Tag

Việt Nam xác định trở thành quốc gia số vào năm 2030

Kinh tế 04/06/2020 19:47
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 749 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Đồng thời đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân...

Việt Nam xác định trở thành quốc gia số vào năm 2030

Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành quốc gia số (Ảnh minh họa)

Bài liên quan

5G là chìa khóa giúp Việt Nam bứt phá trong cách mạng công nghiệp 4.0

Prudential ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động huấn luyện

Các cơ quan báo chí thành phố phải đi đầu trong chuyển đổi số

Tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế số

Cùng chuyên gia quốc tế bàn về xây dựng thành phố thông minh

Hướng tới mục tiêu kép từ Chuyển đổi số quốc gia

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể.

Trong đó, về phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 của Chương trình là: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).

Đồng thời, 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cũng hướng tới mục tiêu từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý và Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về phát triển kinh tế số, chương trình đề ra mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các mục tiêu đến năm 2025 là đưa kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP. Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.

Cùng với đó, Chương trình cũng hướng tới mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI) và thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới

Đối với phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 bao gồm: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50% và Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cũng đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, gồm: Chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế; Phát triển hạ tầng số; Phát triển nền tảng số; Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

Trong đó, chương trình nhấn mạnh đến chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội, lan truyền từ điểm tới diện, từ một nhóm tổ chức, cá nhân tiên phong tới cộng đồng, bằng những câu chuyện thành công điển hình, có tính thuyết phục cao. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách.

Đáng chú ý, về phát triển kinh tế số (gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp), chương trình nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số (các tập đoàn thương mại, dịch vụ lớn chuyển hướng sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã có thương hiệu; Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số; Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số).

Chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0. Phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Về xã hội số (gồm 7 nhiệm vụ, giải pháp) nhấn mạnh thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số, không ai bị bỏ lại phía sau.

Đặc biệt, 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số trước gồm: Y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp.

Đọc thêm

Ra mắt chiến dịch "68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình" Doanh nghiệp

Ra mắt chiến dịch "68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình"

TTTĐ - BIDV chính thức ra mắt bộ đôi thẻ phiên bản đặc biệt và chương trình ưu đãi “68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình”.
NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam Doanh nghiệp

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/4, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) chính thức triển khai Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa NAPAS tại Việt Nam. Apple Pay là phương thức dễ dàng, bảo mật và riêng tư để thanh toán trực tiếp tại cửa hàng, trên các ứng dụng (app) và thanh toán trực tuyến.
Kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây Doanh nghiệp

Kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây

TTTĐ - TTTĐ - Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 2, kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
Bền bỉ vượt khó, sản xuất ổn định, bảo vệ môi trường xanh Doanh nghiệp

Bền bỉ vượt khó, sản xuất ổn định, bảo vệ môi trường xanh

TTTĐ - Nhận thấy rõ tầm quan trọng của môi trường sản xuất “xanh - sạch - đẹp”, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã triển khai sâu rộng các chương trình hành động thiết thực. Việc chủ động triển khai song song mục tiêu sản xuất kinh doanh gắn liền với công tác bảo vệ môi trường đã, đang mang lại những kết quả tích cực trong định hướng phát triển bền vững của nhà máy.
Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
BSR khánh thành công trình Nhà lớp học tại Si Ma Cai Doanh nghiệp

BSR khánh thành công trình Nhà lớp học tại Si Ma Cai

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa phối hợp cùng chính quyền huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ khánh thành công trình Nhà lớp học 2 tầng gồm: 2 phòng học, 5 gian phòng hiệu bộ và các hạng mục phụ trợ tại Trường Mầm non xã Nàn Sín.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc Doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc

Trưa 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Hạ Đông Phong, Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn COMAC hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành kinh tế hàng không và khai thác, phát triển không gian vũ trụ.
Đối mặt với rủi ro lãi suất thấp, nhà đầu tư cần làm gì? Thị trường - Tài chính

Đối mặt với rủi ro lãi suất thấp, nhà đầu tư cần làm gì?

TTTĐ - Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu biến động, lãi suất thấp đã trở thành xu hướng nổi bật, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay rẻ, lãi suất thấp có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho nhà đầu tư.
Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1 Doanh nghiệp

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1

TTTĐ - Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024.
Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu Khởi nghiệp sáng tạo

Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng thanh niên trên con đường khởi nghiệp, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hành trình học tập, tham quan các mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu tại một số tỉnh thành miền Trung và phía Bắc.
Xem thêm