Tag

Văn minh trong cưới hỏi để ngày vui trọn vẹn

Người Hà Nội 15/04/2023 16:43
aa
TTTĐ - Người Việt Nam chúng ta nói chung hay người Hà Nội luôn coi trọng đám cưới bởi đây là việc quan trọng của cả một đời người. Vậy nên trước kia, khi một đám cưới được tổ chức sẽ có rất nhiều nghi lễ và thủ tục được diễn ra. Theo dòng chảy thời gian, giờ đây những lễ nghi ấy được đơn giản hóa đi nhiều nhưng vẫn là nét đẹp văn hoá và thể hiện nét văn minh, tân tiến của người Hà Nội.
Văn hóa, di sản có vai trò quan trọng với tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Lễ nghi cổ truyền

Nghi lễ ăn hỏi và cưới ở Hà Nội nhìn chung cũng giống như các tỉnh phía Bắc, tuy nhiên cưới hỏi ở Hà Nội vẫn giữ được những điểm khác biệt...

Đám cưới truyền thống khi xưa
Đám cưới truyền thống ngày xưa

Các lễ nghi, thủ tục cưới hỏi đã tồn tại trong chế độ phong kiến như luật bất thành văn và nó được truyền từ đời này qua đời khác. Đến đời vua Lê Thánh Tông, nghi thức, nghi lễ cưới xin chính thức được đưa vào Quốc triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức), bộ luật đầu tiên của Việt Nam. Việc "luật hóa" các nghi thức, nghi lễ trong cưới hỏi chứng tỏ các nhà làm luật rất tôn trọng những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Các nghi lễ, nghi thức kết hôn ghi trong chương Hộ hôn bao gồm: Lễ nghị hôn (là lễ chạm mặt hay nôm na là dạm hỏi), lễ định thân (hỏi tên tuổi cô gái, đã kết hôn lần nào chưa), lễ nạp trưng (dẫn đồ cưới) và lễ thân nghinh (tức là lễ đón dâu). Xa xưa, hôn lễ thường diễn ra vào chiều muộn vì đó là khoảng thời gian dương qua âm lại, âm dương giao hòa là thuận theo lẽ đất trời.

Tuy nhiên, trải qua một thời gian các nghi thức này cũng đã thay đổi theo sự tiến bộ của xã hội, tuy đơn giản hóa hơn nhưng vẫn phải giữ được ba lễ nghi: Chạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới.

Lễ dạm ngõ (Ảnh minh hoạ)
Lễ dạm ngõ (Ảnh minh hoạ)

Dạm ngõ được coi là hình thức đầu tiên của một lễ cưới, thường được tổ chức đơn giản. Theo quan niệm ngày nay, dạm ngõ là việc gặp mặt giữa hai bên nhà trai và nhà gái để chuẩn bị đồ lễ cho ngày ăn hỏi và hai họ thống nhất với nhau về địa điểm, thời gian tổ chức lễ cưới. Hai bên gia đình nhà trai - gái sẽ cử người đại diện thân tín nhất để quyết định việc cưới và đảm đương trách nhiệm “ngoại giao”.

Dạm ngõ là một việc làm quan trọng, bước khỏi đầu có “Vạn sự như ý” thi mọi việc tiếp theo mới tốt đẹp. Trong ngày dạm ngõ, sự thay đổi ý kiến của nhà trai hay nhà gái vẫn là chưa muộn. Chính vì vậy trong dân gian thường có câu “Cơi trầu dạm ngõ là trầu bỏ đi”.

Thế nhưng, ăn hỏi mới là phần việc quan trọng nhất của đám cưới và nó cũng là lễ nghi phức tạp, rườm rà đồng thời cũng mang đậm nét văn hóa dân tộc nhất. Trong ngày ăn hỏi, chú rể thường vận com lê và đeo ca la vát. Còn cô dâu hường khoác trên mình bộ áo dài đỏ mang đậm nét truyền thống. Khi đã chọn ngày lành tháng tốt và giờ đẹp, nhà trai theo kế hoạch sẽ đến nhà gái với hình thức “hỏi cưới” và mang theo đồ sính lễ được đựng trong các tráp. Đồ sính lễ bao gồm có trầu cau, bánh kẹo, hạt sen, chè, bánh cốm và lợn sữa quay…

Nhà gái “khi đồng ý” với những đồ đã “thách cưới” thì dâng một phần lễ lên bàn thờ tổ tiên, phần còn lại đem chia cho họ hàng nội ngoại và bạn bè, đồng thời cũng là báo việc tổ chức lễ cưới. Trong ngày ăn hóa, với sự có mặc đông đủ của đôi bên gia đình, cô dâu thường được mẹ đẻ hoặc người thân trong gia đình trao nhẫn hoặc đồ trang sức như vòng, lắc…

Hai bên gia đình gặp gỡ
Hai bên gia đình gặp gỡ

Kết thúc lễ ăn hỏi có thể là bữa cơm thân mật được tổ chức giữa hai họ. Trong lễ ăn hỏi của người Việt Nam hiện đại, ta dễ thấy truyền thống văn hóa dân tộc được biểu hiện rõ nét với những lễ nghi như giao bái tổ tiên, lại mặt họ hàng đã đi sâu vào tâm thức bao thế hệ, từ đời này qua đời khác, nồng thắm biết bao ân tình.

Lễ thành hôn (lễ cưới) là phần kết thúc việc cưới xin. Giờ đây lễ cưới của người Việt Nam đã có phần được “Tây hóa” đi rất nhiều song không phải là trái thuần phong mỹ tục. Trong ngày cưới, chú rể mặc com lê, ca vát, cô dâu thì lộng lẫy trong bộ váy trắng.

Điều đáng chú ý, vào lễ cưới, mỗi gia đình đôi bên trai gái thường tổ chức cưới mời cơm họ hàng, bè bạn, hàng xóm láng giềng. Tại nhà hoặc khách sạn, sau đó là phần nghi thức đón dâu (rước dâu) của chú rể bằng một chiếc xe ô tô lịch sự, được trang trí bởi nhiều loại hoa sặc sỡ sắc màu và sau đó là một tuần trăng mật thật hạnh phúc của đôi tân lang.

Văn minh và đổi mới trong đám hỉ

Hiện nay, hầu hết các đám cưới trên các địa phương ở Hà Nội đã được đơn giản hóa về thủ tục, tổ chức trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và điều kiện kinh tế của gia đình. Đặc biệt, trong tổ chức đám cưới, nhiều đoàn viên, thanh niên đã thực hiện theo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình, không cỗ bàn linh đình, không mở nhạc quá 22 giờ, loại bỏ các thủ tục rườm rà, lạc hậu…

Việc thay đổi này đã dẫn đén những chuyển biến tích cực, đồng thời cũng làm cho nhiều gia đình cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn khi nhà có tin vui.

Cô dâu chú rể trong ngày vui
Cô dâu chú rể trong ngày vui

Thay vì chú ý đến nhiều hủ tục như trong mâm cỗ nhất định phải có 6 đĩa, 4 bát, phải có thịt gà luộc và xôi gấc thì giờ đây, các dịch vụ đặt cỗ cưới đã phát triển, nhà nào cần chỉ một cú điện thoại là sẽ có đầy đủ theo đúng nhu cầu, vừa sạch sẽ, đa dạng lại không phải mó tay lỉnh kỉnh. Bên cạnh đó, có rất nhiều trung tâm tổ chức tiệc cưới, bao gồm tất cả các dịch vụ như cỗ bàn, tổ chức đám cưới, tìm MC, chuẩn bị bánh trái, không gian… các cặp đôi chỉ cần chọn lựa và sắp xếp thời gian là có lễ cưới trọn vẹn mà không cần đau đầu suy nghĩ quá nhiều về các thủ tục.

Hiện nay, có nhiều người nhập cư vào Hà Nội, họ không muốn về quê tổ chức cưới hỏi vì mất thời gian và tốn kém nên đã sinh ra dịch vụ cho thuê phòng cưới và phòng tân hôn. Đây cũng là dịch vụ rất hay, thu hút nhiều cặp tân lang tân nương.

Hầu hết người Hà Nội hiện nay đều đã có cái nhìn thoáng và đơn giản hơn với những lễ nghi của tiệc cưới, không rườm rà, nhưng vẫn đầy đủ và văn minh.

Đọc thêm

Triển lãm thư pháp "Nghiên bút còn thơm" chào mừng Giải phóng Thủ đô Người Hà Nội

Triển lãm thư pháp "Nghiên bút còn thơm" chào mừng Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 31/8, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tổ chức Triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm". Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), hướng tới ngày Di sản Việt Nam.
Đình Thụy Phú được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố Người Hà Nội

Đình Thụy Phú được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố

TTTĐ - Ngày 19/8/2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của xã Nam Tiến (huyện Phú Xuyên) khi UBND thành phố Hà Nội đã quyết định xếp hạng đình Thụy Phú là Di tích Lịch sử cấp thành phố.
Tinh thần Cách mạng tháng Tám luôn sáng ngời trong tim người Hà Nội Người Hà Nội

Tinh thần Cách mạng tháng Tám luôn sáng ngời trong tim người Hà Nội

TTTĐ - 79 năm đã trôi qua kể từ mùa thu thay đổi vận mệnh của cả dân tộc ấy, tinh thần Cách mạng tháng Tám vẫn luôn sôi sục, sáng ngời, thường trực trong trái tim mỗi người Hà Nội.
Tìm đến đền Quán Thánh để hỏi thần một câu... Người Hà Nội

Tìm đến đền Quán Thánh để hỏi thần một câu...

TTTĐ - Tìm đến trước thần chỉ để hỏi một câu thôi (Dục đáo thần tiền, nhất vấn chi). Mở đầu bài “Vịnh tượng đồng Trấn Võ” viết như vậy. Câu gì mà hệ trọng thế? Xem trong văn cảnh thì tác giả (khuyết danh) không phải hỏi mà là chất vấn thần Trấn Vũ tại đền Quán Thánh.
Quận Hà Đông đẩy mạnh trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan Người Hà Nội

Quận Hà Đông đẩy mạnh trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), quận Hà Đông (Hà Nội) triển khai công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan quy mô, rộng khắp, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân.
Huyện Đông Anh: Điển hình tiêu biểu về thực hiện nếp sống văn minh Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Đông Anh: Điển hình tiêu biểu về thực hiện nếp sống văn minh

TTTĐ - Bằng các biện pháp triển khai quyết liệt và hiệu quả, cho tới nay, huyện Đông Anh là đơn vị đi đầu toàn thành phố về thực hiện nếp sống văn minh trong cưới hỏi, tang lễ và lễ hội.
Duy trì tác phong chuẩn mực nơi công sở nhờ quy tắc ứng xử Nhịp điệu cuộc sống

Duy trì tác phong chuẩn mực nơi công sở nhờ quy tắc ứng xử

TTTĐ - Việc thực hiện quy tắc ứng xử đã mang đến những chuyển biến lớn trong môi trường công sở tại các địa phương ở Hà Nội. Cán bộ, công chức nhà nước đã tạo dựng và duy trì những tác phong chuẩn mực, nâng cao hiệu quả công việc và uy tín với Nhân dân.
Phẩm chất thanh lịch văn minh của người Hà Nội Người Hà Nội

Phẩm chất thanh lịch văn minh của người Hà Nội

TTTĐ - Người Hà Nội hôm nay được bồi đắp trên tổng hòa các giá trị văn hóa truyền thống và văn minh hiện đại. Người Hà Nội nhận ra vinh dự và trách nhiệm của mình là người dân tiêu biểu cho đất nước một cách tương xứng.
Ứng xử văn minh làm nên diện mạo mới của di tích, thắng cảnh Người Hà Nội

Ứng xử văn minh làm nên diện mạo mới của di tích, thắng cảnh

TTTĐ - Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di tích, danh thắng. Việc xây dựng văn hóa ứng xử văn minh tại các di tích, danh lam đã và đang góp phần thể hiện sự trân trọng với các di sản, đồng thời mang đến diện mạo mới cho những công trình này.
Phố Hàng Mã đón Trung thu sớm Người Hà Nội

Phố Hàng Mã đón Trung thu sớm

TTTĐ - Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng tại phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đã đông như hội, đón hàng ngàn lượt khách tới check-in sớm.
Xem thêm