa sông Hồng đã được đưa ra thảo luận sôi nổi.

Theo đại diện Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, để từng bước hiện thực hóa định hướng xây dựng Công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng, trước hết thành phố Hà Nội cần nghiên cứu lập đề án, quy hoạch chi tiết bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng. Bên cạnh đó, cần quy hoạch các tuyến đường giao thông kết nối từ nội đô và từ thành phố phía Bắc, xây dựng các quảng trường, đài vọng cảnh để tận dụng các không gian khoáng đạt của cảnh quan bầu trời, mặt nước, xây dựng các công trình tiện ích phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan của người dân và du khách.

Trong khi đó, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, ngoài hệ thống cầu, thành phố nên tập trung thiết lập các tuyến giao thông ngầm dưới lòng sông để kết nối đô thị hai bờ; tổ chức các vành đai xanh, tổ hợp cảnh quan, cần lựa chọn hệ sinh thái khả thi với đặc điểm vùng cận sông, vùng ngập nước; thay thế cơ bản tuyến đê đất hiện nay bằng tường chắn bê tông với cao độ và độ bền tương ứng…

Về giải pháp cho trục cảnh quan trung tâm, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề xuất cần tổ chức cảnh quan bình dị, mang hơi thở làng giàu bản sắc và giàu tính chất sinh thái bản địa; tổ chức tiểu cảnh đều khắp. Bãi giữa nên hướng về quy hoạch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao với kết nối đặc sắc vùng miền.

Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch - Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, thành phố Hà Nội đang điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, có thể tính đến sự phối hợp trong việc triển khai và lựa chọn dự án mô hình thí điểm. Các mô hình thí điểm cần ứng dụng khoa học - công nghệ trong tổ chức không gian, vật liệu xây dựng, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật để thích ứng với biến đổi mực nước.

Từ ký ức sông Hồng đến công viên văn hóa

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch UBND quận Long Biên, công viên đa chức năng thuộc khu vực bãi giữa sông Hồng là điểm nhấn của trục cảnh quan sông Hồng, chúng ta cần xác định rõ cầu Long Biên là thông số quan trọng và tất yếu, cần phải bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của cây cầu để tạo sự kết nối trong trục cảnh quan.

Bên cạnh đó, có 5 nội dung cần tập trung. Đó là quy hoạch và kiểm soát không gian; Thiết lập cơ chế, chính sách phục vụ cho quản lý sau quy hoạch; Quy trình thực hiện theo giai đoạn. Huy động nguồn lực, thu hút đầu tư; Thực hiện quy chế quản lý, vận hành, duy tu, duy trì. Không chỉ vậy, nguyên tắc thiết kế chủ đạo là phải hạn chế tối đa bê tông hóa, quy hoạch cảnh quan thích ứng thủy văn của sông Hồng, Kiến trúc thích ứng, lắp ghép linh hoạt, thân thiện môi trường; Cần phát triển những tổ hợp kiến trúc điểm nhấn dọc sông Hồng.

Hội thảo nhận được 35 ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà khoa học, cơ quan quản lý. Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho biết, Sở sẽ tập hợp những ý kiến tâm huyết của các nhà quản lý, nhà khoa học, đề xuất lên thành phố thông qua, để bổ sung vào các quy hoạch của Thủ đô, nhằm sớm đưa kỳ vọng này trở thành hiện thực trong thời gian tới.

Đọc thêm

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Người Hà Nội

Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TTTĐ - Giáo dục đạo đức trong nhà trường không những ngăn chặn bạo lực học đường mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai cho Thủ đô và đất nước. Bởi lẽ, như khi nói chuyện với học sinh, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đức và tài là hai điều kiện cần và đủ để mỗi cá nhân phát huy năng lực, cống hiến trí tuệ và tâm sức, sống sáng tạo và có trách nhiệm, xây dựng Tổ quốc ngày càng phát triển.
Bồi đắp tình yêu Hà Nội cho học sinh từ môn Hà Nội học Người Hà Nội

Bồi đắp tình yêu Hà Nội cho học sinh từ môn Hà Nội học

TTTĐ - TP Hà Nội đang triển khai đưa môn Hà Nội học vào các trường học. Điều này sẽ giúp học sinh hiểu hơn về vùng đất, con người Hà Nội, phát huy các giá trị vốn có của mảnh đất ngàn năm văn hiến, từ đó tăng thêm lòng tự hào, khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ để xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Xem thêm