Tag

Uống các loại tinh dầu có giúp chữa bách bệnh?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 22/10/2024 11:48
aa
TTTĐ - Thời tiết chuyển mùa, nhiều người thường có thói quen dùng các loại tinh dầu để uống, xông hơi có tác dụng giải cảm. Dù có nguồn gốc thiên nhiên nhưng các loại tinh dầu này nếu lạm dụng uống quá liều lượng có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Tinh dầu mùi già Bà Bé - sản phẩm OCOP mang đậm nét “hương đồng gió nội” Thu hồi dầu gội dược liệu Đông Bắc và tinh dầu hoa bưởi Xuất hiện "tinh dầu Pod Chill" nguy cơ gây hại đến sức khỏe Quảng cáo tinh dầu thông đỏ sâm Ngọc Linh vi phạm quy định

Uống tinh dầu để phòng chống cảm cúm

Từ xa xưa, các loại tinh dầu thiên nhiên đã được sử dụng trong làm đẹp và chữa bệnh. Hầu hết tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phân như cành, vỏ, lá, thân, rễ…. của các loại thảo mộc.

Tỏi không chỉ là gia vị của các món ăn mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhất. Tinh dầu tỏi là chiết xuất từ ​​tỏi, có tác dụng hạ đường huyết, giảm mỡ trong máu... Dầu dừa ngày càng được sử dụng nhiều trong nấu nướng, chăm sóc da, mỹ phẩm.

Uống tinh dầu dừa có tác giảm giảm cân làm đẹo da
Uống tinh dầu dừa có tác giảm giảm cân

Ngày nay, tinh dầu được sản xuất đại trà bằng phương pháp chưng cất, ép lạnh, chiết ly cùng với nhiều phương pháp sử dụng. Trên thị trường, nhiều loại tinh dầu được chào bán phổ biến như tinh dầu dừa, chanh sả, gừng, tỏi, khuynh diệp… được sang chiết thành các loại chai nhỏ có dung tích khác nhau với mức giá rất đa dạng.

Tuy nhiên, sản phẩm này được chào bán dưới dạng ”handmade” đóng gói thủ công nên không có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, khâu sang chiết cũng dễ bị pha trộn nhiều hoá chất. Trong khi đó, người tiêu dùng lại cho rằng tinh dầu là “tinh tuý” của các loại thảo mộc, có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn, lành tính.

Ngoài sử dụng bằng cách xông hơi, bôi ngoài da, matxa… nhiều người còn “rỉ tai” nhau các công dụng chữa bệnh thần kỳ bằng cách ăn, uống, chế biến tinh dầu với các loại thực phẩm khác. Thực tế, một số loại tinh dầu chứa chất phụ gia và tạp chất có thể gây hại cho sức khoẻ.

Anh Trần Văn Huy (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ “Con tôi thường bị cảm cúm, ngạt mũi mỗi khi thời tiết trở lạnh gần đây tôi thường cho con uống tinh dầu tỏi. Người bán quảng cáo loại dầu tỏi này có tác dụng chữa “bách bệnh” như giải cảm, tăng cường sức đề kháng, chữa ho, tốt cho hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, trước đây tôi chỉ dùng tinh dầu để xông hơi thì không vấn đề gì còn sau khi cho cháu uống dầu tỏi thì cháu bị đau bụng, đi ngoài”.

Lạm dụng tinh dầu gây ngộ độc

Các thống kê cho thấy đã có nhiều vụ ngộ độc tinh dầu xảy ra trong những năm qua và hơn một nửa trong số đó là trẻ em. Các trường hợp nặng dẫn đến nôn mửa, tổn thương phổi và suy nhược hệ thần kinh trung ương.

Một số trường hợp ngộ độc xảy ra do vô tình nhầm lẫn tinh dầu với các loại thuốc nước như siro ho. Còn một số người sử dụng do hiểu sai lệch nên đã sử dụng tinh dầu bằng đường uống.

Việc uống các loại tinh dầu có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Việc uống các loại tinh dầu có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận một bệnh nhân chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, ngộ độc tinh dầu quế và viêm phổi nặng.

Bệnh nhân thở theo bóp bóng, phổi thông khí kém, nhiều đờm đặc quánh. Mạch đo được 110 lần/phút, huyết áp 140/90 mmHg, SpO2 85%, đang duy trì Noradenalin 0,15 mcg/kg/phút, bụng trướng, đi ngoài phân vàng.

Sau khi uống tinh dầu quế bị đau bụng, bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, được rửa dạ dày. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân xuất hiện tình trạng lơ mơ, tụt huyết áp.

Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và duy trì vận mạch. Bệnh nhân được chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn - Viêm phổi - Ngộ độc tinh dầu quế trên nền bệnh nhân có tiền sử xơ gan và đái tháo đường. Bệnh nhân được chuyển tuyến lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Các loại tinh dầu là chiết xuất bay hơi, có mùi hương được sử dụng rộng rãi trong nhiều phương pháp trị liệu, từ chữa vết viêm nhiễm, nhiễm trùng nhỏ cho đến giảm căng thẳng.

Hiện nay, tinh dầu được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Ngộ độc tinh dầu thường xảy ra do bệnh nhân uống nhầm. Ngộ độc tinh dầu quế gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn tiêu hóa, biến chứng viêm phổi”.

Các bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện ra nạn nhân uống nhầm tinh dầu, mọi người cần bình tĩnh và thực hiện biện pháp sơ cứu kịp thời, chính xác, tránh việc hoảng loạn sẽ càng làm mất thêm thời gian cũng như bỏ qua giai đoạn sơ cứu quan trọng nhất.

Việc đầu tiên mà chúng ta cần phải làm trong quá trình sơ cứu là nhanh chóng giúp nạn nhân nôn được hết chỗ tinh dầu đã uống bằng cách móc họng để nạn có thể nôn ra.

Bước tiếp theo là cần cho nạn nhân uống thật nhiều nước lọc pha ấm, rồi sau đó lại thực hiện tiếp việc móc họng nhằm gây nôn để giúp nạn nhân nôn sạch được các độc tố có trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Tiếp theo cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Nguyên cảnh báo người dân chỉ mua hoặc dùng tinh dầu có công bố tiêu chuẩn chất lượng, đầy đủ nhãn mác (cách sử dụng, độ tuổi khuyên dùng...). Người dân tuyệt đối không nên ham rẻ, mua sản phẩm trôi nổi trên thị trường.

Đọc thêm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm.
Những loại thực phẩm tự nhiên bổ sung collagen Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại thực phẩm tự nhiên bổ sung collagen

TTTĐ - Ngoài việc đầu tư tốn kém cho các sản phẩm dưỡng da, thực phẩm chức năng bổ sung collagen, các chị em có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu collagen tự nhiên ngay trong chế độ ăn hàng ngày.
Những loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi thận Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi thận

TTTĐ - Các bệnh nhân bị mắc sỏi thận thường do chế độ ăn uống không lành mạnh, uống ít nước, ăn thực phẩm chứa nhiều axit uric, axit oxalic…
Xem thêm