Tuyên dương khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích trong năm học 2019 - 2020
Tân Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Ngọc Việt: Quyết tâm đưa huyện ngày càng phát triển |
Lãnh đạo huyện Mỹ Đức thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng Bằng khen cho 2 cá nhân; Tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 102 cá nhân. Tặng Bằng khen của Thành phố Hà Nội cho cho 4 cá nhân; Cờ thi đua xuất sắc cho 3 đơn vị; danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc cho 5 đơn vị và 4 cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua ngành Giáo dục và đào tạo huyện Mỹ Đức năm học 2019 - 2020.
Ông Lê Văn Hiến, Phó Trưởng phòng Phụ trách phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức báo cáo tuyên dương khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc năm học 2019 - 2020. Theo đó, năm học 2019 – 2020 là một năm học đặc biệt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen, do ảnh hưởng ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đã tác động đến công tác giáo dục huyện Mỹ Đức. Tuy nhiên, ngành giáo dục và đào tạo huyện Mỹ Đức đã từng bước vượt qua khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra và đạt những thành tích nổi bật.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức trao Cờ thi đua của Thành phố Hà Nội cho 03 đơn vị có thành tích xuất sắc trong năm học 2019 - 2020 |
Với quyết tâm hoàn thành xuất sắc mục tiêu “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”, đội ngũ cán bộ, giáo viên các bậc học, ngành học đã tích cực đổi mới công tác quản lý, giảng dạy, tăng cường ứng dụng CNTT, cập nhật sát sao việc dạy học trên truyền hình, đẩy mạnh dạy học trực tuyến, kịp thời có các giải pháp hỗ trợ để học sinh học, ôn tập có kết quả. (Chương trình “máy tính cho em” đã giúp hơn 100 học sinh hoàn cảnh khó khăn có phương tiện học tập), thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%. Số lượng và chất lượng học sinh giỏi tăng, số học sinh yếu kém giảm, số lượng học sinh trúng tuyển vào các trường THPT công lập chiếm 92,39%.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, Bí thư Huyện ủy tặng Kỷ niệm chương về sự nghiệp giáo dục |
Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục được quan tâm. Năm học 2019 - 2020, do dịch bệnh Covid-19 nên chỉ có 2 kỳ thi được tổ chức là thi Học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 9 và Học sinh giỏi các môn khoa học. Kết quả có 482 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện; 57 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp Thành phố. Trong đó, có 7 giải Nhì, 22 giải Ba, và 28 giải Khuyến khích.
Các trường Tiểu học, THCS nghiêm túc, sáng tạo, linh hoạt xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chủ động điều chỉnh nội dung dạy học hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
Các đồng chí ãnh đạo huyện Mỹ Đức tặng Kỷ niệm chương về sự nghiệp giáo dục |
Ngành học mầm non có nhiều cố gắng, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Công tác khám sức khoẻ định kỳ, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ được thực hiện nghiêm túc; chất lượng bữa ăn cho trẻ được chú trọng, với thực đơn phong phú, nguồn thực phẩm an toàn, phù hợp với trẻ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi còn 1,7% (giảm 0,2% so với năm học trước); tỷ lệ bán trú đạt 98,1% (tăng 0,5%); các hoạt động giáo dục, trải nghiệm đạt kết quả tốt, từng bước giúp cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ.
Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên được quan tâm; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Số cán bộ, giáo viên được phổ cập tin học đạt trên 90%, nhiều đồng chí không chỉ sử dụng được giáo án điện tử trong dạy học, mà còn ứng dụng công nghệ sáng tạo những sản phẩm đạt hiệu quả cao. Số giáo viên dạy giỏi mỗi năm một tăng. Năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục huyện Mỹ Đức đã tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học và Trung học cơ sở; công nhận 101 giáo viên dạy giỏi.
Phong trào viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở các nhà trường được chú trọng. Các đề tài Sáng kiến kinh nghiệm phong phú, đề cập nhiều lĩnh vực, nhiều đề tài được áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lý và giảng dạy. Năm học 2019 - 2020, có 26 sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A gửi Sở Khoa học công nghệ dự thi cấp Thành phố; 382 sáng kiến kinh nghiệm xếp loại B cấp huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức đã tổ chức được 03 buổi phổ biến Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao để cán bộ, giáo viên toàn ngành tham khảo, áp dụng học tập trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Cũng trong năm học 2019 - 2020, được sự quan tâm của Thành phố, của huyện Mỹ Đức, toàn ngành giáo dục và đào tạo huyện Mỹ Đức đã xây mới được 82 phòng học, 122 phòng bộ môn; cải tạo được 109 phòng học, 30 phòng bộ môn, chức năng, hiệu bộ với tổng kinh phí trên 265 tỷ đồng. Tính đến nay, đã có 46/79 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ đạt 58,2%. Công tác xã hội hoá giáo dục ở các địa phương được đẩy mạnh và thu được kết quả tốt, riêng cấp mầm non tổng số tiền huy động được trị giá 2,1 tỷ đồng.
Tại hội nghị, lãnh đạo huyện Mỹ Đức đã thay mặt Chủ tịch Thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 3 đơn vị; danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc cho 5 đơn vị và 4 cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua ngành Giáo dục và đào tạo huyện Mỹ Đức năm học 2019 - 2020. Tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 102 cá nhân. Tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 2 cá nhân; tặng Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho 4 cá nhân. Huyện Mỹ Đức tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho 41 đơn vị; danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho 144 cá nhân; danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho 126 cá nhân đã có thành tích trong năm học 2019 - 2020.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, Thành uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức phát biểu: Theo dòng chảy của lịch sử, hình ảnh của người thầy mỗi giai đoạn có những nét riêng, nhưng vẫn luôn ấm áp và bình dị, đó là những ông đồ của thời phong kiến với hình ảnh khuôn thước và chuẩn mực, là hình ảnh người thầy vừa dạy chữ và dạy cho trẻ các trốn bom đạn của thời chiến tranh và những người thầy trong giai đoạn đầu khi xây dựng lại quê hương, đi khắp nơi để gieo con chữ và bây giờ là các thầy cô giáo với hành trang tri thức mới toàn diện về phương pháp sư phạm và kỹ năng nghề nghiệp khi đất nước chúng ta hội nhập và phát triển. Trong bất kỳ giai đoạn nào với những giá trị truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”, hình ảnh của người thầy rất được kính trọng và được cả xã hội ghi nhận. Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.