Tag

Xây dựng thương hiệu cho cây dứa trở thành sản phẩm OCOP

Nông thôn mới 28/11/2021 09:16
aa
TTTĐ - Xác định dứa là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, năm 2021, xã Bạch Đằng (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) đã tích cực vận động nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện xây dựng thương hiệu cho cây dứa trở thành sản phẩm OCOP, phát triển vùng trồng dứa tập trung thành hàng hóa và tìm đầu ra sản phẩm ổn định.
Hà Nội trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố cho 424 sản phẩm Hà Nội có thêm một điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại Ba Vì Tạo động lực để khuyến khích các chủ thể tích cực tham gia Chương trình OCOP “Tiếp sức” cho sản phẩm OCOP của Thủ đô vươn xa

Thu nhập ổn định nhờ cây dứa

Gia đình chị Mã Thị Lạnh ở xóm Khuổi Kép, xã Bạch Đằng, một trong những hộ nông dân tiêu biểu phát triển mô hình trồng dứa tại địa phương. Nằm trải dài trên cả sườn đồi thoải rộng, đồi dứa của gia đình chị Lạnh xanh ngút mắt với những vạt dứa, những quả dứa vàng mắt căng tròn đang đợi thu hái.

Nét mặt chị Lạnh vui mừng, phấn khởi vì những công lao chị bỏ ra đã đến ngày gặt hái, chị cho biết: “Gia đình tôi đã trồng dứa hơn 20 năm nay. Từ lức ban đầu trồng ít, đến nay, gia đình tôi đã mở rộng diện tích trên 2ha đất đồi. Mỗi năm thu hoạch 3 vụ, cây dứa đem lại thu nhập ổn định cho gia đình tôi hơn 100 triệu đồng/năm”.

Theo chị Lạnh, cây dứa chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, rất thích hợp với vùng đất đồi dốc, chỉ vất vả công đoạn làm cỏ và vun gốc. Đặc biệt, những năm gần đây, gia đình chị còn tập trung trồng và chăm sóc cây dứa trái vụ với giá bán cao hơn nhiều so với chính vụ. Nhờ cây dứa mà cuộc sống gia đình chị ổn định, xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm đồ dùng trong gia đình.

Xây dựng thương hiệu cho cây dứa trở thành sản phẩm OCOP

Cây dứa ở Bạch Đằng đã giúp người dân yên tâm sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương

Xã Bạch Đằng hiện có trên 63 ha dứa, tập trung tại các xóm: Bản Sẳng, Nà Roác, Khuổi Kép với 130 hộ trồng. Từ trồng dứa, nhiều gia đình đạt thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/năm. Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng Nông Ích Hoán cho biết: Dứa là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của địa phương. Hằng năm, xã phấn đấu tăng diện tích trồng dứa từ 3 - 5 ha.

Trong năm 2021, để đưa cây dứa thành sản phẩm OCOP, xã tập trung chỉ đạo các xóm tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng các mô hình điểm về trồng dứa áp dụng khoa học kỹ thuật; Thực hiện liên kết sản xuất, thành lập các nhóm, tổ hợp tác trồng dứa quy mô lớn; Sử dụng hiệu quả các nguồn quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất; Xây dựng thương hiệu sản phẩm; Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

Hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông sản có đầu ra ổn định

Mặc dù cây dứa của Bạch Đằng được thị trường đón nhận bởi chất lượng tốt, nhưng hiện nay cây dứa vẫn trồng theo quy mô hộ gia đình, chưa thành vùng sản xuất hàng hóa. Giao thông đi lại vào các đồi dứa đã xuống cấp, thương lái không vào thu mua được, người dân tự lo đầu ra nên giá cả không ổn định.

Thời gian tới, xã tiếp tục làm tốt quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi diện tích đối với các cây trồng kém hiệu quả sang trồng dứa. Đồng thời, xã cũng khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư trồng và chế biến sản phẩm từ dứa. Huy động tối đa các nguồn lực tập trung sản xuất hàng hóa; Nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ các điều kiện, quy trình xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP; Nêu cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu cho cây dứa trở thành sản phẩm OCOP
Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng xây dựng thương hiệu cho cây dứa trở thành sản phẩm OCOP

Về phía người dân, muốn cây dứa đạt hiệu quả kinh tế cần tuân thủ các biện pháp trồng theo quy trình kỹ thuật từ khâu làm đất, trồng cây, chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh.

Dứa tuy là cây chịu được hạn, có thể trồng ở những vùng đất khô cằn và đất dốc nhưng vẫn cần tưới nước để sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao, chất lượng tốt. Tại các vùng đồi dốc, khi trồng dứa phải biết cách giữ ẩm cho cây bằng phương pháp phủ đất, trồng xen kẽ để chống xói mòn đất, góp phần làm tăng năng suất dứa. Ngoài ra, người dân nên dùng cỏ khô để phủ gốc, cung cấp thêm chất mùn cho đất.

Đối với dứa sử dụng ăn tươi, bà con thu hoạch khi 1/3 quả đã chuyển sang màu vàng. Đối với dứa làm nguyên liệu cho chế biến đồ hộp, thời điểm thích hợp để thu hoạch là khi quả đã già, vỏ quả chuyển sang màu xanh nhạt và 2 hàng mắt ở phần gốc có kẽ mắt màu vàng, thịt quả màu vàng nhạt. Đối với dứa làm nguyên liệu cho chế biến nước dứa cô đặc cần thu hoạch khi 1/3 vỏ quả tính từ gốc chuyển màu vàng; trong các tháng ở vụ đông - xuân, bà con có thể thu hoạch quả chín hơn so với các tháng trong vụ hè. Trong quá trình thu hái, phải nhẹ tay, tránh bầm dập quả, gãy ngọn, gãy cuống…

Cây dứa tại xã Bạch Đằng đã và đang trở thành cây trồng mũi nhọn giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Song, để cây dứa trở thành sản phẩm OCOP, người dân mong muốn các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng quan tâm đầu tư, hướng dẫn quy hoạch thành vùng sản xuất quy mô lớn, nâng cấp đường đến các khu vực trồng dứa.

Ngoài ra, xã cần hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, thâm canh cây dứa theo hướng VietGAP; Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư trồng và chế biến sản phẩm từ dứa; Huy động tối đa các nguồn lực tập trung sản xuất hàng hóa; nâng cao chất lượng sản phẩm; Tuân thủ các điều kiện, quy trình về xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP.

Đồng thời, quan tâm xây dựng thương hiệu cho dứa Bạch Đằng, từ đó, hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông sản có đầu ra ổn định, giúp người dân yên tâm sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Khai mạc hội chợ sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn Nông thôn mới

Khai mạc hội chợ sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm