Tag

Vụ TADAPHACO quảng cáo "Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV": Có dấu hiệu vi phạm?

Bảo vệ người tiêu dùng 03/04/2022 21:09
aa
TTTĐ - Trước những thông tin quảng cáo sản phẩm viên thảo mộc "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" của Công ty TADAPHACO, nhiều ý kiến của luật sư cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quảng cáo...
Vụ TADAPHACO quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc điều trị COVID-19: Xử lý nghiêm nếu vi phạm! TADAPHACO có vi phạm quảng cáo "Viên Thảo Mộc H2VV" như thuốc điều trị COVID-19?

Có dấu hiệu vi phạm quảng cáo?

Liên quan đến việc Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng (TADAPHACO) quảng cáo sản phẩm viên thảo mộc "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" như thuốc điều trị COVID-19, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tham vấn thêm ý kiến của luật sư để hiểu rõ tính pháp lý.

Theo luật sư Phan Thị Lam Hồng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, dựa trên những thông tin mà Công ty TADAPHACO đăng trên website thì có cơ sở cho rằng doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quảng cáo.

Luật sư Hồng cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm phải phải đăng ký cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo, các hình thức quảng cáo phải tuân thủ pháp luật, không gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

"Đối với vụ việc này, để xác định doanh nghiệp có vi phạm hay không thì cơ quan chức năng, trong đó Cục An toàn thực phẩm phải vào cuộc xác minh, làm rõ. Những thông tin mà Công ty TADAPHACO dễ gây hiểu nhầm sản phẩm viên thảo mộc "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" có thể hỗ trợ chữa được COVID-19", luật sư Lam Hồng nhận định.

Trước đó, trao đổi với phóng viên, một cán bộ Cục An toàn thực phẩm cho biết đã nắm được thông tin sẽ báo cáo lãnh đạo để kiểm tra và xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

Vụ TADAPHACO quảng cáo
Sản phẩm viên thảo mộc "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo là "khắc tinh' của COVID-19 (Ảnh chụp màn hình)

"Thời gian qua, trước thực trạng nhiều đơn vị quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu vi phạm, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc kiểm tra và đã liên tiếp đưa ra các cảnh báo đối với người tiêu dùng", vị này cho biết.

Như chúng tôi đã thông tin vừa qua, trên một số trang mạng xã hội và các kênh truyền thông xuất hiện thông tin về công dụng của sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" có khả năng hỗ trợ F0 khỏi bệnh nhanh chóng, hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân F0 hay giải pháp vàng cho người mắc COVID-19…

Việc sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo như vậy có thể là nhằm thu hút khách hàng nhưng cũng dễ gây lầm tưởng cho người tiêu dùng về một sản phẩm thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19.

Theo đó, trên website http://tadaphaco.vn/ được cho là của Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng (TADAPHACO) đã đăng tải hàng loạt các bài viết với tiêu đề “Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV giải pháp cho người COVID và hậu COVID”; Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV - công thức độc đáo hỗ trợ F0 khỏi bệnh nhanh chóng; 50.000 hộp thuốc thảo mộc đông y hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19…

Cụ thể, sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo an toàn, lành tính mà hiệu quả hỗ trợ F0 khỏi bệnh lại khá nhanh chóng kể cả cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai bên cạnh phương pháp điều trị COVID-19 bằng thuốc Tây.

Thậm chí, sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" còn được xem như “khắc tinh của COVID-19” hay “giải pháp vàng hỗ trợ phòng, trị COVID-19”.

"Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV giúp hỗ trợ bổ phế, giảm ho, long đờm, giúp cải thiện các triệu chứng như đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi do cảm lạnh, hỗ trợ giảm ngứa họng, đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài… tốt cho các bệnh nhân giai đoạn đầu mắc COVID-19 và hỗ trợ rút ngắn thời gian bệnh nhân âm tính với virus SARS-CoV-2 xuống còn khoảng 4-9 ngày", một đoạn quảng cáo viết trên website http://tadaphaco.vn/.

Vụ TADAPHACO quảng cáo
Quảng cáo hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19 (Ảnh chụp màn hình)

Cùng với đó, sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo đánh giá là thuốc đông y hữu hiệu, trợ thủ đắc lực giúp sức khỏe của các bệnh nhân nhiễm COVID-19 được cải thiện, hạn chế tối đa những chuyển biến xấu.

Mặc dù được quảng cáo như sản phẩm thuốc có thể hỗ trợ điều trị COVID-19, tuy nhiên, theo tìm hiểu, sản phẩm "Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Cổ Thổ Cô Lai Tọa H2VV" chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc chữa bệnh.

Xử lý nghiêm vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Hiện nay, tình trạng vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng (bao gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt) vẫn xảy ra, phổ biến là quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung của cơ quan có thẩm quyền hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã thẩm định.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là nhiều loại thực phẩm đang được “thần thánh hóa”, coi như là sản phẩm vạn năng, trị bách bệnh được quảng cáo rầm rộ trên rất nhiều kênh, trong đó, trên các trang website và mạng xã hội (Facebook, Zalo…) chiếm phần lớn nhằm lừa gạt người tiêu dùng.

Vụ TADAPHACO quảng cáo
Viên thảo mộc "Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV" được quảng cáo hỗ trợ rút ngắn thời gian bệnh nhân âm tính COVID-19 xuống còn khoảng 4-9 ngày (Ảnh chụp màn hình)

Thực tế, từ những quảng cáo quá mức về tính năng, tác dụng của các loại thực phẩm chức năng, thậm chí, người ta sẵn sàng mạo danh, mượn hình ảnh của cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện, cơ sở y tế để gắn vào nội dung quảng cáo hoặc nhắn tin, gọi điện hoặc cung cấp các đường link website, Facebook, số điện thoại tổng đài giả mạo bệnh viện cho người bệnh nhằm mục đích quảng cáo thực phẩm chức năng.

Với những chiêu trò tinh vi như vậy, không ít người đã bỏ khá nhiều tiền mua với niềm tin sẽ chưa khỏi bệnh, nhưng kết quả nhận được là sự thất vọng. Nguy hiểm hơn, vì tin và sử dụng thực phẩm chức năng như là thuốc nên rất nhiều bệnh nhân đã không đến cơ sở y tế để điều trị và bỏ lỡ thời điểm điều trị hiệu quả nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Trong bối cảnh đó, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Công An và UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Theo Bộ Y tế, bên cạnh những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn còn tồn tại rất nhiều những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, chủ yếu tập trung vào các hành vi như quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan chuyên môn hoặc không đúng với nội dung đã được thẩm định.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm để làm gương các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo. Chủ trì phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Tại văn bản này, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Y tế; Sở Công thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Quản lý An toàn thực phẩm; Thanh tra tỉnh, thành phố) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn.

Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân chỉ mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi có nhu cầu, không mua qua phương thức truyền miệng, gười dân mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn, chứng từ làm căn cứ, bằng chứng để các cơ quan chức năng xử lý khi có yêu cầu.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng được thành lập vào tháng 10/2016, địa chỉ trụ sở chính tại thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Nhà máy sản xuất tại tiểu khu Liên Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình, gồm có: Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác; Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh, hàng gốm, sứ, thủy tinh, đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện, giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự...

Ở thời điểm thành lập, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng có vốn điều lệ 900 triệu đồng, với 3 cá nhân góp vốn gồm: Vũ Thị Đức (HKTT: Huyện Duy Tiên, Hà Nam) góp 270 triệu đồng, tương đương 30% vốn; Trần Như Quỳnh (HKTT: Huyện Duy Tiên, Hà Nam) góp 270 triệu đồng, tương đương 30% vốn và Trần Thị Thúy Hằng (HKTT: Huyện Đan Phượng, Hà Nội) cũng góp 270 triệu đồng, tương đương 30% vốn. Công ty thời điểm đó do bà Vũ Thị Đức (SN 1960) làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Đến thời điểm tháng 8/2021, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng nâng vốn lên 26 tỷ đồng. Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của công ty đã được thay đổi sang ông Vũ Tuấn Anh (SN 1990, HKTT: Thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Được biết, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng cũng từng liên quan tới lùm xùm xảy ra vào cuối năm 2020, khi các cơ quan báo chí đã phát hiện và đăng tải loạt bài về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Newzealand tổ chức hàng loạt tour du lịch 0 đồng, thăm quan nhà máy sản xuất sữa Newzealand để đội lốt bán hàng đa cấp. Sau vụ lùm xùm đó, khu nhà máy của Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng đã tạm dừng hoạt động một thời gian.

Đọc thêm

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Phát hiện lô sản phẩm nghi của Công ty Eco Nam Dũng là hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Phát hiện lô sản phẩm nghi của Công ty Eco Nam Dũng là hàng giả

TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Tây Ninh đã phát hiện một hộ kinh doanh, buôn bán thuốc thú y giả. Sản phẩm bị phát hiện hàng giả là lô sản phẩm nghi của Công ty Cổ phần Eco Nam Dũng.
Liên tục phát hiện nhiều đại lý kinh doanh phân bón kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Liên tục phát hiện nhiều đại lý kinh doanh phân bón kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023 nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tục phát hiện nhiều đại lý, công ty kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu phân bón kém chất lượng.
Kiểm tra trên 5.000 vụ, thu nộp ngân sách hơn 96 tỷ đồng Bảo vệ người tiêu dùng

Kiểm tra trên 5.000 vụ, thu nộp ngân sách hơn 96 tỷ đồng

TTTĐ - Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2023, toàn ngành Quản lý thị trường kiểm tra trên 5.000 vụ, thu nộp ngân sách tăng 66,8% so với cùng kỳ năm trước.
Khách hàng khởi kiện Bệnh viện Tâm Anh vì lý do "bất ngờ" Bảo vệ người tiêu dùng

Khách hàng khởi kiện Bệnh viện Tâm Anh vì lý do "bất ngờ"

TTTĐ - Nghi ngờ Bệnh viện Tâm Anh chẩn đoán sai bệnh dẫn tới việc điều trị không đúng hướng, bà Uyên Thư đã nộp đơn khởi kiện ra tòa để yêu cầu bồi thường.
Công bố loạt sản phẩm phân bón giả bị phát hiện trong năm 2023 Bảo vệ người tiêu dùng

Công bố loạt sản phẩm phân bón giả bị phát hiện trong năm 2023

TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Tây Ninh vừa công bố danh sách các sản phẩm phân bón giả được phát hiện trong quá trình thanh kiểm tra năm 2023.
Yên Định (Thanh Hóa): Phát hiện, thu giữ hơn 2.200 bao thuốc lá nhập lậu Bảo vệ người tiêu dùng

Yên Định (Thanh Hóa): Phát hiện, thu giữ hơn 2.200 bao thuốc lá nhập lậu

TTTĐ - Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã phát hiện đối tượng mua bán thuốc lá điếu nhập lậu qua mạng xã hội và thu giữ hơn 2.200 bao thuốc lá...
Đắk Nông: Loạt cửa hàng bị phát hiện kinh doanh phân bón giả Bảo vệ người tiêu dùng

Đắk Nông: Loạt cửa hàng bị phát hiện kinh doanh phân bón giả

TTTĐ - Ngành chức năng tỉnh Đắk Nông vừa công bố hàng loạt cửa hàng có hành vi kinh doanh sản phẩm phân bón giả.
Xem thêm