Tag

Vì sao hậu duệ Nguyễn Du mang đất từ Hà Tĩnh tặng Nhân dân huyện Thường Tín?

Người Hà Nội 14/09/2023 12:10
aa
TTTĐ - Đại thi hào Nguyễn Du từng có 3 năm giữ chức Tri phủ Thường Tín (1802 - 1804). Trong thời gian tại chức, ông đã có nhiều đóng góp cho địa phương. Tưởng nhớ công lao của ông, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã quyết định xây dựng Không gian vườn hoa Nguyễn Du.
Huyện Thường Tín bàn giao nhà Đại đoàn kết cho người nghèo

Dấu ấn đại thi hào Nguyễn Du với Thường Tín

Tính đến nay, đại thi hào Nguyễn Du là một trong 6 người Việt Nam được Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh. Ông được tổ chức này công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vào năm 2013. Những đóng góp của ông đối với đất nước nói chung, với Thăng Long - Hà Nội nói riêng luôn nhận được sự trân trọng, tôn kính của hậu thế.

Bên cạnh những tác phẩm văn học có tầm vóc vĩ đại thì quan lộ của ông cũng dành được rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của cộng đồng các nhà sử học, khoa học và các chuyên gia văn hóa. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, cho hay, dẫu xuất thân trong gia đình quyền quý nhưng mãi đến năm 1802, khi đã 38 tuổi, Nguyễn Du mới ra làm quan.

Đại thi hào Nguyễn Du từng có 3 năm nhậm chức Tri phủ Thường Tín
Đại thi hào Nguyễn Du từng có 3 năm giữ chức Tri phủ Thường Tín

Sử cũ chép rằng, khi nhà Nguyễn đánh bại nhà Tây Sơn, lập nên triều đại mới, Nguyễn Du được vua Gia Long bổ nhiệm làm Tri phủ Phù Dung (thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Chỉ 3 tháng sau, ông được thăng lên Tri phủ Thường Tín - lúc bấy giờ, Thường Tín là một phủ lớn, gồm cả ba huyện Thanh Trì, Thường Tín và Phú Xuyên ngày nay.

Trong 3 năm giữ chức Tri phủ Thường Tín, đại thi hào Nguyễn Du đã để lại dấu ấn khá sâu sắc tại địa phương này. Các nhà sử học cho rằng, ông có công trong việc phát triển kinh tế của Thường Tín. Theo đó, phủ Thường Tín vốn là đất thượng đô, giàu lúa gạo, phí nuôi quân các triều đều đặt tại đây. Bên cạnh đó, thời điểm Nguyễn Du giữ chức Tri phủ, Thường Tín đã có các nghề mộc, khảm, sừng và cũng là trung tâm giao thương thuỷ vực do sự kết nối của sông Nhuệ, Kim Ngư và Tô Lịch.

Tuy nhiên, mùa thu năm 1804, lấy lý do chữa bệnh, Nguyễn Du từ nhiệm Tri phủ Thường Tín, về quê an dưỡng. Đây cũng là dấu mốc tạm dừng mối nhân duyên giữa Thường Tín và vị danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du.

Viết tiếp câu chuyện về đại thi hào dân tộc

Đầu tháng 9 vừa qua, một hậu duệ của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du đã đến thăm Thường Tín - nơi đại thi hào từng giữ chức Tri phủ trong thời gian 3 năm. Vị hậu duệ đó là Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Hải Nam. Ông lặn lội từ Hà Tĩnh ra Thường Tín để tham dự và bày tỏ ý kiến tại tọa đàm khoa học “Danh nhân văn hóa, đại thi hào Nguyễn Du với huyện Thường Tín; Sắp xếp bài trí, bố cục các hạng mục trong không gian Vườn hoa Nguyễn Du tại thị trấn Thường Tín”.

Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Hải Nam
Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Hải Nam (hậu duệ của đại thi hào Nguyễn Du) tặng đất từ Tiên Điền cho huyện Thường Tín

Tại cuộc tọa đàm này, đồng chí Nguyễn Tiến Minh, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thường Tín, chia sẻ: "Với quyết tâm xây dựng Thường Tín giàu đẹp, văn minh, hiện đại và bản sắc, chúng tôi xác định việc tìm hiểu và làm phong phú thêm nhận thức, truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương gắn với đại thi hào Nguyễn Du là nhiệm vụ quan trọng. Điều đó góp phần khẳng định chiều sâu văn hóa của Thường Tín - mảnh đất danh hương, khoa bảng, trăm nghề".

Sau buổi tọa đàm với sự góp mặt và tham gia ý kiến của rất nhiều nhà khoa học danh tiếng, huyện đã tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng vườn hoa Nguyễn Du (giai đoạn 2) tại thị trấn Thường Tín. Công trình có quy mô 11.648m2, tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng.

Nhằm tạo mối liên hệ kết nối và tâm linh, đích thân Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Hải Nam, hậu duệ của đại thi hào Nguyễn Du, đã mang theo đất từ Tiên Điền tặng cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Tín để góp phần xây dựng vườn hoa Nguyễn Du.

Phối cảnh vườn hoa Nguyễn Du tại huyện Thường Tín
Phối cảnh vườn hoa Nguyễn Du tại huyện Thường Tín

Điều đặc biệt tại vườn hoa Nguyễn Du nằm ở ý tưởng xây dựng. Theo thuyết trình, vườn hoa mang tên đại thi hào sẽ được xây dựng dựa trên tác phẩm "Truyện Kiều" trứ danh, gồm cả hình ảnh "Vương đường" là ngôi nhà của gia đình Thuý Kiều, hay đường dạo Thúy Vân, tượng Kim Trọng... Tại vị trí bao quát, trung tâm nhất sẽ là tượng danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du.

Nhà điều hành vườn hoa Nguyễn Du mang kiểu dáng cổ, phù hợp với cầu Kiều. Ngoài ra, các hạng mục hồ, đường dạo vẫn được bảo tồn dáng thành đất theo kiến trúc thời Nguyễn.

Theo lãnh đạo huyện Thường Tín, ngoài chức năng quản lý, trông coi, điều tiết thì nhà điều hành vườn hoa Nguyễn Du còn có chức năng hỗ trợ phát triển du lịch, dịch vụ, sản xuất hàng thủ công, phát triển làng nghề. Đây cũng sẽ trở thành nơi giao lưu văn hóa, phát hành sách, vịnh Kiều, nảy Kiều...

Đáng chú ý, đối với các hạng mục tượng danh nhân văn hoá, đại thi hào Nguyễn Du hay Thảo Am, các phiến đá ghi các câu thơ trong Truyện Kiều sẽ được huyện Thường Tín vận động xã hội hoá.

Nhận định về công trình vườn hoa Nguyễn Du tại huyện Thường Tín, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, chia sẻ: "Việc xây dựng vườn hoa Nguyễn Du tại nơi ông đã làm Tri phủ 3 năm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Tín, coi văn hóa là động lực tinh thần, nền tảng để phát triển. Điều đó cũng thấy rõ sự quan tâm chỉ đạo của Thủ đô đối với xây dựng đô thị văn minh, hiện đại; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh".

Đọc thêm

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác Người Hà Nội

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác

TTTĐ - Thuộc thế hệ 8X, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn (Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) hạnh phúc khi được góp những ca khúc đong đầy sự biết ơn của thế hệ trẻ hôm nay với Bác Hồ muôn vàn kính yêu - vị Cha già dân tộc.
Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt... Người Hà Nội

Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt...

TTTĐ - Từ giọng nói, cách ứng xử đến tâm hồn, tính cách... người Hà Nội xưa nay đều được xem như là chuẩn mực cho mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam. Trước quá trình hội nhập và lan tỏa sâu rộng, trước mong muốn và yêu cầu của thời đại, người Hà Nội ngày nay càng phải phát huy những nét xưa lưu dấu, thể hiện được cốt cách, bản lĩnh của mình. Tất cả những điều này là để xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam như được xác định tại Điều 21 Luật Thủ đô (sửa đổi).
Bản hòa ca ngày non sông thống nhất Nhịp điệu cuộc sống

Bản hòa ca ngày non sông thống nhất

TTTĐ - Là Thủ đô thiêng liêng, trái tim của cả nước, Hà Nội luôn mong muốn non sông liền một dải, hòa bình cho tất cả mọi người. Chính vì thế, Ngày Giải phóng miền Nam chính là ngày hạnh phúc của người Hà Nội nở hoa.
Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn... Người Hà Nội

Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn...

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động năm nay kéo dài, mỗi người, mỗi gia đình đều có kế hoạch cho riêng mình. Để chuyến đi hay những ngày nghỉ thực sự vui trọn vẹn, chúng ta cần chú ý giữ gìn và nâng cao ý thức mọi lúc, mọi nơi.
Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới Người Hà Nội

Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới

TTTĐ - Hà Nội được xếp hạng thứ 97 trong danh sách các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024.
Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công trình nghệ thuật cầu đi bộ Trần Nhật Duật vừa hoàn thiện và đi vào sử dụng góp thêm cho Hà Nội một không gian đặc sắc trong việc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Người Hà Nội

Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Song Phượng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã ra mắt mô hình điểm “Di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu”, “Thôn văn hóa kiểu mẫu” tại thôn Tháp Thượng. Đây là công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn lễ hội đền Kim Liên Người Hà Nội

Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn lễ hội đền Kim Liên

TTTĐ - Chiều 23/4, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra Lễ hội truyền thống di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Kim Liên (gọi tắt Lễ hội đền Kim Liên).
Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong... Người Hà Nội

Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong...

TTTĐ - Hà Nội những ngày cuối xuân, nắng mới bừng lên báo hiệu sự chuyển tiếp của mùa. Sự tươi trong, mới mẻ ấy mang đến sự nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng kéo theo một vài cái nhăn mặt, nhíu mày khi gặp phải những sự thiếu tế nhị nho nhỏ.
Lưu giữ nét đẹp nghề truyền thống trên phố cổ Người Hà Nội

Lưu giữ nét đẹp nghề truyền thống trên phố cổ

TTTĐ - Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các sự kiện chuỗi đơn vị tổ chức “Giữ nghề xưa trên phố” tại các điểm di sản và không gian công cộng ở phố cổ Hà Nội.
Xem thêm