Tag

Từ tin vịt đổi tiền đến chuyện hàng hóa

BHXH & Đời sống 16/12/2016 08:00
aa
TTTĐ - Cái tin đổi tiền này không biết được tung ra từ đâu mà lan nhanh như gió. Rồi họ còn trưng ra cho mọi người xem đồng tiền mới như thế nào. Điều ấy làm cho không ít người dân thực sự hoảng loạn.

Từ tin vịt đổi tiền đến chuyện hàng hóa


Từ tin vịt đổi tiền đến chuyện hàng hóa

Từ tin vịt đổi tiền đến chuyện hàng hóa

- Rất thú vị trong quán cóc này, lại có dịp tào lao, chuyện phiếm với Trần Đăng Khoa. Ấn tượng mạnh nhất với ông trong những tuần vừa rồi là gì?

- Là sự xử lý rất kịp thời của Thủ tướng Chính Phủ trước tin vịt đổi tiền. Cái tin này không biết được tung ra từ đâu mà lan nhanh như gió. Đặc biệt từ các trang mạng xã hội của người Việt ở nước ngoài. Có kẻ còn nói rất cụ thể mỗi người được đổi bao nhiêu.

Mệnh giá của đồng tiền mới, cứ 25 ngàn tiền hiện hành đổi lấy một ngàn tiền mới. Rồi họ còn trưng ra cho mọi người xem đồng tiền mới như thế nào. Điều ấy làm cho không ít người dân thực sự hoảng loạn. Người ta lại nhớ đến cuộc đổi tiền năm 1985, dẫn đến cuộc tao loạn như thế nào về giá lương tiền.

Dẫu sao hồi đó cũng vẫn còn đơn giản. Bây giờ tất cả mọi phương diện đều phức tạp hơn nhiều. Chúng ta không thể hình dung được những hệ luỵ khủng khiếp của nó, nếu những bài học đắng đót ấy lại được lặp lại. Tất nhiên đó chỉ là tin vịt. Tin vịt nhưng cũng rất nguy hiểm.

Rất hay là lập tức ngay sau đó, buổi chiều cuối hội nghị toàn quốc về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lên tiếng khẳng định: “Tin đổi tiền vừa qua là thất thiệt, dụng ý xấu, cần lên án mạnh mẽ để ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta đủ khả năng để bình ổn giá cũng như tỷ giá”.

Đúng như vậy. Đất nước về cơ bản vẫn đang ổn định, dù tình hình thế giới vô cùng phức tạp. Đời sống nhân dân được ổn định từng bước. Thủ tướng cũng đã giao Bộ Công an cùng các đơn vị chức năng tìm ra kẻ phao tin đồn nhảm làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây hoang mang xã hội.

Từ tin vịt đổi tiền đến chuyện hàng hóa

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chỉ là tin thất thiệt.

Thủ tướng cũng căn dặn: “Báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền điều này để nhân dân yên tâm làm ăn”.

Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ cuối tháng qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng đã bác bỏ thông tin đổi tiền: “Lưu ý người dân hết sức cảnh giác, kể cả trong điều kiện kinh tế của chúng ta đang ổn định và phát triển, tất cả những thông tin như vậy đều là bất lợi. Tôi khẳng định lại đây là thông tin bịa đặt”, ông Tú cũng đã nói rõ.

Và ông còn cho biết thêm, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn không có động thái nào, cũng không có bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc đổi tiền. Bởi đồng tiền của Việt Nam hiện nay kể cả về giá trị, cơ cấu, mệnh giá là hoàn toàn phù hợp với đời sống và đáp ứng yêu cầu trong hoạt động và thanh toán của cả nền kinh tế.

Với cách xử lý kịp thời, tinh nhạy của Chính phủ như thế, nên giá vàng và đồng USD dần trở lại ổn định, không còn tăng vọt, hỗn loạn như khi có tin đồn. Và như thế, điều quan trọng mấu chốt là thông tin. Khi có vấn đề, cần xử lý nhanh và minh bạch thông tin thì chẳng kẻ xấu nào có thể lợi dụng gây lộn xộn được.

Tôi rất có ấn tượng với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ngay từ những ngày đầu gánh vác trọng trách, ông đã tuyên bố xây dựng một Chính phủ trong sạch. Rồi mới đây nhất, ông còn “có lệnh” cấm biếu quà Tết.

Ngày Tết, đến thăm nhau, chúc tụng nhau rồi mừng tuổi là rất bình thường. Nhưng ở ta, tất cả những gì giản dị, bình thường, kể cả những phong tục tốt đẹp cũng dễ biến thái, nếu bị lạm dụng làm những việc tiêu cực. Nếu thực hiện được đúng ý ông, niềm tin của dân sẽ được phục hồi. Cuộc sống sẽ dần trở lại tốt đẹp như nó đã từng có.

Từ tin vịt đổi tiền đến chuyện hàng hóa

Tin đồn nhảm đổi tiền từ trang mạng xã hội của người Việt ở nước ngoài.

- Và như thế, cái Tết đã cận kề. Ông đã chuẩn bị được gì cho cái Tết này?

- Ô hay! Có gì mà phải chuẩn bị hả bà. Trước đây, thời còn bao cấp đói kém, cái Tết quan trọng lắm. Có bộ quần áo mới nào cũng để dành đến Tết rồi mới mặc. Nuôi lợn cũng là để đến Tết rồi thịt.

Như thế, để có một cái Tết, người ta phải rậm rịch chuẩn bị đến cả một năm trời. Nhiều lúc tôi cứ lẩn mẩn nghĩ: Không biết cái gì đã làm nên Tết nhỉ? Cứ như quan niệm từ bao nhiêu đời nay của ông bà ta, Tết là "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

Bây giờ, ở thời đổi mới, thời của kinh tế thị trường, thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, rồi cả thịt đông bày la liệt trong các quán cơm bụi vỉa hè. Thế là quanh năm Tết. Cái Tết không còn mang ý nghĩa đặc biệt nữa.

Sắm Tết bây giờ lại càng đơn giản. Chỉ đi láng qua phố chừng mươi phút, ta đã có cả một mâm cỗ Tết. Hàng hoá bây giờ rất nhiều. Chất lượng tốt. Mẫu mã lại đẹp. Hàng nội, hàng ngoại ganh đua nhau. Người mua thực sự đã thành thượng đế.

- Ông chọn hàng nội hay hàng ngoại? Chúng ta từng quan niệm "mua hàng nội là yêu nước". Ông “yêu nước” hay vọng ngoại?

- Sao bà lại hỏi thế? Yêu nước là phạm trù thuộc về tình cảm. Thậm chí đó là một tình cảm rất đỗi thiêng liêng. Còn mua hàng chỉ là chuyện nhỏ, rất cụ thể, tuân theo quy luật của giá trị sử dụng hàng hoá.

Hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau, nên không thể nhập nhẹm, đánh đồng được. Người ta có thể sẵn sàng xả thân vì sự sống còn của Tổ quốc, nhưng vẫn không thể mua hàng nội, nếu như đó là một món hàng kém chất lượng.

Tôi chợt nhớ ông Raxun Gamzatov, nhà thơ nổi tiếng thế giới, người Đagextan mà bạn đọc Việt Nam đã từng biết đến qua tập thơ "Những ngôi sao xa xôi” và tập văn xuôi đặc sắc "Đagextan của tôi" được dịch ra tiếng Việt.

Raxun rất yêu đất nước của mình. Đi đâu ông cũng mang theo bên mình nắm đất quê hương. Ông còn mang cái làng quê nhỏ bé của mình ra làm thước đo đánh giá thế giới. Với con mắt Đagextan, ông thấy Thủ đô Matxcova là một thành phố méo mó, không hoàn thiện vì chẳng thấy có nhà nào đắp… phân bò lên tường để phơi.

Cũng tương tự thế, ông thấy những nhà tắm ở Pháp ở Ý chỉ là thứ đồ chơi thảm hại bằng chất dẻo. Chúng không thể sánh được với cái "nhà tắm" tuyệt vời ở làng ông. Đó chính là con suối đầu nguồn lởm chởm những tảng đá hộc. Sáng sớm có thể ngửi thấy mùi sương non và mùi nước đái bò. Một người yêu nước được đến như thế kể cũng hiếm hoi lắm.

Tôi đã đến thăm cả ba căn nhà của ông. Một nhà ở Makhatkala Đagextan và hai nhà ở Matxcova. Trong đó có một căn nhà ông tự bỏ tiền túi ra mua để đón người nhà, đón bạn bè đồng nghiệp, còn một nhà do Nnhà nước phân vì ông là Đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô.

Căn nhà của Nhà nước cho, ông tiếp các chính khách và cử tri Xô Viết. Chỉ có điều, những hàng hoá vật dụng trong cả ba căn nhà sang trọng này, đều chẳng có cái gì của Đa Gextan, hay của Liên Xô và nói chung là của cả phe Xã hội chủ nghĩa.

Những thứ duy nhất của Đagextan lại không thuộc về hàng hoá. Đó là nắm đất mà ba phần tư là đá. Mỗi nhà, Raxun có hai đồng hồ chỉ giờ khác nhau. Một cái chạy theo giờ Matxcova. Một cái chạy theo giờ Đagextan.

Giờ là giờ Đagextan, nhưng đồng hồ lại của Thụỵ Sĩ. Những vật dụng khác trong nhà cũng thế, chúng đều là hàng hoá của các nước tư Bản. Nhưng không phải vì thế mà ta lại quy kết Raxun đã chạy theo tư Bản, phản bội lại Tổ quốc mình.

Hàng hoá tiêu dùng và lòng yêu nước là hai phạm trù rất khác nhau. Người ta thường chọn hàng tốt. Còn hàng hoá ấy thuộc quốc gia nào thì chả có gì quan trọng. Hàng nội mà tốt, dù không quảng cáo, khuyến mại, họ vẫn cứ mua.

Ví như Bia Sài Gòn hay bia Hà Nội. Đi đâu tôi cũng thấy cánh bợm nhậu của ta chọn hai loại bia này, mặc dù nó chẳng có khuyến mại bằng ôtô hay xe máy trao giải in sẵn trong nắp bia.

- Nghe nói, ông cũng là một “tay trác táng”, một “công tử Bạc Liêu” sẵn sàng “đốt tiền” khi mua hàng, nhất là những mặt hàng công nghệ số…

Từ tin vịt đổi tiền đến chuyện hàng hóa

Hàng nội địa nếu tốt, dù không quảng cáo, khuyến mại nguwoif tiêu dùng vẫn mua.

- Đâu có. Tôi là một người nghèo. Vì nghèo nên tôi thường chọn mua những loại hàng có giá bán cao nhất. Nếu không đủ tiền thì vay mượn để mua. Nói điều này như một sự nghịch lý, nhưng đúng như vậy. Hàng tốt thì sẽ đắt.

Hàng sao giá vậy. Mua đồ đắt tiền chính là cách tiết kiệm tiền tốt nhất. Mua xong là làm xong hẳn được một việc. Không phải lo chữa vặt, không phải nghĩ đến việc sắm lại, nghĩa là không phải bận tâm đến nó nữa.

Và như thế, chúng ta không phải chỉ tiết kiệm tiền bạc, mà còn tiết kiệm được cả trí tuệ và thời gian. Cái đó còn quý hơn tiền bạc rất nhiều.

Dân thi sĩ chúng tôi thường hay lơ mơ. Nhưng những người bán hàng thì lại lọc lõi. Chính họ đã chọn trước cho chúng ta rồi. Tiền nào thì của ấy. Hàng nội cũng đâu có xoàng. Phích Rạng Đông của ta đắt hơn phích Trung Quốc nhưng người Việt lại chọn mua phích của ta.

Giày da của ta cũng đã xuất hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi nghĩ trong tương lai, hàng Việt Nam sẽ có vị trí vững chắc trên thương trường, bởi hiện nay, Nhà nước không còn phân biệt con nuôi con đẻ giữa công ty Nhà nước hay công ty tư nhân, miễn là làm ăn có chất lượng và hiệu quả. Công ty nào cũng đáng quý.

Cũng như con cái trong một gia đình. Có đứa sống chung với bố mẹ. Có đứa tách ra ở riêng. Nhưng dù ở chung hay ở riêng, chúng cũng đều có trách nhiệm với bố mẹ. Thế thì tại sao lại phân biệt đối xử.

Có khi cái đứa tách ra đi làm ăn xa ấy lại cần phải được thương hơn, vì nó sống độc lập, không ỷ vào bố mẹ. Nhiều khi chính cái đứa dựa vào hơi sức bố mẹ lại thành kẻ đốt đình đốt chùa. Xem qua các vụ án kinh tế lớn trong nhiều năm qua, chúng ta rất thấm thía điều đó.

Chỉ khi nào không có sự phân biệt đối xử, lấy kết quả công việc làm thước đo, làm tiêu chí để ngân hàng cho vay vốn. Chỉ khi ấy, kinh tế hàng hoá mới thực sự phát triển. Ngày Tết sẽ thực sự là những ngày hội. Người ta sẽ lo việc đi chơi, chứ không phải ra chợ để sắm hàng...

- Cám ơn ông!

Tin liên quan

Đọc thêm

Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) BHXH & Đời sống

Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi)

TTTĐ - Việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là bối cảnh chính để các cơ quan bắt tay xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên Xã hội

Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên

TTTĐ - Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đây là nội dung được đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ tại hội nghị giao ban với báo chí tổ chức ngày 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - BHXH Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 598.771 trường hợp, phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT

TTTĐ - Sáng 2/10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng thông tin điện tử https://baohiemxahoi.gov.vn.
Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Tính đến hết tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh Hải Dương tồn tại 216 đơn vị sử dụng lao động có số chậm tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền chậm đóng là gần 21,8 tỷ đồng.
Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH BHXH & Đời sống

Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH

TTTĐ - BHXH Hà Nội vừa công bố danh sách 50 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95% BHXH & Đời sống

Mục tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95%

TTTĐ - Công tác bảo hiểm y tế (BHYT) của Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm đã góp phần quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra.
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi nghỉ việc BHXH & Đời sống

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi nghỉ việc

TTTĐ - Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm do người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân để hưởng các chế độ theo quy định.
Xem thêm