Từng bị Thanh tra chỉ ra loạt vi phạm, VietABank hoạt động ra sao?
VietABank được vinh danh nhiều giải thưởng uy tín: Từng dính lùm xùm gì? |
Số liệu công bố mới đây cho thấy, lợi nhuận trước thuế quý III/2023 của VietABank chỉ đạt 63 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận của VietABank giảm so với cùng kỳ (Trích BCTC) |
Theo VietABank, lợi nhuận giảm do chi phí huy động vốn tiếp tục ở mức cao do huy động kỳ hạn dài từ quý III/2022 dẫn đến chi phí lãi và các chi phí tương tự tăng 814,8 tỷ đồng, tăng 76,7% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, tiền gửi của khách hàng tăng mạnh nhưng lãi suất cho vay tiếp tục giảm và giải ngân ở mức thấp so với cùng kỳ. Đồng thời, chi phí dự phòng rủi ro của VietABank cũng tăng (chi gần 43 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng) cũng là một trong những yếu tố làm giảm lợi nhuận.
Bên cạnh đó, chất lượng nợ vay của ngân hàng cũng đi lùi khi tổng nợ xấu tính đến ngày 30/9/2023 gần 1.130 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Đáng chú ý, hơn 96% nợ xấu là nợ có khả năng mất vốn, chiếm 1.087 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,53% đầu năm lên 1,69%.
Tính riêng trong quý III, nguồn thu chính của VietABank giảm đến 56% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn thu được gần 142 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Các nguồn thu ngoài lãi cũng đi lùi sâu như lãi từ dịch vụ -45%, lãi từ kinh doanh ngoại hối -89%.
Lũy kế 9 tháng năm 2023, VietABank thu được hơn 592 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 27% so với cùng kỳ. So với kế hoạch 1.275 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2023, VietABank mới thực hiện được 46% dù đã trải qua 9 tháng.
Quá khứ nhiều vi phạm Tại thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ vừa công bố vào tháng 7/2023 về việc thực hiện đề án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu ngân hàng giai đoạn 2013 - 2017 đã chỉ ra nhiều vi phạm xảy ra tại VietABank. Cụ thể, qua thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện nhà băng này đã thẩm định, phê duyệt cho vay khi dự án chưa đủ hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện dự án. Trong đó, việc thẩm định, xác định doanh thu, chi phí thực hiện dự án đầu tư không chính xác với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hưng Thịnh Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư PHD. Đồng thời, VietABank cũng chưa phân loại nợ đúng quy định với Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Phát triển Nhà Vicoland, Công ty Cổ phần Điện Bình Thủy Lâm Đồng. Theo quy định nợ của các khách hàng này phải chuyển sang nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn) nhưng vẫn được ngân hàng giữ ở nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn). Cùng với đó, VietABank cũng cho 10 doanh nghiệp vay vốn, với dư nợ 4.860 tỷ đồng, theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh ký với chủ đầu tư dự án. Bản chất là ngân hàng giải ngân vốn cho chủ đầu tư để thực hiện dự án, trong khi các dự án chưa đủ hồ sơ pháp lý, chưa đủ điều kiện huy động vốn. |