Vĩnh Phúc đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người
Vĩnh Phúc: Tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến góp phần phòng, chống dịch bệnh Cử bác sĩ vào vùng tâm dịch Vĩnh Phúc để thu thập tư liệu phòng chống Covid-19 |
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Vương Đình Huệ nhấn mạnh, chặng đường 5 năm vừa qua, với sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và Nhân dân Vĩnh Phúc đã vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Trung ương và của Đảng bộ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực; Cơ bản các chỉ tiêu trong nhiệm kỳ đạt và vượt kế hoạch, trong đó nhiều chỉ tiêu vượt và vượt ở mức cao.
Kinh tế phát triển và duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân 7,1%/ năm, cao hơn bình quân chung cả nước. Quy mô nền kinh tế tăng gấp 1,56 lần so với năm 2015. Bình quân thu nhập đầu người đạt 104,68 triệu đồng/người, tương đương 4.500 USD. Thu ngân sách Nhà nước đạt kết quả khá, là một trong 5 tỉnh có số thu ngân sách lớn nhất cả nước, đặc biệt thu nội địa luôn đứng ở tốp đầu cả nước và thứ hạng cao của miền Bắc. Vĩnh Phúc là tỉnh có tỷ lệ điều tiết ngân sách lớn về Trung ương (47%) trong số các tỉnh miền Bắc.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng Đại hội |
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng Nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống hạ tầng đô thị.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; Khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển, từng bước thích ứng và tạo động lực cho phát triển kinh tế. Giáo dục và đào tạo luôn được được xếp trong tốp đầu cả nước, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của Nhân dân được đảm bảo. Trong đó, Vĩnh Phúc là một trong số ít các tỉnh có Nghị quyết chuyên đề về nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...
Ghi nhận, biểu dương những kết quả đã đạt đượcvà đồng tình với các định hướng phát triển, quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá đã đề ra trong Báo cáo chính trị trình Đại hội, đồng chí Vương Đình Huệ cũng gợi mở thêm một số vấn đề chủ yếu để Đại hội nghiên cứu, thảo luận.
Cụ thể, trong nhiệm kỳ tới, Vĩnh Phúc cần phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương, với các địa phương trong vùng Thủ đô, nhất là Hà Nội, nhằm huy động, khai thác mọi nguồn lực để tập trung đầu tư các công trình trọng điểm mang tính liên vùng, liên tỉnh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ Phát biểu hội nghị |
Vĩnh Phúc cần đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế, tiếp tục thực hiện đồng bộ ba đột phá chiến lược; Tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi, minh bạch, an toàn để thu hút các dòng vốn đầu tư mới.
Tỉnh tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch vùng, ngành, sản phẩm; Trên cơ sở đó xác định rõ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển.
Đồng thời, Vĩnh Phúc cần chú trọng đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ; Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục củng cố, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ, chủ động xử lý tốt các mối quan hệ dân tộc, tôn giáo, quản lý lao động nhập cư; Phát hiện và xử lý kịp thời tình huống, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.
Cùng với đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn, phân cấp, phân quyền phù hợp; Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, xây dựng nền hành chính kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.