Tag

Vì Hà Nội xứng đáng...

Người Hà Nội 17/07/2024 17:08
aa
TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Sáng trộm xe, tối mang đi tiêu thụ thì gặp Tổ công tác 141 Hà Nội dẫn đầu cả nước về số thí sinh đạt điểm 10 Cần rút gọn thủ tục trong triển khai dự án nhà ở xã hội

Điểm dừng chân an toàn, văn minh, thanh lịch

Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố Châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Trải qua 25 năm phát triển, đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực không ngừng để Thủ đô không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn tiếp tục nâng tầm, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.

Hình ảnh nổi bật mà Hà Nội đã khẳng định với bạn bè quốc tế lâu nay, đó là Thủ đô của Việt Nam không ngừng phát triển, đồng thời là điểm đến an toàn, thân thiện bậc nhất thế giới, “Hà Nội - đến để yêu”.

Vì Hà Nội xứng đáng
Khách quốc tế du lịch tại Hà Nội

Bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào với danh hiệu cao quý mà Hà Nội được UNESCO trao tặng, bạn Hoàng Thị Lan Anh (23 tuổi, quê Bắc Ninh) thổ lộ: “Với tôi, Hà Nội là điểm đến an toàn, thân thiện bậc nhất thế giới.

Sự thân thiện ấy bất kể ai cũng có thể cảm nhận qua chính lối sống giản dị ngày thường của người Hà Nội. Đó là sự dí dỏm, vui tươi của cô bán trà đá đầu ngõ, lời hỏi han ân cần của bác chủ nhà; là bạn có thể thong dong đi bộ mà không lo đến những vụ xả súng bất ngờ trên đường như ở một số quốc gia khác… Có lẽ tất cả những điều đó hiếm khi thấy được ở những địa điểm nổi tiếng khác trên toàn thế giới”.

Thủ đô trong tôi là…
Bạn Hoàng Thị Lan Anh (23 tuổi, quê Bắc Ninh) chụp ảnh kỷ niệm tại Hồ Gươm, Hà Nội

Theo Lan Anh, nếu Hà Nội không an toàn thì chắc cô sẽ chẳng tự tin để ở lại Hà Nội công tác và làm việc. Bởi cô gái trẻ thừa nhận mình khá nhút nhát và không thích xa nhà.

Còn đối với Đỗ Thị Ngọc Ánh (22 tuổi, quê Hà Nam), mỗi lần cô nàng đến với Hà Nội, thành phố đều khoác lên mình những bộ áo mới. Thành phố đặc biệt này không ngừng biến đổi, với những tòa cao ốc sang trọng và hiện đại, những khu đô thị mới lộng lẫy hiện lên từng ngày.

Song, dù phát triển là vậy, nhưng 36 phố phường vẫn nghiêng mình cổ kính, Ba Đình vẫn uy nghiêm, cầu Thê Húc vẫn đỏ rực… điều này khiến Ngọc Ánh có thể ngắm nhìn Thủ đô mãi mà không bao giờ chán.

Đến với Hà Nội, nữ sinh gốc Hà Nam còn thích tìm về sự yên lặng trong những ngôi đền linh thiêng như Trấn Quốc, Quán Thánh, Bạch Mã... Cô gái bày tỏ cảm xúc: “Khi đặt chân đến những nơi này, hòa trong nhịp thở của Thủ đô, ta có thể dễ dàng cảm nhận được chiều sâu văn hóa, hồn thiêng linh khí của thành phố nghìn năm tuổi.

Hình ảnh về không gian nghìn năm lịch sử vừa hiện đại, nhộn nhịp nhưng lại không hối hả của một Thủ đô được hiện ra rõ nét.

Thủ đô trong tôi là…
Đối với Đỗ Thị Ngọc Ánh, mỗi lần đến Hà Nội đều khoác lên mình những bộ áo mới

Hữu xạ tự nhiên hương, chính môi trường hòa bình, ổn định chính trị, người dân thân thiện nên Hà Nội từ lâu đã được chọn là nơi tổ chức nhiều sự kiện tầm cỡ thế giới và châu lục.

Đúng vậy, có thể kể đến như Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEM 5, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132, Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9… Đặc biệt, với uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế, Hà Nội đã được lựa chọn làm cầu nối hòa bình thế giới.

Những sự kiện đó đều thu hút sự quan tâm của toàn thế giới và Thủ đô Hà Nội đã để lại ấn tượng tốt đẹp với lãnh đạo các nước bởi sự hiếu khách và chỉn chu trong từng hội nghị.

Từ đó, Hà Nội - Việt Nam cho thấy vai trò, vị thế trên trường quốc tế ngày càng lên cao, khẳng định thành phố có đủ tiềm lực, điều kiện về cơ sở hạ tầng. Quan trọng nhất, đó chính là niềm tin về việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho việc đăng cai một sự kiện mang tầm quốc tế. Hà Nội - Thành phố vì hòa bình qua đó trở thành cầu nối hòa bình thế giới.

Niềm tự hào của giới trẻ

Đã sinh sống và học tập 5 năm tại Hà Nội, Oraiden Manuel Sabonete (24 tuổi, sinh viên năm tư, ngành Kỹ thuật điện, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, ngay từ những ngày đầu đặt chân đến Hà Nội, cậu đã ấn tượng với sự hiếu khách nồng nhiệt của người dân địa phương và vẻ đẹp văn hóa thấm vào mọi khía cạnh cuộc sống ở thành phố này.

Thủ đô trong tôi là…
Bạn Oraiden Manuel Sabonete - 25 tuổi, sinh viên năm tư, ngành Kỹ thuật điện, Đại học Bách khoa Hà Nội

“Hà Nội nhận danh hiệu này là hoàn toàn xứng đáng”, nam sinh nhấn mạnh. Với Oraiden, việc Hà Nội được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hòa bình” đầu tiên tại Châu Á vào năm 1999 là một minh chứng cho cam kết không ngừng của thành phố trong việc thúc đẩy các giá trị hòa hợp và phát triển bền vững.

Theo nam sinh, là trung tâm hành chính, kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã tạo một môi trường sống yên bình, cởi mở và thực sự ươm mầm cho sự phát triển. Đó là một vinh dự và cũng là thách thức lớn để Hà Nội phấn đấu không ngừng xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị của danh hiệu này để cùng hướng tới một thế giới hòa bình, nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, dưới góc nhìn của chàng trai Châu Phi, Hà Nội còn sở hữu một kho tàng ẩm thực tuyệt vời không hề kém cạnh bất kỳ nơi đâu, thậm chí rất phong phú, đa dạng.

Theo chia sẻ của mình, chàng trai gốc Châu Phi rất thích được ngồi trong quán nhỏ lọt thỏm trong các ngõ ngách của khu phố cổ nhỏ xíu để ăn bún đậu mắm tôm với những miếng đậu phụ, lòng chiên nóng hổi, thơm phức. Cậu cũng thích cả những chén bánh đúc bùi bùi nằm sâu ở một căn nhà nhỏ nào đó hay thưởng thức bát tào phớ trong một ngày hè oi ả.

“Vẫn ly trà chanh hay tách cà phê trứng nhưng ở các thành phố khác, tôi không thể nào tìm đúng một chất vị ngon như thế”, Oraiden nói.

Đặc biệt, sự phát triển năng động về kinh tế khiến Hà Nội không chỉ là nơi để sống mà còn là một điểm đến sôi động, nơi truyền thống gặp gỡ tiến bộ. Hà Nội cũng là thành phố rất nồng nhiệt tiếp những người nước ngoài đến thăm quan, học tập hoặc làm việc. “Tôi thực sự biết ơn khi được là một phần của cộng đồng thân thiện và đang phát triển này”, chàng sinh viên Bách Khoa nói.

Sinh ra và lớn lên tại Thủ đô Hà Nội, đôi bạn Nguyễn Hoàng Như Mỹ và Thái Bảo Uyên (sinh năm 2010, học sinh trường THCS Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội) nhấn mạnh: "Chúng em luôn tự hào với nơi mình sinh ra và lớn lên, cũng không quá bất ngờ với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” mà Hà Nội được trao tặng cách đây 25 năm, bởi với chúng em thì Hà Nội xứng đáng”.

Thủ đô trong tôi là…
Đôi bạn Nguyễn Hoàng Như Mỹ (áo hồng) và Thái Bảo Uyên (áo vàng)

Là gương mặt đại diện cho đoàn viên thanh niên của Thủ đô ngàn năm văn hiến, 2 nữ sinh luôn ý thức được trách nhiệm của mình là phải giữ gìn, phát huy sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đất nước.

Chia sẻ với phóng viên về cách thức để làm tốt điều đó, Như Mỹ và Bảo Uyên cho rằng, các bạn luôn nhắn nhủ chính bản thân mình phải không ngừng cố gắng, nỗ lực, trau dồi, phát triển bản thân.

Hai nữ sinh cũng mong muốn có thể đem tất cả tinh thần, trí tuệ, sức trẻ, lòng nhiệt huyết của mình để góp phần cùng các bạn trẻ viết tiếp nên trang sử hào hùng của Thủ đô, của dân tộc, làm nên những thành công mới trong cuộc hành trình xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Đọc thêm

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập Người Hà Nội

Nền tảng vững chắc cho phát triển, hội nhập

TTTĐ - Ngày này cách đây 25 năm, ngày 16/7/1999, Hà Nội vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình". Đó là một vinh dự và cũng là một thách thức lớn để Hà Nội phấn đấu không ngừng cho một nền hòa bình trường tồn trên Trái đất, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển, thịnh vượng và hội nhập.
Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen Người Hà Nội

Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen

TTTĐ - “Nếu ai đã một lần sử dụng sẽ thấy tơ sen khác biệt hoàn toàn so với các loại sợi khác, kể cả các loại sợi tơ tằm cao cấp nhất. Nó gây ấn tượng với người dùng bởi độ co giãn tự nhiên, ôm lấy cơ thể một cách dịu nhẹ cùng mùi thơm thoang thoảng trên vải...”, đó là những chia sẻ của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức khi nói về lụa tơ sen.
Ý nghĩa mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” Người Hà Nội

Ý nghĩa mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

TTTĐ - Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức ra mắt mô hình điểm “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê.
Xem thêm