Tag

Vì sao nhiều cựu VĐV Olympic bán những tấm huy chương danh giá?

Nhìn ra thế giới 04/08/2021 08:00
aa
TTTĐ - Trong những năm qua, nhiều cựu vận động viên (VĐV) Olympic đã phải bán huy chương của họ. Một số người viện dẫn những khó khăn về tài chính, trong khi những người khác nói rằng họ muốn quyên tiền cho các tổ chức từ thiện.
Tại Olympic năm nay, 339 HCV sẽ được trao cho những nhà vô địch ở các bộ môn (Ảnh: Getty)
Tại Olympic năm nay, 339 HCV sẽ được trao cho những nhà vô địch ở các bộ môn (Ảnh: Getty)

Khó khăn về tài chính

Tại Thế vận hội Olympic Tokyo năm nay, có 33 môn thể thao với 339 nội dung, tương ứng với 339 tấm huy chương vàng (HCV) được trao cho các nhà vô địch. Tuy nhiên, việc giành được HCV không nhất thiết đảm bảo cho họ một cuộc sống xa hoa.

Sau khi VĐV Greg Louganis giành cú đúp HCV Olympic bộ môn lặn ở thế vận hội Los Angeles năm 1984. Ông tiếp tục lặp lại kỳ tích đó vào 4 năm sau tại Seoul. Ông được ca ngợi là “thợ lặn vĩ đại nhất trong lịch sử”.

Sau khi gặp những khó khăn về tài chính, ông đã bị tịch thu nhà ở Malibu. Đến năm 2012, mọi thứ trở nên tồi tệ khiến nhà cựu vô địch đành phải bán huy chương của mình cho một công ty đấu giá.

Ingrid O'Neil, chủ một công ty chuyên đấu giá các kỷ vật Olympic cùng tên ở California cho biết vài năm trước Louganis muốn bán số huy chương của mình. “Anh ấy muốn 100.000 USD cho mỗi tấm huy chương, Tôi đã nói với anh ấy rằng tôi không nghĩ mình có thể bán chúng với số tiền đó. Tuy nhiên, ngày nay, điều đó có thể xảy ra”, cô kể.

Sau đó, Louganis đã quyết định bán nhà và giữ lại những tấm huy chương. Tuy nhiên, điều đó vẫn gây sốc.

Mặc dù có các liên đoàn đứng sau giống như NFL (bóng bầu dục Mỹ) và NBA (giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ), nhiều VĐV Olympic vẫn gặp những khó khăn sau khi sự nghiệp thi đấu của họ kết thúc.

Thông thường, những huy chương mà họ giành được đại diện cho một trong số ít tài sản có thể nhận khi nghỉ hưu.

Hai đồng đội mônkhúc côn cầu, Mark Wells (trái) và Mark Pavelich (phải) đã bán tấm HCV tại Thế vận hội năm 1980 trong hoàn cảnh đáng buồn (Ảnh: Getty)
Hai đồng đội môn khúc côn cầu, Mark Wells (trái) và Mark Pavelich (phải) đã bán tấm HCV tại Thế vận hội năm 1980 trong hoàn cảnh đáng buồn (Ảnh: Getty)

Năm 1980, Mark Wells và Mark Pavelich là hai thành viên của đội khúc côn cầu huyền thoại của Mỹ đã đánh bại đội tuyển Liên Xô tại Thế vận hội Mùa đông 1980, Lake Placid, New York.

Khi giải nghệ vào năm 1982 ở tuổi 25, Wells làm công việc là quản lý nhà hàng ở Michigan. Tuy nhiên, một tai nạn trong lúc dỡ hàng đã thay đổi tất cả. Wells đã bị thương và phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài 11 tiếng.

Các bác sĩ phát hiện ra rằng ông mắc căn bệnh thoái hóa cột sống hiếm gặp. Sau đó, ông phải nằm liệt giường. Không thể làm việc và chán nản, cuối cùng, Wells đã phải bán tấm HCV của mình cho một nhà sưu tập tư nhân với giá 40.000 USD. Nhà sưu tập sau đó đã bán nó trong một cuộc đấu giá với giá 310.700 USD.

“Tôi sắp mất đi căn nhà. Tôi phải bán nó để phẫu thuật và tiếp tục sống. Tôi không có lựa chọn nào khác”, Wells kể lại trong một cuộc phỏng vấn năm 2010.

Không giống như Wells, Pavelich đã có một sự nghiệp rộng mở hơn sau Olympic. Ông thi đấu cho một loạt các đội tên tuổi lúc bấy giờ như Rangers, Minnesota North Stars và San Jose Sharks.

Tuy nhiên, khi vợ ông qua đời do tai nạn năm 2012, cuộc đời Pavelich trở nên đen tối. Ông phải bán HCV của mình trong cuộc đấu giá vào 2 năm sau đó. Đến năm 2019, ông đã bị bắt vì hành hung một người hàng xóm nhưng không thể hầu tòa do sức khỏe tinh thần kém.

Môn thể thao mà Pavelich giành được HCV có thể là nguyên nhân khiến sức khoẻ của ông bị ảnh hưởng. Gia đình của Pavelich nghi ngờ ông bị chấn thương não mãn tính (CTE), hậu quả của vô số cú đánh vào đầu trong suốt sự nghiệp của mình.

Vì mục đích từ thiện

Bên cạnh đó, một số VĐV bán tấm huy chương của họ vì những mục đích từ thiện. Nhà vô địch bơi lội Mỹ, Anthony Ervin đã bán đấu giá tấm HCV của mình tại Sydney năm 2000 và 2004 tại Hy Lạp để quyên góp 17.101 USD cho các nạn nhân chịu thiệt hại bởi sóng thần ở Ấn Độ.

Năm 2012, cựu tay đấm quyền Anh người Ukraine Wladimir Klitschko từng đấu giá tấm HCV anh giành được tại Olympic Atlanta 1996 với giá một triệu USD. Số tiền này được chuyển vào quỹ từ thiện của Wladimir và anh trai. Tuy nhiên, người mua sau đó đã trả lại huy chương cho võ sĩ này để bày tỏ sự tôn trọng.

Bill Russell, huyền thoại của đội bóng rổ Boston Celtics, cho biết sẽ đưa tấm HCV giành được từ Thế vận hội năm 1956, khi ông là đội trưởng của đội bóng rổ Mỹ ra đấu giá vào mùa thu tới.

HCV, HCB và HCĐ tại Olympic Tokyo 2020 (Ảnh: CNN)
Các mẫu huy chương tại Olympic Tokyo 2020 (Ảnh: CNN)

“Tôi đã quyết định bán hầu hết bộ sưu tập của mình, từ huy chương Olympic tới một số cup vô địch NBA (Giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ), một chiếc áo khoác và những kỷ vật khác”, Russell nói và cho biết số tiền thu được sẽ chuyển đến các tổ chức từ thiện.

Tuy nhiên, có những VĐV lại bán huy chương với lý do lạ lùng. O'Neil kể rằng một VĐV bơi lội đã bán tấm HCB của mình vì anh này “quá thất vọng” đến mức không muốn nhìn thấy nó sau nhiều năm tập luyện để giành ngôi quán quân mà không thành công.

Thực trạng các VĐV Olympic bán huy chương của họ là một vấn đề thực sự đối với các cơ quan quản lý. Các VĐV hiện tại có thể tiếp cận một loạt các hỗ trợ, bao gồm trợ cấp, hỗ trợ học phí và bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, những lợi ích đó không mở rộng cho những người về hưu.

“Cần tư vấn về sức khỏe tinh thần và hướng dẫn tài chính cho các VĐV trong quá trình chuyển đổi ra khỏi các môn thể thao đã gắn bó trong suốt sự nghiệp của họ. Nhiều VĐV thậm chí có thể đang đối phó với chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)”. Louganis nói.

Chương trình Giáo dục và Hướng nghiệp cho VĐV của Ủy Ban Olympic Mỹ gần đây cũng đang hướng tới việc định hướng cho các VĐV đỉnh cao sau khi giải nghệ một cuộc sống mới, bao gồm lời khuyên về nghề nghiệp, tài chính và hay quảng bá hình ảnh bản thân. Tương tự, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) điều hành Chương trình Nghề nghiệp VĐV của riêng mình để giúp họ thích nghi thay đổi cuộc sống.

“Tấm HCV đã chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi kể từ tháng Hai năm 1980. Khi tôi quyết định bán nó gần đây… tôi luôn giữ tấm huy chương trong lúc ngủ trong hai tuần qua. Tôi hy vọng chủ mới sẽ trân trọng tấm huy chương này”, Wells viết trong một bức thư kèm theo cuộc đấu giá của mình.

Kể từ sau Olympic 1912 tại Stockholm, Thụy Điển, HCV không còn được làm hoàn toàn bằng vàng, mà chủ yếu từ bạc.

Theo yêu cầu của Ủy ban Olympic quốc tế, HCV cần chứa ít nhất 6 gram vàng và khoảng 92,5% bạc nguyên chất. Mỗi chiếc HCV hiện tại có giá trị khoảng 815 USD, huy chương bạc là 445 USD. Còn huy chương đồng có giá trị rẻ nhất, chỉ 4,7 USD về nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất ra chúng.

Các HCV Olympic tại Tokyo 2020 nặng khoảng 556 gram, HCB nặng 550 gram và HCĐ nặng 450 gram. Tất cả huy chương Olympic có độ dày ít nhất 3 mm và đường kính ít nhất 60 mm.

Olympic Tokyo 2020 hấp dẫn về thể thao chứ không phải giới tính Olympic Tokyo 2020 hấp dẫn về thể thao chứ không phải giới tính
Olympic Tokyo 2020: Cô bé 13 tuổi vô địch bộ môn trượt ván Olympic Tokyo 2020: Cô bé 13 tuổi vô địch bộ môn trượt ván
Quốc kỳ Việt Nam tung bay ở Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 Quốc kỳ Việt Nam tung bay ở Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm