Tag

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

Người Hà Nội 09/04/2025 16:59
aa
TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Bản hùng ca về Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" - sức mạnh tinh thần to lớn Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài dự Đại hội Thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang Thủ đô

Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” diễn ra sáng 9/4 tại Bảo tàng Hà Nội nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Các nhân chứng lịch sử tham gia tọa đàm “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng”
Các nhân chứng lịch sử tham gia tọa đàm “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng”

Tới dự chương trình có đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo các Ban, Sở, ngành của thành phố cùng đông đảo cựu chiến binh, khán giả và các bạn trẻ.

Người Hà Nội hào hoa ra trận

Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, chương trình không chỉ là dịp để ôn lại những ký ức lịch sử đáng nhớ mà còn là dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với những anh hùng đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đây cũng là cơ hội để mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu hơn về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên trung, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng.

“Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước mang trong mình trọng trách lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hà Nội luôn là điểm tựa, là niềm tin, là hậu phương vững chắc, luôn hướng về miền Nam với tình cảm thân thương nhất với tinh thần "tất cả vì miền Nam ruột thịt", hết lòng, hết sức cùng cả nước động viên, cổ vũ cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng”, đồng chí Bạch Liên Hương chia sẻ.

Bà Đặng Thị Ty và bà
Bà Đặng Thị Ty và bà Nguyễn Thị Sang chia sẻ về khí thế của phong trào "Ba đảm đang"

Chương trình tọa đàm “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng" có nội dung lịch sử xuyên suốt từ năm 1954 đến năm 1975 với 3 chủ đề: Miền Bắc - hậu phương vững chắc; Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - thống nhất đất nước.

Chương trình giao lưu với nhân chứng lịch sử đã tái hiện hình ảnh Thủ đô qua cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Hà Nội là cái nôi khởi nguồn phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ, phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên. Người Hà Nội hào hoa ra trận, mang theo tình yêu đất nước, tình yêu với người mẹ và Thủ đô anh hùng.

Các nhân chứng tham dự tọa đàm gồm: Bà Đặng Thị Tỵ, nữ dân quân súng máy phòng không 12,7 ly, bà Nguyễn Thị Sang, Trưởng đoàn tàu “Ba đảm đang” đưa hàng vạn thanh niên sinh viên ra trận; Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Thế Văn, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257, Sư đoàn 361 (Quân chủng Phòng không - Không quân), đã chỉ huy Tiểu đoàn bắn rơi 4 “pháo đài bay” B-52 của Mỹ (3 chiếc rơi tại chỗ), góp phần làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm tháng 12/1972.

Những nhân chứng của xe tăng 390 kể câu chuyện húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, làm nên thời khắc lịch sử vào trưa ngày 30/4/1975 (Ảnh: Hoàng Lân)
Những nhân chứng của xe tăng 390 kể câu chuyện húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, làm nên thời khắc lịch sử vào trưa ngày 30/4/1975 (Ảnh: Hoàng Lân)

Công chúng cũng có dịp được gặp Nghệ sĩ Ưu tú, đạo diễn Phạm Việt Tùng, tác giả nhiều phóng sự truyền hình nổi tiếng, chân thực về những sự kiện và những người đã làm nên lịch sử đặc biệt về 12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên phủ trên không.

Kíp chiến đấu Xe tăng 390, chiếc xe “báu vật quốc gia” đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập buổi trưa ngày 30/4/1975, gồm Trưởng xe Vũ Đăng Toàn, pháo thủ Ngô Sĩ Nguyên, lái xe Nguyễn Văn Tập; Đại đội trưởng Đặc công Phạm Duy Đô, người đã phất cờ chiến thắng trên tầng hai Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cũng tham gia chương trình để kể lại những kí ức hào hùng, không quên của mình.

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, Chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nhân chứng lịch sử kể về giây phút giới thiệu Chương trình đặc biệt tại Đài Phát thanh Sài Gòn để Tổng thống Chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng; Trung tá Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203 Bùi Văn Tùng thay mặt Quân giải phóng tuyên bố “Sài Gòn đã được giải phóng, chấp nhận sự đầu hàng của Tổng thống Chính quyền Sài Gòn”...

Những ký ức hào hùng

Tọa đàm “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” đã mang đến những câu chuyện ý nghĩa, thú vị, giúp công chúng, nhất là thế hệ trẻ, ôn lại những ký ức hào hùng và bày tỏ lòng biết ơn đến thế hệ cha anh đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Phong trào "Ba đảm đang" được khởi nguồn từ huyện Đan Phượng và trở thành niềm tự hào của phụ nữ Hà Nội. Thông qua câu chuyện của bà Đặng Thị Ty, nguyên Trung đội trưởng Trung đội Dân quân đập Đáy (Đan Phượng) khán giả đã có thêm những câu chuyện xúc động về phụ nữ Hà Nội đã nêu cao lá cờ gương mẫu, thể hiện bản lĩnh đáng tự hào.

Sự kiện cũng là dịp để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn và tôn vinh những công lao của thế hệ đi trước
Thông qua các hoạt động trưng bày, sự kiện cũng là dịp để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn và tôn vinh những công lao của thế hệ đi trước

Bà Ty kể những ngày tháng hòa mình trong phong trào “Ba đảm đang” của địa phương là quãng thời gian không thể nào quên của cuộc đời bà. Tháng 2/1965, 12 chị em phụ nữ độ tuổi mười tám, đôi mươi, trong đó có bà Ty, được kết nạp Đảng, phân công làm nhiệm vụ trực chiến tại đập Đáy với khẩu súng 12ly7.

Họ đã mang sức trẻ, mang tuổi thanh xuân phơi phới của mình sống, cống hiến và chiến đấu hết mình bảo vệ vùng trời của Hà Nội cũng như miền Bắc.

Bà Nguyễn Thị Sang thì mang tới chương trình kí ức hào hùng về tuổi trẻ của mình và đồng đội. Khi mới 20 tuổi bà đã được giao nhiệm vụ phụ trách những đoàn tàu quân sự chở bộ đội vào Nam tiếp viện cho Chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

“Nhiệm vụ của người trưởng tàu thời bấy giờ là phụ trách chung cả đoàn. Tổ tàu “Ba đảm đang” toàn các đồng chí nữ, có 8 thành viên, phục vụ 13 đến 15 toa. Khi có máy bay địch đánh phá, thành viên tổ tàu phải phát tín hiệu cho tàu dừng kịp thời. Lúc đó, địa điểm hay bị oanh tạc nhất là ga Thanh Hóa”, bà Sang nhớ lại.

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

Đặc biệt, trong kịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những khoảnh khắc lịch sử do chính các nhân chứng kể lại khiến công chúng vô cùng xúc động. Một trong những khoảnh khắc đó là thời khắc xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, làm nên giây phút lịch sử, đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ông Nguyễn Văn Tập, người lái chiếc xe tăng 390 bày tỏ: “Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng tôi đã phải trải qua rất nhiều cuộc chiến, đi trên nhiều con đường quanh co, ác liệt, nhưng có lẽ khúc cua đưa xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập vào trưa 30/4/1975 là khúc cua đẹp nhất của đời tôi”.

Trong khuôn khổ chương trình, công chúng còn được xem triển lãm giới thiệu những tài liệu, hiện vật quý giá, phản ánh sự kiên cường, bền bỉ và niềm tin bất diệt của người dân Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 - 1975 cũng như tôn vinh những chiến công vĩ đại đã góp phần vào chiến thắng của dân tộc.

Trong dịp này, Bảo tàng Hà Nội đã tiếp nhận nhiều tài liệu, hiện vật của các tổ chức, cá nhân hiến tặng.

Những hiện vật này gồm đồ dùng, trang thiết bị quân sự, thư từ, hình ảnh, tài liệu hành chính, nhật ký và các kỷ vật khác từ thời chiến tranh, giúp thế hệ hôm nay và tương lai hiểu rõ hơn về những mất mát, hy sinh của thế hệ cha anh, truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đọc thêm

Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Xem thêm