Tag

Về thăm căn cứ Cái Chanh...

Phóng sự 30/04/2023 10:00
aa
TTTĐ - Căn cứ Cái Chanh thuộc ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Đây là nơi các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Ung Văn Khiêm... từng làm việc, cùng lãnh đạo quân, dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố mừng ngày thống nhất đất nước Tuần phim kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước TP Hồ Chí Minh quyết tâm tạo chuyển biến về mọi mặt trong thời gian tới Trưng bày gần 200 tư liệu, hiện vật về di tích nhà và hầm D67 tại Hoàng Thành Thăng Long

Tìm về dấu chân lịch sử

Tìm về Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh, từ TP Hồ Chí Minh, chúng tôi “tiến về” Bạc Liêu khoảng 280km. Từ trung tâm tỉnh tiếp tục đi theo quốc lộ 1 về hướng Cà Mau khoảng 6 cây số là qua cầu Dần Xây, rẽ phải rồi men theo con lộ Cầu Sập đi thị trấn Ngan Dừa mất khoảng 35 cây số nữa để đến trung tâm huyện Hồng Dân. Tuy vừa hết mùa xuân nhưng hai bên con đường, hoa vẫn nở rợp màu từng khóm.

Từ đây, chúng tôi tiếp tục men theo đường giao thông nông thôn liên xã Lộc Ninh - Ninh Thạnh Lợi. Con đường dài 18km chạy dọc theo những con sông chở nặng phù sa, hai bên là những hàng lá dừa nước xanh mát. Có được tuyến đường khang trang này cũng nhờ sự đồng lòng - Nhà nước và Nhân dân cùng làm.

Theo người dân nơi đây cho biết, trước kia muốn vào căn cứ Cái Chanh phải đi bằng xuồng ghe trên sông. Từ khi những cây cầu tạm, cầu dừa được thay thế bằng cầu bê tông, cầu sắt do Ban liên lạc đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau tại TP Hồ Chí Minh quyên góp và kêu gọi mạnh thường quân ủng hộ kinh phí xây dựng, cùng với người dân tự nguyện hiến đất mở đường nên việc đi lại mới được như ngày nay.

Cổng vào Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt căn cứ Cái Chanh
Cổng vào Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh

Khu di tích Căn cứ Cái Chanh (còn có tên gọi khác là Khu Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu) nằm trên địa bàn xóm Cái Chanh nhỏ, ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi - xã Anh hùng của huyện Hồng Dân. Đây là di tích lịch sử đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2280/QĐ-TTg ngày 31/12/2020.

Tại đây, người đầu tiên chào đón chúng tôi bằng nụ cười hiền hòa là cô thuyết minh viên miền Tây trong bộ đồ bà ba bình dị mà duyên dáng - Phạm Thị Ánh Chúc. Cô vừa dẫn chúng tôi tham quan, vừa thuyết minh về quá trình hình thành cũng như những giá trị lịch sử của khu di tích đặc biệt này.

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng cùng đoàn về thăm căn cứ Cái Chanh năm 2023
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng cùng đoàn về thăm căn cứ Cái Chanh năm 2023

Thuyết minh viên Ánh Chúc cho biết, trong nửa đầu của thế kỷ XX, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta ngày càng ác liệt, cách mạng Việt Nam nói chung, tại Nam Bộ và Bạc Liêu nói riêng đặt ra những yêu cầu ngày càng lớn, đòi hỏi từng vùng, từng khu vực, từng địa bàn phải có những cơ sở, căn cứ cách mạng bí mật và vững chắc để đảm bảo an toàn cho các cơ quan của Đảng, nhất là các đồng chí lãnh đạo quân và Nhân dân kháng chiến. Xuất phát từ yêu cầu đó, Cái Chanh đã được chọn làm khu căn cứ cách mạng lúc bấy giờ.

Việc chọn nơi đây làm cứ điểm đứng chân bởi có rừng tràm bao quanh, kênh xáng chằng chịt nhưng lại dễ dàng di chuyển ra các sông lớn như Cái Trầu và Gành Hào; Đặc biệt tiếp giáp với các tỉnh: Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang nên rất thuận lợi cho việc liên lạc và phân tán lực lượng.

Từ khi được chọn, Cái Chanh đã trở thành căn cứ địa vững chắc của nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng. Từ năm 1949 - 1952, nơi đây là nơi trú đóng của Xứ ủy Nam Bộ, là địa bàn hoạt động, ghi đậm dấu chân của một số đồng chí lãnh đạo Đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam như đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (sau này là Tổng Bí thư) cùng các đồng chí lãnh đạo cao cấp như Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Thượng Vũ, Nguyễn Văn Nguyễn…

Từ năm 1950 - 1954, đồng chí Võ Văn Kiệt - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu lúc bấy giờ (sau này là Thủ tướng Chính phủ) cũng đã chọn nơi đây làm nơi đứng chân để lãnh đạo phong trào cách mạng của tỉnh.

Không gian trưng bày tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu qua các thời kỳ
Không gian trưng bày tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu qua các thời kỳ

Là một trong những địa bàn trọng điểm của Tây Nam Bộ, Đảng bộ và Nhân dân Bạc Liêu đã vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh, góp phần cùng với quân, dân cả nước đấu tranh, làm thất bại các chiến lược chiến tranh của địch.

Ngày 30/4/1975, cùng với cả nước, bằng sự mưu trí, dũng cảm, linh hoạt, Ban Chỉ huy tổng công kích của tỉnh Bạc Liêu đã kết hợp sáng tạo giữa đấu tranh chính trị, binh vận với việc điều lực lượng vũ trang áp sát thị xã tỉnh lỵ để tạo sức ép về quân sự; Đồng thời tổ chức đấu tranh tâm lý, thuyết phục, vận động, chính quyền tay sai Sài Gòn tại đây từ bỏ ý định tử thủ, tự nguyện buông súng đầu hàng vô điều kiện cho cách mạng, nên sự thắng lợi đã không phải đổ máu.

Hình ảnh tái hiện lại nhà ở của các đồng chí lãnh đạo tại căn cứ
Hình ảnh tái hiện lại nhà ở của các đồng chí lãnh đạo tại căn cứ

Có thể nói, từ khi được chọn làm căn cứ cho đến khi kháng chiến giành thắng lợi hoàn toàn, khu Căn cứ Cái Chanh đã làm tròn vai trò, sứ mệnh lịch sử quan trọng của mình, chở che, nuôi dưỡng và phát triển lực lượng cách mạng, là niềm tự hào của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bạc Liêu.

Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

Khu di tích Căn cứ Cái Chanh ngày nay có diện tích khoảng 40.000m2. Công trình được phục dựng, tái hiện gồm các hạng mục: Nhà bia giới thiệu di tích, nhà trưng bày về quá trình trú đóng và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu.

Ngoài ra, khu còn có các công trình được phục dựng và lưu giữ như: Nhà ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam bộ; Nhà Hội trường của Tỉnh ủy và hầm chữ L; Nhà ở và làm việc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy; Bếp ăn tập thể; Nhà ở và làm việc của bộ phận Y tế và Văn thư, Thông tin (điện đài), cán bộ Cơ yếu; Nhà Trung đội phòng thủ... với nhiều thiết kế và vật dụng độc đáo.

Tác giả (bên trái) trao đổi với Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi
Tác giả (bên trái) trao đổi với Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi tại Khu di tích Căn cứ Cái Chanh

Theo Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi Dư Văn Lục, nhà ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ được tái hiện lại theo nguyên gốc của một gia đình người dân nuôi giấu, đùm bọc đồng chí từ 1949 - 1951 tại Cái Chanh, xã Ninh Thạnh Lợi. Theo đó, do nền đất ở đây là vùng ngập nước nên việc đào hầm trú ẩn rất khó khăn vì nước sẽ ngấm đầy vào hầm.

Bà con biết vậy nên đã mang những chiếc lu to vốn dùng trữ nước của nhà mình để khu căn cứ chôn xuống đất nuôi giấu cán bộ. Chiếc lu được chôn và có nắp đậy chắc chắn đã tạo thành một chiếc hầm trú vừa tránh đạn bom vừa không bị ngấm nước. Chiếc lu này cũng được đặt ngay chân giường của đồng chí Lê Duẩn và nó trở thành căn hầm trú ẩn của đồng chí.

Không gian trưng bày chính có ba tượng bán thân bằng đồng của các đồng chí lãnh đạo tại khu căn cứ gồm: Đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt.
Không gian trưng bày chính có ba tượng bán thân bằng đồng của các đồng chí lãnh đạo tại khu căn cứ gồm: Đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt

Nói về chiếc xuồng lườn nhỏ đặt trang trọng ngay giữa nhà trưng bày, thuyết minh viên Phạm Thị Ánh Chúc cho biết, chiếc xuồng này là phương tiện đi lại từ khu căn cứ tới các cơ sở của đồng chí Võ Văn Kiệt, khi đồng chí là Khu ủy viên. Đồng chí Võ Văn Kiệt mỗi khi đi công tác thường dùng xuồng này để chèo chống luồn lách qua những vạt tràm rậm rạp để che mắt quân thù.

Nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan đến khu căn cứ được bố cục thành 3 chủ đề chính: “Phong trào đấu tranh tự phát của nông dân Ninh Thạnh Lợi năm 1927”; “Căn cứ Xứ ủy Nam Bộ (1949 - 1952)” và “Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu (1973 - 1975), với hơn 200 hình ảnh hoạt động và 3 tượng bán thân bằng đồng của các đồng chí lãnh đạo tại khu căn cứ như: Đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phạm Hùng và đồng chí Võ Văn Kiệt.

Đông đảo người dân và du khách tham quan, chụp hình lưu niệm tại di tích Khu căn cứ Cái Chanh
Đông đảo người dân và du khách tham quan, chụp hình lưu niệm tại di tích Khu căn cứ Cái Chanh (Ảnh: Khu di tích cung cấp)

Từ khi được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia và được tỉnh quan tâm đầu tư tu bổ, phục dựng, tái hiện lại quá trình trú đóng, hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Tỉnh ủy Bạc Liêu, nơi đây đã trở thành “địa chỉ đỏ”, điểm tham quan về nguồn, giáo dục truyền thống đầy ý nghĩa của Đảng bộ và Nhân dân trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu.

Di tích lịch sử Căn cứ Cái Chanh ngày nay hàng năm đón hàng ngàn lượt đảng viên, đoàn viên, Nhân dân và du khách về tham quan, học tập... Trong đó, đặc biệt còn có cả những người khách nước ngoài, những người từng ở bên kia chiến tuyến về đây tham quan, chiêm ngưỡng sự bình dị mà thiên tài của cách mạng Việt Nam.

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm