Tag

Xây dựng văn hóa giao thông cho giới trẻ

Giao thông 10/12/2020 08:03
aa
TTTĐ - Thanh, thiếu niên là một trong những đối tượng tham gia giao thông phổ biến và chiếm số lượng lớn. Để đảm bảo an toàn giao thông một cách bền vững thì câu hỏi đặt ra là văn hóa giao thông đang được xây dựng cho những người ở lứa tuổi thanh, thiếu niên như thế nào?
Xây dựng nét đẹp văn hóa giao thông trong trường học Ngày hội thanh niên Hà Đông với văn hóa giao thông Tuyên truyền văn hóa giao thông mở màn Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè

Có rất nhiều điều cần suy ngẫm từ thực tế vi phạm quy định về an toàn của các học sinh khi còn mặc áo đồng phục. Ở lứa tuổi thiếu niên, để tham gia giao thông, nhiều bậc cha mẹ thiếu ý thức tuân thủ quy định của pháp luật và dung túng cho con vi phạm pháp luật.

Xây dựng văn hóa giao thông cho giới trẻ

Tình trạng học sinh đi xe máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm xảy ra khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông

Văn hóa giao thông của mỗi cá nhân lẽ ra phải được hình thành từ chính gia đình, từ ý thức của cha mẹ thì trong các trường họp này, có một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ chưa được bố mẹ giáo dục về điều này.

Lứa tuổi trên 18, tức là đã trưởng thành cũng có rất nhiều người kém ý thức khi tham gia giao thông. Việc đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, chở quá số người quy định, bốc đầu xe, sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông… là hiện tượng không hiếm gặp.

CGST tuyên truyền an toàn giao thông đến trường học
CGST tuyên truyền an toàn giao thông đến trường học

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), cứ 100.000 trẻ em thì có 20 trẻ tử vong do tai nạn giao thông (TNGT). Tỷ lệ cao gần gấp ba lần so với các nước trong khu vực.

Riêng tại TP Hồ Chí Minh, nơi có số vụ và số người tử vong do TNGT cao nhất cả nước, trong khi tổng số vụ, số người chết và bị thương giảm dần thì tình hình TNGT ở trẻ em lại tăng nhanh, nhất là ở nhóm tuổi học sinh THPT. Trong đó, hơn 80% số vụ TNGT xảy ra khi các em đang trực tiếp điều khiển phương tiện, phần lớn xuất phát từ ý thức tham gia giao thông.

Do đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT cho thanh, thiếu niên vô cùng cần thiết. Bởi ở lứa tuổi này các em bắt đầu tự lập, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Từ đó, các em được nâng cao kiến thức về Luật Giao thông đường bộ, phán đoán và lường trước được tình huống giao thông để từ đó ứng phó, xử lý kịp thời.

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thường lầm tưởng văn hóa giao thông chỉ được hiểu là chấp hành tốt luật giao thông, có thái độ và hành vi đúng mực khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, những ứng xử như kiềm chế thái độ nóng nảy khi xảy ra TNGT, sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn... cũng hết sức quan trọng nhưng lại ít được đề cập. Nhất là vẫn có nhiều người có thái độ dửng dưng, thờ ơ, coi chuyện không may của người khác “không phải chuyện của mình”. Thậm chí, họ chỉ biết đứng nhìn một cách tò mò, hiếu kỳ, mà không nghĩ là phải quan tâm, cứu chữa người bị nạn.

Khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, chúng ta cũng rất dễ bắt gặp vô vàn những chiếc xe gắn máy do giới trẻ điều khiển dán nhãn mác, màu sắc nhem nhuốc khắp thân xe như các loại tem: Rồng, phượng, hoa văn lòe loẹt… Thậm chí một số bộ phận còn tự ý thay đổi màu xe, lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ô tô, còi hú trái quy định lại còn đùa giỡn gây mất trật tự trên các tuyến đường.

Điều đáng báo động là ý thức chấp hành giao thông và tính cộng đồng ở một bộ phận giới trẻ còn rất kém. Khi có va quệt trên đường, thay vì “xin lỗi” thì các em lại chọn cách dùng “nắm đấm” với nhau. Có những vụ việc rất nhỏ nếu các em xử lí với nhau một cách có “văn hóa”, đúng pháp luật thì không có chuyện gì; Ngược lại thì nó trở thành một vụ án nghiêm trọng.

Thanh niên chính là những chủ nhân tương lai của đất nước nhưng có những hành vi coi thường pháp luật và gây ra nhiều vụ TNGT, gây ra những tổn thất về người và của. Trong mỗi vụ tai nạn, mỗi cá nhân chịu nỗi đau về thể chất và tinh thần. Mỗi gia đình mất đi người con và xã hội có thêm nhiều gánh nặng.

Vấn đề cần nói tới sau những câu chuyện buồn về thực trạng văn hóa giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đó là cần phải có những giải pháp để đẩy mạnh công tác giáo dục. Xây dựng văn hóa giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên, trong đó cần có sự vào cuộc của không chỉ các lực lượng CSGT mà cần hơn hết là sự phối hợp, giáo dục của mỗi gia đình, ở các nhà trường để tạo nên ý thức, trách nhiệm công dân cho mỗi người ngay từ khi còn nhỏ.

Trang bị kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa giao thông, đảm bảo an toàn giao thông. Trong thời gian qua, không ít các trường học đã rất tâm huyết với công việc này.

Thực hiện kế hoạch công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên năm 2020 trên địa bàn đơn vị phụ trách, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT, CATP Hà Nội) đã phối hợp tuyên truyền đến hơn 1.600 giáo viên, học sinh, sinh viên, nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mỗi người.

Kế hoạch tuyên truyền được chia làm 2 đợt. Đợt 1 diễn ra vào ngày 5/10/2020, tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Tại đây, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT, CATP Hà Nội) phối hợp với Công an quận Hoàng Mai, Quận đoàn Hoàng Mai tuyên truyền Luật An toàn giao thông cho trên 530 học sinh và tặng 20 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đợt 2 diễn ra vào ngày 7/10/2020. Trong đó, Đội CSGT số 14 phối hợp với Công an huyện Thanh Trì tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đến 1.100 cán bộ, giáo viên, học sinh trường THCS Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì).

Tại đây, các đồng chí trong Đội đã đa dạng hóa hình thức tuyên truyền bằng cách đưa ra những câu hỏi liên quan đến Luật Giao thông, nhằm khuyến khích các em học sinh tham gia phát biểu.

Với mỗi câu trả lời đúng, các em sẽ nhận được phần quà là 1 mũ bảo hiểm. Kết thúc phần thi hỏi đáp, đã có 20 em học sinh được nhận mũ từ ban tổ chức.

Nhân dịp này, Đội CSGT số 14 cũng trao 10 suất quà, mỗi suất trị giá 200.000 đồng đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Với hình thức tuyên truyền đa dạng, các hoạt động trên đã thu hút sự tham gia đông đảo, sôi nổi của các em học sinh. Qua đây, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên, học sinh trên địa bàn Đội phụ trách, đồng thời làm đẹp thêm hình ảnh của lực lượng CSGT Thủ đô.

Đọc thêm

Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình Giao thông

Hải Dương: Kết quả thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Thái Bình

TTTĐ - Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thông báo kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu vượt sông Thái Bình.
Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông Giao thông

Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông

TTTĐ - Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực phố cổ, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã giao Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 phối hợp cùng Công an quận Hoàn Kiếm tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp xe khách dừng, đỗ không đúng quy định; duy trì trật tự đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Hiệu quả sau một năm triển khai thí điểm thẻ vé điện tử Giao thông

Hiệu quả sau một năm triển khai thí điểm thẻ vé điện tử

TTTĐ - Theo thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông TP Hà Nội, từ tháng 11/2023 đến nay, sau 1 năm triển khai thí điểm, hơn 16 triệu lượt hành khách đã sử dụng thẻ vé điện tử. Hầu hết hành khách hài lòng với loại hình vé này và mong muốn TP Hà Nội tiếp tục triển khai, mở rộng trên toàn mạng lưới giao thông công cộng.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Hải Dương: Đơn vị đăng ký gói thầu xây lắp gần 900 tỷ đồng? Giao thông

Hải Dương: Đơn vị đăng ký gói thầu xây lắp gần 900 tỷ đồng?

TTTĐ - Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Hải Dương vừa mở thầu đăng ký thực hiện gói thầu thi công xây dựng công trình nằm trong dự án xây dựng nút giao liên thông kết nối Quốc lộ 17B với Quốc lộ 5.
Người dân tự vá "ổ gà" trên Quốc lộ 14H bị bong tróc Nhịp điệu cuộc sống

Người dân tự vá "ổ gà" trên Quốc lộ 14H bị bong tróc

TTTĐ - Sau nhiều lần sửa chữa, tuyến Quốc lộ 14H qua địa bàn huyện Duy Xuyên lại tái diễn tình trạng "ổ gà", buộc người dân phải vá tạm để lưu thông.
Đề xuất bàn giao cầu Quảng Đà cho TP Đà Nẵng quản lý Nhịp điệu cuộc sống

Đề xuất bàn giao cầu Quảng Đà cho TP Đà Nẵng quản lý

TTTĐ - UBND TP Đà Nẵng đang lấy ý kiến từ UBND tỉnh Quảng Nam về phương án quản lý và bàn giao liên quan đến dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn.
Xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương Giao thông

Xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương, tổng vốn đầu tư 436,3 tỷ đồng.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát triển hạ tầng giao thông: Xóa khoảng cách giữa thành thị, nông thôn Giao thông

Phát triển hạ tầng giao thông: Xóa khoảng cách giữa thành thị, nông thôn

TTTĐ - Việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giữ vai trò rất quan trọng và là tiền đề để phát triển đô thị cũng như phục vụ nhu cầu sinh sống đi lại của Nhân dân Thủ đô, nhất là khu vực ngoại thành Hà Nội.
Xem thêm