Tag

Yên Bái: Đảm bảo nguồn vốn chính sách giúp người dân xóa nghèo

Nông thôn mới 16/08/2022 08:14
aa
TTTĐ - Với mong muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã định hướng, chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm nguồn vốn đến tận tay các đối tượng thụ hưởng, góp phần đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách xóa nghèo bền vững.
Nguồn vốn chính sách giúp người dân thoát nghèo bền vững Lai Châu: Tăng cường hỗ trợ giải quyết việc làm từ nguồn vốn chính sách Hà Nội đã giải ngân hơn 3 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn chính sách Quốc Oai: Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng vùng dân tộc thiểu số

Đồng hành cùng người dân thoát nghèo

Đồng hành cùng nhân dân trong hành trình thoát nghèo, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã triển khai chương trình cho vay vốn ưu đãi, giúp hộ nghèo có thêm điều kiện ổn định đời sống, tạo việc làm, tăng thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng.

Tại Văn Chấn - huyện có diện tích rộng lớn nhất tỉnh Yên Bái với 1.130km2 nhưng có đến 13/24 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện vùng đặc biệt khó khăn và 18 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Những năm qua nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách giảm nghèo của Trung ương, tỉnh, trong đó có hơn 500 tỷ đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư giúp đồng bào các dân tộc phát triển nhanh đàn gia súc gia cầm, trồng mới và cải tạo chăm sóc nhiều vườn cây ăn quả, rừng cây nguyên liệu công nghiệp; Đặc biệt kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 22,74% cuối năm 2021.

Yên Bái: Đảm bảo nguồn vốn chính sách giúp người dân xóa nghèo
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã triển khai chương trình cho vay vốn ưu đãi, giúp hộ nghèo có thêm điều kiện ổn định đời sống, tạo việc làm, tăng thu nhập

Nhờ hai lần vay vốn chính sách, gia đình chị Lù Thị Lanh ở bản Lọng, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn có thêm việc làm, nuôi vỗ béo 5 con bò, thâm canh đồi quế 3.000 cây. Vì thế, cuộc sống của gia đình chị khá giả, nhà ở được xây dựng khang trang, kiên cố.

Cùng ở huyện Văn Chấn, ông Sa Đại Tương thôn Gốc Báng, xã Đồng Khê khởi đầu từ 50 triệu đồng vốn vay chính sách đã nuôi trâu sinh sản, thả cá trên đồi, mở đất trồng rừng bồ đề... Nhờ đó, gia đình ông đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo, ngoài ra, mỗi năm gia đình ông còn thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ làm kinh tế trang trại.

Chia sẻ về vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc hỗ trợ gia đình ông thoát nghèo, ông Sa Đại Tương nói: “Tôi biết ơn Đảng, Nhà nước và Ngân hàng chính sách đã quan tâm giúp đỡ gia đình tôi có điều kiện để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Không chỉ thoát khỏi diện hộ nghèo, hiện nay thu nhập của gia đình tôi khá ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho mọi thành viên trong gia đình”.

Không chỉ hỗ trợ người dân huyện Văn Chấn vươn lên làm chủ kinh tế, nhiều năm qua, nguồn vốn chính sách đã tạo điều kiện cho huyện Mù Cang Chải tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phủ xanh nhanh đất trống, đồi trọc bằng rừng cây nguyên liệu; Góp phần đáng kể giảm hộ nghèo bình quân hàng năm 2,3%, để vùng cao xa đang xích lại gần với đồng bằng, thành thị.

Yên Bái: Đảm bảo nguồn vốn chính sách giúp người dân xóa nghèo
Nhờ có nguồn vốn chính sách đã tạo điều kiện cho các địa phương của tỉnh Yên Bái tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Mù Cang Chải bây giờ đã khác xa so với ngày trước. Đại bộ phận hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn được vay vốn chính sách dễ dàng, kịp thời đầu tư khai thác tiềm năng thế mạnh ở miền núi. Minh chứng như gia đình anh Mùa Chu Vàng, dân tộc Mông ở bản Dào Xa, xã Kim Nọi, đã sử dụng đồng vốn vay ưu đãi nuôi trâu bò sinh sản, trồng chè sạch; Có lời lãi, sắm sửa máy cày đất và nhiều đồ dùng mới phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Ngoài anh Mùa Chu Vàng, tại vùng cao Mù Cang Chải còn có hàng trăm, hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhờ nguồn vốn chính sách thoát cảnh nghèo, làm giàu chính đáng.

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận với dịch vụ tài chính tín dụng

Theo thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái, đồng vốn của ngân hàng đã phủ kín toàn địa bàn 173 xã, phường, thị trấn ở 9 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc. 100% hộ nghèo và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn được tiếp cận tới nguồn vốn tín dụng chính sách.

Có thể thấy, từ một tỉnh có nhiều khó khăn ở miền núi, diện tích rộng, đồng bào dân tộc thiểu số đông song những năm qua, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và xây dựng Nông thôn mới.

Yên Bái: Đảm bảo nguồn vốn chính sách giúp người dân xóa nghèo
Nguồn tín dụng chính sách xã hội đã tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn

Đạt được thành tích trên, theo ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái, trước hết do cấp ủy chính quyền địa phương luôn quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với các ban ngành đoàn thể tập trung huy động các nguồn lực tài chính, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

"Nguồn tín dụng chính sách xã hội đã tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; Góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn; Giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên. Đến ngày 30/6/2022, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng trên 422 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 12,3%, với gần 81.600 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ”, ông Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.

Cùng với việc nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể trong việc đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến tận cơ sở.

Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái đang phối hợp với các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên trong tỉnh thực hiện ủy thác, hỗ trợ vốn vay đến với người dân nhằm tiết giảm tối đa chi phí cho người vay; Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận dịch vụ tài chính tín dụng; Góp phần tăng cường đoàn kết giữa các hội viên, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm