Tag

Vụ cho vay “bừa bãi” tại chi nhánh Nam Hà Nội: Agribank mời Bộ Công an vào cuộc

Kinh tế 13/08/2020 08:08
aa
TTTĐ - Cho vay bất chấp quy định dẫn đến khó thu hồi các khoản nợ hàng trăm tỷ đồng, Agribank cho biết đã chỉ đạo chi nhánh Nam Hà Nội có văn bản gửi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an (C03) đề nghị vào cuộc xem xét dấu hiệu phạm của khách hàng...
Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay “bừa bãi” gây nợ xấu, hậu quả ai gánh? Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay “bừa bãi”, bất chấp quy định về tín dụng

Mời công an vào cuộc điều tra

Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô đăng tải loạt bài phản ánh về các vi phạm trong hoạt động cho vay, thu hồi nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Nam Hà Nội, ngày 7/8/2020, Agribank đã có văn bản phản hồi thông tin báo nêu.

vu cho vay bua bai tai chi nhanh nam ha noi agribank moi bo cong an vao cuoc
Công văn của Agribank trả lời báo Tuổi trẻ Thủ đô

Theo đó, tại văn bản do Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phượng ký, Agribank cho biết, qua công tác kiểm tra các khách hàng vay vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội, ngân hàng này phát hiện có 7 nhóm khách hàng có hành vi cấu kết, chây ỳ, không hợp tác, cố tình không trả nợ ngân hàng.

Chính vì vậy, Agribank Việt Nam đã chỉ đạo Agribank chi nhánh Nam Hà Nội có văn bản gửi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an (C03) đề nghị xem xét dấu hiệu vi phạm của nhóm khách hàng trên để xử lý theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Agribank, đồng thời hỗ trợ ngân hàng thu hồi tài sản.

Đáng nói, tại văn bản phản hồi, Agribank đã không nêu rõ việc xử lý các tổ chức, cá nhân của ngân hàng vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là lãnh đạo chi nhánh Nam Hà Nội và lãnh đạo tại Trụ sở chính trong vai trò quản lý và kiểm tra giám sát (!?). Đồng thời, Agribank cũng không cho biết về kết quả thu hồi các khoản nợ do cho vay trái quy định tại chi nhánh Nam Hà Nội.

Trước đó, như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, theo tài liệu hồ sơ của phóng viên, cuối năm 2019 Agribank Việt Nam đã thanh kiểm tra đã phát hiện rất nhiều vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đến thời điểm cuối năm 2018.

Theo báo cáo của Agribank Việt Nam, đã kiểm tra, rà soát 59 khách hàng, tổng dư nợ 2.331,89 tỷ đồng (chiếm 51% tổng dư nợ cấp tín dụng Agribank chi nhánh Nam Hà Nội). Toàn bộ hồ sơ được kiểm tra, rà soát có rất nhiều tồn tại, vi phạm trong việc chấp hành quy định, quy trình cấp tín dụng; Chất lượng tín dụng thấp khi tỷ lệ nợ xấu nội bảng cao (34,8%/năm), kết quả thu hồi nợ xử lý rủi ro, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thấp.

0721 agribank chi nhanh nam ha noi cho vay bua bai bat chap quy dinh ve tin dung 03 1308
Agribank chi nhánh Nam Hà Nội.

Cụ thể, qua kiểm tra đã phát hiện hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế không đầy đủ theo quy định, chưa đảm bảo tính pháp lý, tiềm ẩn rủi ro cao cho Agribank khi xảy ra tranh chấp; Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay dự án BT trên 50 tỷ đồng không trình Tổng Giám đốc phê duyệt chủ trương và phê duyệt cho vay vượt thẩm quyền không trình Tổng Giám đốc.

Đồng thời, Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cũng chấm điểm xếp hạng khách hàng không đúng quy định khi chấm điểm tài chính, chi phí tài chính đối với khách hàng không chính xác.

Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay đối với khách hàng có nợ xấu, nợ bán VAMC không đúng quy định; Thẩm định báo cáo tài chính không chính xác; Thẩm định năng lực tài chính, doanh thu, vốn tự có/vốn đối ứng, nhu cầu vốn, mức cho vay không chính xác, thiếu các hợp đồng kinh tế đầu ra, đầu vào...

Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cũng bị phát hiện giải ngân thiếu chứng từ làm căn cứ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng; Giải ngân tiền mặt chưa phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, chi nhánh cũng xác định giá trị tài sản bảo đảm không có căn cứ, không kiểm tra, đánh giá giá trị tài sản bảo đảm theo quy định; Không kiểm tra tiến độ hình thành tài sản bảo đảm đối với tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai; Không quản lý chặt chẽ tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay; Chưa mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm theo quy định hoặc tài sản bảo đảm có rủi ro; Cho vay vượt phạm vi bảo đảm của giá trị tài sản thế chấp; Trên IPCAS (hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng) nhập cho vay không bảo đảm bằng tài sản không phù hợp với hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Có thể khởi tố vụ án hình sự nếu nghiêm trọng ?

Đến thời điểm cuối năm 2018, do vi phạm quy trình cấp tín dụng nên Agribank chi nhánh Nam Hà Nội có nhiều khoản nợ quá hạn, khó thu hồi.

Cụ thể, tại nhóm Công ty Nam Việt (gồm Công ty Đại Hùng, Công ty Thái Dương và Công ty Nam Việt) với tổng dư nợ 202,441 tỷ đồng, các doanh nghiệp này kinh doanh khó khăn nên khoản dư nợ trên thuộc vào nợ nhóm nợ 5 (nợ có khả năng mất vốn), khả năng trả nợ rất khó khăn. Tại nhóm Công ty CP Thủy sản Khu vực I (gồm cả Công ty Cổ phần KEVIN VN) dư nợ 210,052 tỷ đồng, theo đánh giá thì khả năng thanh toán, thu hồi nợ cũng rất khó khăn.

0817 1519 img 20200723 221019
Trụ sở chính Agribank.

Tương tự, tại nhóm Công ty APIKA (gồm Công ty CP APIKA, Công ty CP dịch vụ và vận tải MEKONG Hà Nội, Công ty CP TAMTON, Công ty CP BG TAXI) với tổng dư nợ là 130,709 tỷ đồng, do bất chấp quy định về tín dụng, cho vay thiếu kiểm soát nên khả năng thu hồi nợ với nhóm này cũng rất khó khăn.

Nhóm Công ty Thái Anh (gồm Công ty CP TMDV Du lịch và Quảng cáo Thái Anh, Công ty CP Hiệp Hùng, Công ty CP kinh doanh bất động sản Hanhud, Công ty CP TM và XNK Hoàng Sinh, Công ty Việt Anh) với tổng dư nợ 184,386 tỷ đồng) cũng rất khó khăn khi thu hồi nợ...

Trao đổi về vấn đề pháp lý liên quan đến việc cho vay trái quy định tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, một luật sư cho rằng, các hành vi vi phạm trong hoạt động ngân hàng tùy theo mức độ thiệt hại có thể là các hành vi nguy hiểm, xâm hại nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội, chính sách kinh tế tài chính của Đảng, Nhà nước.

"Vụ việc tại Agribank, tôi cho rằng cơ quan công an cần vào cuộc điều tra để làm rõ mức độ thiệt hại, tránh gây thất thoát tài sản Nhà nước vì Agribank là ngân hàng 100% vốn Nhà nước. Tùy theo mức độ thiệt hại, cơ quan điều tra có thể khởi tố hình sự để điều tra Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng", vị luật sư nhận định.

Theo tài liệu của phóng viên, không chỉ tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, đầu năm 2019, Cơ quan Thanh tra, Giám sát – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có kết luận số 358/KL-TTGSNH1 nêu rõ hàng loạt vi phạm tại 19/171 chi nhánh khác của Agribank đến thời điểm cuối năm 2017, đặc biệt là hoạt động cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng (L/C) với tổng số tiền vi phạm lên tới gần 21.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, Cơ quan thanh tra còn nhận thấy rất nhiều trường hợp tiềm ẩn rủi ro khác, nguy cơ mất vốn lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng do cho vay trái quy định. Hàng loạt công ty được cho vay trái quy định với dư nợ hàng trăm tỷ đồng khiến ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn, khó có khả năng thu hồi.

"Việc cho vay trái quy định dẫn đến khó khả năng thu hồi vốn ngoài trách nhiệm của cán bộ thụ lý cho vay còn có trách nhiệm của các phòng, ban, giám đốc chi nhánh có vi phạm. Các bộ phận chức năng tại Trụ sở chính Agribank, đặc biệt là Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc Agribank cũng không thể không có trách nhiệm về việc kiểm tra, giám sát và chỉ đạo hoạt động của các chi nhánh ngân hàng", một chuyên gia pháp lý ngân hàng chia sẻ với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ, công văn của Agribank Việt Nam trả lời Báo liên quan đến Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, Đắk Lắk, Bắc Hải Phòng... đến Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an để làm rõ những sai phạm cho vay có nguy cơ mất vốn của nhà nước, làm rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân liên quan.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tiếp tục thông tin...

Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng (Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;

k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.

2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Như vậy, người phạm tội này phải là người có nhiệm vụ, trách nhiệm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng.

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Bằng nghiệp vụ của mình cố ý thực hiện các hành vi như: Cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng, cấp tín dụng cho các đối tượng bị hạn chế cấp tín dựng, cố ý khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đống với trường hợp phải có tài sản bảo đảm, tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Xung quanh tin đồn ông Phạm Huy Cận, Trưởng ban Agribank gom 200 tỷ bỏ trốn Xung quanh tin đồn ông Phạm Huy Cận, Trưởng ban Agribank gom 200 tỷ bỏ trốn

TTTĐ- Tin đồn ông Phạm Huy Cận, Trưởng ban Tổ chức lao động và tiền lương của Agribank vừa xin nghỉ việc, gom 200 tỉ ...

Đọc thêm

Nghị quyết 68-NQ/TW là "cuộc cách mạng" về tư duy và thể chế Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW là "cuộc cách mạng" về tư duy và thể chế

Ngày 7/5, trả lời phỏng vấn của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhận định khu vực kinh tế tư nhân giống như “chiếc lò xo” đã bị nén lại trong thời gian dài và Nghị quyết 68-NQ/TW như một “cú hích”, giúp “tháo chốt”, để “chiếc lò xo” bung ra, phát triển mạnh mẽ, xứng tầm với tiềm năng, năng lực và dư địa phát triển còn rất lớn, đóng góp một cách xứng đáng vào quá trình phát triển chung của đất nước.
Cần cụ thể hóa nội dung về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự" Kinh tế

Cần cụ thể hóa nội dung về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự"

TTTĐ - Chiều 7/5, với tinh thần khẩn trương triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.
Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại Lao động - Việc làm

Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại

TTTĐ - Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội để chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” năm 2025.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp Kinh tế

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp

TTTĐ - Ngày 7/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp" nhằm phân tích, kiến giải, luận bàn giải pháp, kịch bản, sự chuẩn bị của ngành điện để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng trong bối cảnh mới.
Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi Thị trường - Tài chính

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

TTTĐ - Trước diễn biến giá vàng tăng cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD Thị trường - Tài chính

Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD

TTTĐ - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 290,7 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công Thị trường - Tài chính

Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ công tác giải ngân vốn đầu tư công nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc.
Xem thêm